Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch nha trangchùa hải đức
06/04/20236.1870

Chùa Hải Đức Nha Trang năm 2024

Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài. Hết con dốc là con đường phía trái khá bằng phẳng dẫn vào chùa với nhiều cây xanh đối diện một vách đá. Tuy vậy đối với người thường đi chùa thì hay chọn mốt lối đi khác:  đi thẳng lên một dốc cao có bậc thang bằng đá nhỏ hẹp và ở lối đi này cũng có cả ghế đá giữa dốc để cho ai muốn ngồi nghỉ để lấy sức đi tiếp đoạn đường còn lại. Thỉnh thoảng cũng có người lớn tuổi phải dừng ở mỗi chặng để nghỉ mệt nhưng hầu như đa số các Phật tử đều thường cố gắng đi thẳng một mạch vào chùa như muốn thử sự kiên trì và sức chịu đựng của mình trước khi bước vào chốn thiền môn
 
Chùa Hải ĐứcMặt chính chùa Hải Đức

Chuyện xưa kể rằng cuối triều Tự Đức, vào khoảng năm 1883, lúc thành phố Nha Trang mới chỉ là một làng chài ven biển, Ngài Viên Giác Thiền sư đã dựng lên một thảo am lấy tên là Duyên Sanh Tự. Công đức giáo hóa của Ngài đã quy tụ được nhiều dân làng đến xin thọ giới quy y. Cảnh tấp nập rộn rịp của thiện nam tín nữ hằng ngày đến lễ bái cùng “những ngày sóc ngày vọng, các hàng tăng giới và cư sĩ lại thường hội họp để bàn về Phật sự khiến dân làng mới đặt cho thảo am Ngài ở một cái tên rất đại chúng là chùa Hội để diễn tả cảnh tụ tập đông đảo nơi chùa.” [1] Do con đường này có hai ngôi chùa nằm gần nhau (chùa Hội Phước, tục gọi là Chùa Cát, và Chùa Hội) nên người Pháp đặt tên đường là “Rue des deux pagodes”, đường Hai Chùa.
 
Chùa Hải ĐứcĐường lên chùa có 2 ngã rẽ thang đá rất lạ
 
Đến năm Thành Thái thứ 3 (1891), chùa được mở rộng qui mô, trở thành một tu viện trang nghiêm thời bấy giờ. Nhân dịp đại trùng tu này, do chùa đóng trên địa bàn của làng Phước Hải và nhận thấy dân chúng trong làng ăn ở hiền đức, Ngài Viên Giác bèn hợp hai chữ cuối lại để đặt cho chùa một tên gọi mới: Hải Đức Tự.
 
Chùa Hải ĐứcKhông gian tĩnh lặng nơi cửa Phật
 
Khi Ngài Viên Giác viên tịch, đệ tử của Ngài là Hòa thượng (HT) Phước Huệ (húy Ngộ Tánh, tục danh Nguyễn Hưng Long, quê ở Quảng Trị) vào kế vị.  HT Phước Huệ nguyên trú trì chùa Kim Quang ở Huế “Cho nên năm Khải Định thứ sáu (1921) Hòa thượng lại được triệu thỉnh về Huế để trụ trì chùa Kim Quang và làm Tăng Cang ở chùa Báo Quốc. Chùa Hải Đức phải giao cho đệ tử coi sóc. Thỉnh thoảng Hòa thượng mới vào thăm. Rồi tuổi già sức yếu, việc đi lại khó khăn, năm Bảo Đại thứ 14 (1938) [8], Hòa thượng bèn giao nhiệm vụ trú trì chùa Hải Đức cho Bích Không Đại sư. Bích Không Đại sư (pháp danh Trừng Đàn, tục danh Hoàng Hữu Đàng, quê quán Quảng Trị) xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Ngài đậu tú tài năm Mậu Ngọ (1918), đắc pháp năm Ất Hợi (1935) trong giới đàn chùa Sắc Tứ Tịnh Quang tỉnh Quảng Trị, nên cũng còn được gọi là Giác Phong Đại sư. Khi nhận lãnh chùa Hải Đức thì chùa đã quá cũ, lại thêm thành phố Nha Trang mỗi ngày lại thêm đông đúc, xe ngựa mỗi lúc thêm ồn ào, cảnh thiền môn khó giữ được không khí trang nghiêm thanh tịnh, đại sư, với sự đồng ý của HT Phước Huệ, bèn lo chọn một thắng địa thích hợp để dời chùa Hải Đức. Sau ba năm dấn bước khắp danh sơn thắng địa tỉnh Khánh Hòa, Đại sư mới tìm được nơi vừa hợp với cảnh tu tâm dưỡng tánh của các bậc xuất gia, vừa tiện cho việc độ tha của hạnh nguyện đại thừa. Đó là: Hòn Trại Thủy.”
 
Chùa Hải ĐứcKiến trúc tinh tế của ngôi chùa cổ
 
Tên nghe sao mà lạ! Có nhiều tên gọi về hòn núi này và đặc biệt là mỗi tên gọi lại gắn với một thời kỳ lịch sử khác nhau. Tên cổ nhất của hòn Trại Thủy là Khố Sơn, tên dân gian là Hòn Kho vì thời Chúa Nguyễn có kho Phước Sơn ở phía Đông Nam của núi. Khi nhà Tây Sơn lên ngôi, đặt xưởng đóng tàu bè dưới chân núi, dân chúng gọi núi là Hòn Xưởng. Đến khi nhà Nguyễn lấy lại được Diên Khánh, đặt trại thủy quân gần bến Trường Cá (phường Phương Sài hiện nay), dân địa phương gọi núi là Trại Thủy cho đến bây giờ.
 
Chùa Hải ĐứcChánh điện
  
Quanh núi có nhiều ngôi chùa, trong đó có ba chùa lớn là Hải Đức, Long Sơn và Linh Phong (Bửu Phong). Chùa Hải Đức nổi tiếng nhất trong giới tăng ni, Phật tử và dân chúng địa phương vì không những đó là Phật Học Viện lớn nhất miền Trung mà còn là một ngôi chùa có cảnh quang tuyệt đẹp.
Các câu hỏi thường gặp
Chùa Hải Đức Nha Trang là gì?

Chùa Hải Đức Nha Trang là một ngôi chùa nằm tại địa chỉ số 22 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Miền Trung.

Lịch sử của Chùa Hải Đức Nha Trang?

Chùa Hải Đức Nha Trang được xây dựng vào năm 1963, do sư cô Thích Nữ Huệ Minh và các Phật tử địa phương góp sức xây dựng. Chùa được xây dựng trên diện tích 1.500m2, với kiến trúc truyền thống của Việt Nam.

Những hoạt động tại Chùa Hải Đức Nha Trang?

Chùa Hải Đức Nha Trang là nơi tập trung của các Phật tử địa phương và du khách đến thăm quan. Tại đây, bạn có thể tham gia các hoạt động như lễ cầu an, lễ chùa, lễ Phật đản, lễ Vu Lan, lễ Quan Âm, lễ Tết Nguyên Đán và các hoạt động tâm linh khác.

Các đặc điểm kiến trúc của Chùa Hải Đức Nha Trang?

Chùa Hải Đức Nha Trang có kiến trúc truyền thống của Việt Nam, với các công trình như cổng chùa, đài phước, đài tưởng niệm, đài quan âm, đài tháp, đài đức phật, đài đại thừa, đài đại tòng và đài đại hùng.

Làm thế nào để đến Chùa Hải Đức Nha Trang?

Bạn có thể đến Chùa Hải Đức Nha Trang bằng xe máy, taxi hoặc xe buýt. Chùa nằm ở trung tâm thành phố Nha Trang, cách ga Nha Trang khoảng 2km và cách sân bay Cam Ranh khoảng 35km.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /520