Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Sài Gònchùa hoằng pháp
06/04/20237.5632

Chùa Hoằng Pháp năm 2024

Chùa do Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Năm 1959, ngôi chùa tường gạch mái ngói chiều ngang 10m, chiều rộng 18m mới được xây dựng, hướng Tây Bắc. Năm 1972, chùa lại được xây nối thêm mặt tiền chánh điện dài 28m.

 

Ngoài công việc tổ chức trùng tu, mở rộng ngôi chùa, Hòa thượng còn thành lập viện Dục Anh vào năm 1968, tiếp nhận 365 em từ 6 tuổi đến 10 tuổi, thất lạc cha mẹ về nuôi dưỡng.

 

Toàn cảnh chùa Hoằng Pháp - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch hấp dẫn tại TP.Hồ Chí Minh

 

Hòa thượng còn nhận nuôi dưỡng các cụ già neo đơn, lo ăn uống, thuốc men, giảng giải giáo lý và lo ma chay khi có cụ qua đời. Hòa thượng viên tịch vào năm 1988 (16 tháng 10 năm Mậu Thìn).

 

Thượng tọa Thích Chân Tính kế tục trụ trì đã cho xây dựng lại chính điện bị hư hỏng nặng vào năm 1995. Ngôi chính điện mới có chiều ngang 18m, chiều rộng 42m, kiến trúc theo kiểu chữ “Công”. Ngôi chính điện đã được chùa tổ chức khánh thành trọng thể vào ngày 16-10-1997.

 

Điện Phật tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca ngự trên tòa sen trong tư thế thiền định, chiều cao khoảng 4,5m. Chung quanh vách tường phía trên là 7 bức phù điêu bằng xi-măng minh họa cuộc đời đức Phật từ khi Đản sinh đến lúc Nhập Niết bàn.

 

Chính điện chùa Hoằng Pháp - Ảnh: sưu tầm

 

Bên phải sân trước chùa có hòn non bộ lớn, cao hơn 10m, rộng 20m do nghệ nhân Đỗ Thanh Tùng thực hiện. Ở đây tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 5m bằng cẩm thạch, nặng hơn 20 tấn. Lễ an vị đã được tổ chức vào ngày 23-11-1999 (16-10 năm Kỷ Mão).

 

Đài Quan Thế Âm Bồ Tát - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

Đêm hội hoa đăng Phật giáo đầu tiên được tổ chức tại chùa, khai mạc vào ngày 02-02-2000 thật hấp dẫn, lôi cuốn hàng ngàn Phật tử, du khách về đây chiêm ngưỡng.

 

Nổi bật trước ngôi bảo điện là đôi song long chầu Phật dài 15m, cao 3m uy nghi hùng dũng, và lồng đèn Thập thiện kết thành hình chữ Vạn trên cổng chùa. Trong sân và vườn chùa có nhiều công trình hoa đăng như đài Liên Hoa chùa Diên Hựu, tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ; vườn Lâm Tỳ Ni ; cặp đèn lồng kép quân ... cùng cả ngàn chiếc lồng đèn Thập thiện tỏa sáng.

 

Đặc biệt, từ tháng 5 năm 1999, chùa có tổ chức khóa tu Phật thất cho Phật tử tại gia trong 7 ngày đêm (mỗi năm có 6 khóa tu) với pháp tu chuyên niệm Phật A Di Đà, gồm ba cấp công phu :

 

1. Tín tâm niệm Phật : Công phu tại chánh điện. Niệm Phật kinh hành 15 phút và ngồi niệm Phật 15 phút (niệm ra tiếng).

 

2. Chuyên tâm niệm Phật : Công phu tại giảng đường lầu 2. Ngồi niệm Phật 30 phút và đi kinh hành 15 phút (niệm thầm).

 

3. Nhất tâm niệm Phật : Công phu tại giảng đường lầu 2. Ngồi niệm Phật (niệm thầm) từ 1 đến 2 giờ.

 

Các khóa tu đều có trên một ngàn lượt Phật tử tham dự. Khóa tu từ ngày 13-8 đến ngày 20-8-2006 là khóa 41 có khoảng 2.000 Phật tử tham dự. Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục: Chùa Hoằng Pháp - ngôi chùa tổ chức nhiều khóa tu Phật thất có số lượng Phật tử tham dự đông nhất Việt Nam.

 

Đêm lễ vía đức Phật A Di Đà ngày 17-11 âm lịch hằng năm là đêm hội hoành tráng và huyền diệu trước cả ngàn ngọn nến lung linh trong tiếng kinh nhạc niệm Phật A Di Đà.

 

Đêm hội Hoa đăng Phật giáo - Ảnh: sưu tầm

 

Năm 2007, có khoảng 20.000 chư Tăng Ni và Phật tử về dự lễ. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập một kỷ lục mới : Chùa Hoằng Pháp - ngôi chùa tổ chức Lễ hội hoa đăng kỷ niệm đức Phật A Di Đà lớn nhất Việt Nam.

 

Hoa đăng treo khắp nơi trong chùa - Ảnh: sưu tầm

 

Đêm lễ vía Đức Phật A Di Đà với hàng nghìn người tham dự - Ảnh: sưu tầm

 

Đặc biệt, trong chuyến cùng phái đoàn Phật giáo Quốc tế thuộc Tăng thân Làng Mai (Pháp) về thăm Việt Nam ba tháng (từ ngày 12-01-2005 đến ngày 11-4-2005), Thiền sư  Nhất Hạnh đã tổ chức khóa tu và thuyết giảng cho hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử tại chùa.

 

Đêm hội đầy ấp ánh nến lung linh - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại TP.Hồ Chí Minh

 

Cho đến nay, chùa đã tổ chức Chương trình Phật Pháp nhiệm mầu kỳ 16 ; Chương trình Ánh sáng Phật Pháp kỳ 13 ; Khóa tu Phật thất lần thứ 53 v.v... Phòng phát hành kinh sách của chùa đã tổ chức in sang và phát hành nhiều sách báo, tài liệu, phim ảnh, băng đĩa giới thiệu các hoạt động và các khóa tu tại chùa.

 

Website của chùa có lượng thông tin dồi dào, bài viết phong phú, nhiều hình ảnh đẹp, được sự yêu quý đón đọc của chư tôn đức Tăng Ni, nhiều thiện hữu tri thức, Phật tử  và du khách trong và ngoài nước. 

Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Hoằng Pháp ở đâu?

- Chùa Hoằng Pháp nằm ở số 50/1 Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Chùa Hoằng Pháp có gì đặc biệt?

- Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh với kiến trúc độc đáo và đẹp mắt.

- Chùa Hoằng Pháp còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động tâm linh, văn hóa và giáo dục cho cộng đồng.

Lễ hội Phật giáo nào được tổ chức tại Chùa Hoằng Pháp?

- Lễ hội Vu Lan Báo Hiếu là một trong những lễ hội Phật giáo lớn được tổ chức tại Chùa Hoằng Pháp hàng năm.

Hồ Chí Minh là thành phố nổi tiếng với những địa điểm du lịch nào?

- Hồ Chí Minh là thành phố có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Công viên 23/9, Công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên,...

Miền Nam Việt Nam có những đặc sản nào?

- Miền Nam Việt Nam có nhiều đặc sản nổi tiếng như bánh xèo, bánh khọt, bánh tráng trộn, hủ tiếu, phở, bún bò Huế, bánh mì, trái cây miền Tây, cà phê sữa đá,...

2 Thích

Đánh giá : 4.8 /320