Mytour blog
Tags:
chùa Hương du lịch tâm linh
06/04/20234240

Chùa Hương - đến thăm không gian tâm linh giữa non nước hữu tình năm 2024

Chùa Hương là quần thể gồm nhiều đền, chùa nổi tiếng linh thiêng ở miền Bắc. Không chỉ là địa điểm tâm linh được nhiều người biết tới mà chùa còn là danh thắng hấp dẫn khó lòng bỏ qua. Đừng bỏ lỡ kinh nghiệm đi Chùa Hương mà Mytour tổng hợp trong bài viết dưới đây. 

Chùa Hương là một quần thể bao gồm các đền chùa linh thiêng tọa lạc nơi sơn thủy hữu tình, non xanh nước biếc. Thăm chùa không chỉ là hành trình trở về với đất Phật. Mà còn là cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên.

Chùa Hương - vị trí và cách thức di chuyển

Vị trí

Chùa Hương hay còn được gọi là Hương Sơn, thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một trong số những quần thể văn hóa – tôn giáo nổi tiếng tại Việt Nam với số lượng lớn các đền, chùa linh thiêng. 

Có nhiều người nhầm lẫn giữa Chùa Hương ở Hà Nội và Chùa Hương ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, hai ngôi chùa này hoàn toàn khác biệt. Chùa Hương ở Hà Tĩnh hay còn có tên gọi là Hương Tích, nằm ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.  Với khung cảnh hùng vĩ, chùa được chia thành ba khu chính là am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương và Thượng Điện. Trong khi đó, Chùa Hương Hà Nội là quần thể bao gồm vô số các đền, chùa như: Động Hương Tích, Chùa Thiên Trù, Đền Trình, Chùa Giải Oan,…

Về với vùng đất Hương Sơn đầy linh thiêng

Về với vùng đất Hương Sơn đầy linh thiêng

Cách thức di chuyển

Để đến đây, bạn có thể lựa chọn đi xe ô tô, xe máy hoặc xe buýt. Nếu đi phương tiện cá nhân thì có hai đường đi như sau:

- Đi từ Nguyễn Trãi - Hà Đông đến ngã ba Ba La rồi rẽ trái vào Vân Đình. Đi tiếp khoảng 40km, bạn sẽ đến Tế Tiêu. Ở đó, bạn rẽ trái và hỏi người dân đường đến chùa.

- Đi quốc lộ 1A Pháp Vân - Cầu Giẽ. Đến nút giao Đồng Văn, bạn rẽ phải vào quốc lộ 38. Sau đó, bạn đi tiếp 15km theo hướng Chợ Dầu là đến được chùa. Tuy nhiên, bạn lưu ý là đường này chỉ dành cho ô tô. Nếu đi xe máy, bạn nên đi theo cách thứ nhất.

Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn có thể bắt một trong ba tuyến 211, 78, 75. Tuyến 211 và 78 đón tại bến xe Mỹ Đình, còn tuyến 75 đón khách tại bến xe Yên Nghĩa. Tuy nhiên, bến xe bus cách khu danh thắng khá xa, đi bộ mất nhiều thời gian. Bạn có thể lựa chọn đi xe ôm hoặc taxi để tiết kiệm thời gian.

Thời gian thích hợp để đi chùa Hương

Đi hội chùa Hương

Hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất của Phật tử trong nước. Chính hội diễn ra trong khoảng 1 tháng, từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Đây là dịp đầu xuân nên nhu cầu đi hành hướng bái Phật khá cao. Do vậy, lượng khách du lịch trong những ngày này vô cùng đông đúc. Tình trạng chặt chém và chen lấn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, vào dịp này, bạn có thể hòa mình vào không khí hân hoan nhân dịp đầu xuân năm mới. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào hoạt động sinh hoạt văn hóa ở lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…

Du khách đi lễ tại chùa Hương

Du khách đi lễ tại chùa Hương

Du lịch chùa Hương

Nếu bạn muốn đi thưởng ngoạn và vãn cảnh chùa thì bạn có thể đi vào bất kì lúc nào trong năm nhưng nên tránh dịp lễ hội. Thích hợp để du ngoạn chùa là lúc “hoa lựu lập lòe đơm bông” - thời điểm đầu hè và mùa thu. Không phải dịp lễ hội, dòng người đổ về đó cũng ít hơn hẳn. Do vậy, bạn không phải chen lấn cũng như chờ đợi khi sử dụng các dịch vụ như đi đò, cáp treo. Hơn nữa, vãn cảnh chùa trong không khí yên ả cũng là điều kiện để ngắm nhìn trọn vẹn phong cảnh hữu tình và cảm nhận được sự trầm mặc của chốn cửa Phật.

Nếu bạn nào yêu thích khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời nơi đây thì tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tuyệt vời nhất. Khi đó, hoa súng đua nhau nở rực hồng trên dòng suối Yến trong xanh thơ mộng. Hoa lau cũng nở trắng trên những cánh đồng, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.

Trên đường tới chùa Hương

Trên đường tới chùa Hương

Lưu ý khi đi du lịch chùa Hương

Lưu ý khi đi đò

Xung quanh khu vực suối Yến, bạn sẽ bị cò mồi bám theo để chèo kéo đi đò. Tuy nhiên, bạn không nên theo họ mà hãy đi tới bến Đục để mua vé tại phòng bán vé. Khi mua vé, bạn cũng nên hỏi số lượng khách tối đa trên một thuyền để tránh tình trạng bị nhồi nhét khách. Khi đi đò xong, các bạn cũng nên tips cho lái thuyền một ít tiền.

Quang cảnh bình yên

Quang cảnh bình yên

Lưu ý khi đi cáp treo

Giá vé cáp treo là 100.000VND/1 người/chiều và 160.000VND/người/2 chiều. Vào dịp lễ hội đông đúc, bạn hãy dành thời gian xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với mức giá “cắt cổ”.

Cáp treo tới chùa Hương

Cáp treo tới chùa Hương

Lưu ý khi mua sắm

Đối với hàng lưu niệm và đặc sản tại khu thắng cảnh, bạn nên hỏi giá và mặc cả, đừng quên kiểm tra số lượng và hạn sử dụng.

Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay thuốc bổ, các bạn cũng nên cân nhắc kĩ trước khi mua. Bởi lẽ, các loại thuốc ở đây vẫn do người dân tự bán, chưa qua kiểm nghiệm.

Kinh nghiệm nhỏ khi đi chùa

  • Bạn nên đem theo một ít đồ ăn để vào chùa sắp lễ. Sau đó, bạn có thể dùng những lộc bạn vừa làm lễ xong để làm đồ ăn nhẹ. Lưu ý là đồ ăn thức uống bán ở chùa có giá khá cao.
  • Lưu ý mặc đồ kín đáo, không làm ồn hay dùng từ khiếm nhã.
  • Đi giày, quần áo kín đáo nhưng thoải mái để dễ dàng di chuyển cũng như hoạt động.
  • Nên cẩn thận trong quá trình di chuyển (leo núi, trèo đò), bảo đảm an toàn cho bản thân để chuyến đi được trọn vẹn.
  • Không vứt rác bừa bãi để bảo vệ môi trường và cảnh quan.
  • Chú ý bảo vệ tài sản và tư trang, nhất là ở chỗ đông người, tránh bị móc túi, ăn cắp đồ.
  • Không tham gia các trò chơi lừa đảo như: tôm cua cá, đỏ đen, chiếc nón kỳ diệu,...

Lời kết

Trên đây là các thông tin về du lịch chùa Hương mà Mytour tổng hợp lại. Hãy tới đây để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của vùng đất Hương Sơn linh thiêng này nhé! Mong những thông tin này sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch vui vẻ. Chia sẻ trải nghiệm của bạn cùng Mytour nhé!

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /176