Mytour blog
06/04/20235.8800

Chùa Ông Mẹt năm 2024

Chùa Ông Mẹk (người Việt đọc là Ông Mẹt, tên chùa chính thức theo tiếng Khmer là Bodhisálaràja, còn có tên gọi khác là chùa Kom Pong); tọa lạc ở số 50/1 đường Lê Lợi, thuộc phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
 
Chùa Ông Mẹt
Chùa Ông Mẹt - Ảnh: Sưu tầm
 
Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, và hiện là nơi đặt Trường trung cấp Phật học Nam tông Khmer. Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định công nhận chùa Ông Mẹt là di tích cấp Quốc gia.
 
Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer
Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer - Ảnh: Sưu tầm
 

Chùa có diện tích 12.900m2. Tư liệu của chùa cho biết, chùa được xây dựng từ năm 642, trùng tu năm 1604, 1978. Chùa có tên là Kompong, nghĩa là bến đò, hay là chùa tượng Phật trong ao, từ câu chuyện kể li kì, là nguyên nhân dời chùa từ sân vận động về địa điểm hiện nay vào năm 1604.

 

Chùa được xây dựng từ năm 642

Chùa được xây dựng từ năm 642 - Ảnh: Sưu tầm

 

Chuyện được Sư Cả kể vắn tắt là, ngày trước, mấy chú mục đồng phát hiện một tượng Phật bằng gỗ trong ao, dưới cây bồ đề, mới báo các cụ trong phum sóc ra thỉnh tượng về chùa, nhưng các cụ không lấy tượng lên mặt ao được. Vị trụ trì được một vị khách tăng mách bảo, đã tổ chức lễ cầu an, lấy 7 sợi chỉ buộc vào tượng Phật thì kéo lên được. Cây bồ đề ngày nay không còn, tượng Phật bằng gỗ được đặt bên trong pho tượng Phật lớn, cao 3m, được đúc bằng ciment.

 

Chùa gắn với một câu chuyện ly kỳ

Chùa gắn với một câu chuyện ly kỳ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Trà Vinh

 

Chùa có tên Ông Mẹt là tên vị Sư Cả xây dựng chùa. Người Việt trong vùng đã lấy tên ngài đặt tên chùa. Chùa đặt Trường trung cấp Phật học Nam tông Khmer. Ngôi Tăng xá Đại Đoàn Kết được xây dựng từ năm 2001 tạo điều kiện tốt cho quý Sư ở các nơi về tu học ở chùa.
Chùa đặt Trường trung cấp Phật học Nam tông Khmer

Chùa đặt Trường trung cấp Phật học Nam tông Khmer - Ảnh: Sưu tầm

 

Mái chùa lợp ngói và có ba lớp. Mái trên cùng dốc hơn các mái kia. Các góc đầu đao của mái đều có đuôi rồng cao vút uốn lượn. Giữa các cấp mái có rèm che mưa, che nắng làm bằng gỗ, chạm khắc hoa văn. Trên các bờ dãy giáp mí của mái là các con rồng (phu chông) nằm xoãi dài. Ở các đầu cột ngoài hành lang chùa đều có tượng vũ nữ Kẽn naarr dang tay chống đỡ mái ngói.

 

Mái chùa lợp ngói và có ba lớp

Mái chùa lợp ngói và có ba lớp - Ảnh: Sưu tầm

 

Cột, kèo, xiên, đòn tay, la phông...ở ngôi chính điện đều bằng gỗ quý sơn son thếp vàng và chạm khắc hoa văn hết sức công phu, sắc xảo với nhiều đề tài khác nhau. Trên vách có vẽ các tranh phân kỳ sự tích Phật Thích Ca. Trên mái có đấp hình tượng rồng rất độc đáo. Như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khemer khác, bên trong chính điện chùa Ông Mẹt cũng thờ duy nhất Phật Thích Ca.

 

 là di tích cấp Quốc gia.Là di tích cấp Quốc gia - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Trà Vinh

 

Có dịp đến Trà Vinh, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Ông Mẹt, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Ông Mẹt là gì?

Chùa Ông Mẹt là một ngôi chùa nằm ở xã Tân Hòa, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, Miền Nam Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhiều người dân địa phương và du khách yêu thích.

Lịch sử của Chùa Ông Mẹt?

Chùa Ông Mẹt được xây dựng vào thế kỷ 19 và được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Trà Vinh. Ngôi chùa này được xây dựng để tôn vinh vị thần Ông Mẹt, người được coi là thần bảo vệ cho ngư dân và thương nhân.

Các hoạt động tại Chùa Ông Mẹt?

Chùa Ông Mẹt là nơi tôn giáo quan trọng của người dân địa phương và cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn. Du khách có thể đến đây để tham quan, chiêm bái và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của địa phương. Ngoài ra, chùa còn tổ chức các lễ hội và hoạt động tôn giáo vào các dịp lễ tết.

Làm thế nào để đến Chùa Ông Mẹt?

Du khách có thể đến Chùa Ông Mẹt bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố Trà Vinh. Thời gian di chuyển khoảng 30 phút. Nếu bạn muốn trải nghiệm hành trình đến chùa bằng tàu thuyền, bạn có thể đi từ bến phà Cầu Kênh ở Trà Vinh đến bến phà Càng Long, sau đó đi xe máy hoặc taxi đến chùa.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /383