Mytour blog
06/04/202313.9860

Chùa Ông năm 2024

Hầu hết vật liệu xây dựng quan trọng liên quan đến diện mại kiến trúc đều đưa từ Quảng Đông sang. 107 năm trôi qua, Chùa Ông ở Cần Thơ vẫn trong tình trạng hoàn hảo từ hình dáng bên ngoài đến trạm trổ nội điện. Trong chùa, gian chánh điện thờ Quan Công, bên phải thờ Thổ Địa, Thiên Hậu Thánh Mẫu; bên trái thờ Đổng Vĩnh Trạng nguyên, Tài Bạch Tinh Quân (Thần Tài)... Hàng năm, cứ vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế.


Chùa Ông được đồng bào người Hoa, người Kinh thường xuyên đến viếng. Ngày Tết là một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo quan trọng, là những này lễ hội lớn nhất trong năm. Tùy theo điều kiện kinh tế mà trong những ngày này đồng bào Hoa mang đến chùa heo quay, heo sống, gà vịt, bánh trái, nhang đèn...

 

Chùa ÔngChùa Ông - Ảnh: wikipedia

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vĩnh Long

 

Họ sửa sang trang hoàng lại chùa, tắm gội và ăn mặc thật đẹp đẽ cùng nhau đốt cho các vị thần những nén hương với tất cả sự trong sạch và tinh khiết của thể xác và tâm hồn. Thỉnh thoảng có những năm Ban quản trị còn tổ chức sinh hoạt lễ hội dân gian truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, thi đấu võ thuật, biểu diễn nghệ thuật sân khấu Quảng Triều. Nhìn về mặt tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Ông cũng như một số chùa Hoa khác ta thấy một đặc điểm đáng lưu ý là phần tín ngưỡng có vẻ nổi bật hơn tôn giáo.

 

Chùa ÔngChùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán) - Ảnh: wikipedia

 

Tất cả Chùa Ông do người Hoa cất ở Việt Nam đều không biệt lập trong khuôn viên rộng lớn (dù người Hoa đủ khả năng mua những sở đất lớn) mà luôn cất gần sát lộ, hài hòa với phố thị. Ngôi chùa rực rỡ, vui tươi và gần gũi với mọi người, như một biểu tượng của bình anh, may mắn, phát đạt. Chùa Ông ở Cần Thơ là một di tích lịch sử - văn hóa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng cấp quốc gia.

 

Chùa ÔngTrong chính điện Chùa Ông - Ảnh: wikipedia

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Cần Thơ

 

Ngày nào cũng có người đến viếng Chùa Ông. Không kể các ngày lễ hội thường kỳ hàng năm qui tụ đông đảo nhân dân, hầu như ngày nào cũng có người đến viếng chùa. Chùa Ông có những ngày lễ sau: "Ngày vía" tức là ngày sinh của các vị thần được thờ.

 

Chùa ÔngMột trong số phù điêu gỗ trong chính điện - Ảnh: wikipedia


- Quan Công: 13 tháng riêng âm lịch 


      
- Thiên Hậu: 23 tháng 3 âm lịch 


       
- Ông Bổn:15 tháng 3 âm lịch 


Chùa ÔngĐèn lồng, hương vòng và bộ binh khí ở khu vực sân thiên tỉnh - Ảnh: wikipedia

Xem thêm: Các tour du lịch Cần Thơ


Vào những ngày này người ta sắm sửa lễ vật đến cúng chùa tùy theo tính chất và tập tục của các thần mà lễ vật đang cúng không khác nhau. 

     

- Quan Công: Cúng chay, lễ vật là hoa quả hương đèn 


       
- Bà Thiên Hậu: Cúng heo quay sơn đỏ 


       
- Ông Bổn, thần tài: Cúng heo chưa chín. 

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Ông là gì?

Chùa Ông là một ngôi chùa nằm ở thành phố Cần Thơ, Miền Nam Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng nhất của Cần Thơ.

Lịch sử của Chùa Ông?

Chùa Ông được xây dựng vào thế kỷ 19 và được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Cần Thơ. Chùa được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, với nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Những hoạt động tại Chùa Ông?

Chùa Ông là nơi tôn giáo quan trọng của người dân Cần Thơ và các vùng lân cận. Ngoài việc cầu nguyện và thờ phượng, chùa còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tôn giáo và giáo dục cho cộng đồng.

Làm thế nào để đến Chùa Ông?

Chùa Ông nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ, bạn có thể đến đây bằng xe bus, taxi hoặc xe máy. Nếu bạn đang ở các thành phố lân cận như Hồ Chí Minh, bạn có thể đi bằng xe bus hoặc thuê xe tự lái.

Khi nào nên đến Chùa Ông?

Bạn có thể đến Chùa Ông vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tham gia các lễ hội tôn giáo hoặc các hoạt động văn hóa, bạn nên tìm hiểu lịch trình của chùa trước khi đến.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /322