Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Hồ Chí MInhchùa phước tường
06/04/202311.3491

Chùa Phước Tường năm 2025

Tên thường gọi: Chùa Phước Tường. Chùa tọa lạc ở số 13/32 ấp Tăng Phú , phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8962672. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

 

 

Mặt tiền chùa Phước Tường

 

Chùa được Thiền sư Linh Quang – Phật Chiếu khai sáng vào năm 1741. Ban đầu, chùa ở gần chợ Tăng Nhơn Phú. Đến năm 1834, chùa được dời về địa điểm hiện nay.

 

 Toàn cảnh chủa Phước Tường

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Hồ Chí Minh

 

Khuôn viên chùa khá rộng. Diện tích đất vào khoảng 3 ha. Ngôi chùa nép mình dưới nhiều cây cao bóng cả, mặt hướng về phía Tây. Trước chùa là điện thờ Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí) xây dựng năm 1997, tượng đức Phật Thích Ca lộ thiên được Long Vương che phủ. Bên trái có tháp Hòa thượng Thích Bửu Ngọc. Bên phải có tháp thờ Đại Tứ Trí (Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Phổ Hiền) và tháp mộ các vị Tổ: Diệu Minh, Pháp Ấn.

Mặt bên chùa
 

Chư vị trụ trì tiền nhiệm là quý Hòa thượng: Linh Quang – Phật Chiếu, Phước Quang – Tổ Chơn, Đức An – Tổ Thuận, Diệu Minh – Tiên Hiền, Thắng Phước – Minh Huệ, Thích Như Tần, Thích Tâm Thọ, Thích Hóa Thông, Thích Pháp Ấn và Thích Bửu Ngọc. Đại đức Thích Nhựt An trụ trì hiện nay.          

Chùa đã được trùng tu nhiều lần dưới thời nhà Nguyễn. Kiến trúc ngôi chùa ngày nay là kết quả của những đợt trùng kiến vào những năm 1930, năm 1952 và năm 1991. Tam quan được xây dựng năm 1990. Chùa được xây theo hình chữ "Tam", gồm 3 căn nhà song song nối tiếp nhau, chiều ngang 12m, chiều dài hơn 50m. Nội thất được thiết kế theo trục dọc: điện Phật, nhà Tổ, nhà giảng, sân lộ thiên, nhà Giám Trai..


Bàn thờ 9 bà mẹ thai sanh (tượng cổ)
 
 

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Bàn trên cùng thờ Tam Thế Phật, kế đến là tượng đức Phật Thích Ca, hai bên có các tượng: Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, hai vị Hộ Pháp. Bàn giữa thờ Bồ tát Di Lặc. Bàn ngoài tôn trí tượng đức Phật Thích Ca. Ở bái đường có đặt tượng Thập điện Minh Vương. Chùa có khoảng 40 pho tượng thờ, đa số được tạc bằng danh mộc. Đặc biệt, tượng Hộ Pháp bằng gỗ thếp vàng được ngài Diệu Minh tạc vào giữa thế kỷ XIX. Tượng đức Phật Thích Ca ở bàn ngoài được thỉnh từ Campuchia về vào khoảng năm 1950. Bao lam và câu đối ở chùa được chạm khắc tinh xảo.

Hằng năm, ngoài các ngày lễ truyền thống của Phật giáo, chùa còn tổ chức  lễ giỗ  Tổ Tiên Hiền vào ngày 18 – 3 ÂL, giỗ Tổ Pháp Ấn vào ngày 7 – 10 ÂL và giỗ Hòa thượng Thích Bửu Ngọc vào ngày 25 – 11 ÂL. 

Chùa là ngôi tổ đình danh tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Văn hóa và Thông tin đã công nhận chùa là Di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 43/VH-QĐ ký ngày 07 tháng 01 năm 1993.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Phước Tường là gì?
Chùa Phước Tường là một ngôi chùa nằm ở xã Phước Tường, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Lịch sử của Chùa Phước Tường như thế nào?
Chùa Phước Tường được xây dựng vào năm 1902 bởi một vị sư Phật tên là Hòa Thượng Tịnh Không. Trong suốt quá trình phát triển, chùa đã trải qua nhiều biến cố lịch sử và được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh Tiền Giang tôn kính.
Chùa Phước Tường có những đặc điểm gì nổi bật?
Chùa Phước Tường có kiến trúc độc đáo, với nhiều tòa tháp, cổng đình, đài phong thủy và hệ thống đường nét tinh xảo. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm điêu khắc, hội hoa đẹp mắt và các hoạt động tâm linh hấp dẫn.
Lễ hội nào được tổ chức tại Chùa Phước Tường?
Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Phước Tường tổ chức lễ hội đón chào Tết Nguyên Đán. Lễ hội thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương đến tham dự.
Làm thế nào để đến Chùa Phước Tường?
Chùa Phước Tường nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 20km. Du khách có thể đi xe máy, ô tô hoặc xe buýt từ Mỹ Tho đến chùa.

1 Thích

Đánh giá : 4.1 /504