Mytour blog
06/04/20233.5900

Chùa Thiên Bửu năm 2024

Chùa cổ Thiên Bửu tọa lạc tại thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chùa do Tổ Tế Hiển - Bửu Dương, đời thứ 36 dòng Lâm Tế, khai sơn vào khoảng những năm trước 1763, là một trong những ngôi cổ tự tại thị xã Ninh Hòa. 

 
Chùa Thiên Bửu
Thiên Bửu cổ tự - Ảnh: Sưu tầm.
 
 
Căn cứ vào một số hiện vật cổ còn lưu giữ được tại địa phương như bài vị của Tổ khai sơn và các Tổ kế thừa hiện thờ tại chùa Thiên Bửu; ngôi tháp cổ Bửu Dương; đại hồng chung còn lưu tại chùa Thanh Lương, làng Nhĩ Sự, xã Ninh Thân đúc vào thời Lê Cảnh Hưng có khắc tên Tổ Bửu Dương chứng minh đúc chuông.
 
Chùa Thiên Bửu
Chánh điện chùa Thiên Bửu - Ảnh: Sưu tầm.
 

Đặc biệt, trước sân chùa có cây me cổ thụ cao sừng sững trên 20 mét, gốc to chu vi gốc me hơn 8 mét, tán lá cây rất rộng, có trái quanh năm. 

Cây me có nhiều bọng rỗng trên các nhánh nên trong thời Việt Minh chống Pháp người ta thường dùng các bọng cây này làm hộp thư bí mật. 

Năm 1946 dưới gốc me còn lập một lò rèn để đúc kiếm Lê Trung Đình. Qua cổng tam quan, bên lối gạch vào chùa là hai cây sứ được trồng từ thời Tổ Phước Tường về trụ trì cách nay cũng đã gần 100 năm.

 

Chùa Thiên BửuGốc me hơn cổ thụ chùa Thiên Bửu - Ảnh: Sưu tầm.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Khánh Hòa

 

Trước và trong năm 1930, chùa là nơi thanh niên trong vùng tụ tập để luyện võ nghệ, sinh hoạt văn hóa và tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước. Qua đó, góp phần quan trọng trong cuộc biểu tình giành chính quyền ngày 16-7-1930 của Đảng bộ và nhân dân Ninh Hòa...

 

Chùa Thiên Bửu Một góc chùa Thiên Bửu - Ảnh: Sưu tầm.

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Nha Trang

 

Cũng trong thời kỳ kháng chiến chống quân Pháp, Tổ Tâm Kính - Bảo Thành trụ trì chùa Thiên Bửu, vì đã có các hoạt động giúp đỡ Việt Minh nên ngài đã bị giặc Pháp bắt và ném xuống giếng ngay tại chùa…

 

Sau 3 thế kỷ truyền thừa chùa cổ Thiện Bửu đã ghi dấu chư vị Tổ sư các đời trụ trì:

 

1. Tổ Tế Hiển-Bửu Dương: đời thứ 36 dòng Lâm Tế (thời vua Lê Cảnh Hưng)

 

2. Tổ Đại Trí-Phước Khánh: (thời vua Gia Long)

 

3. Tổ Liễu Bửu- Huệ Thân (thời vua Minh Mạng) được cấp Giới đao độ điệp

 

4. Tổ Đạo Phước-Thiền Tôn (thời vua Tự Đức)

 

5. Tổ Thanh Chánh- Phước Tường (1922-1932) (thời Pháp thuộc): Bổn sư của Hòa thượng Thích Quảng Đức.

 

6. Tổ Trừng Tương- Nhơn Sanh (1932-1938); tổ chức Đại giới đàn năm 1934

 

7. Tổ Tâm Đạo- Nhơn Hưng  (1938-1941)

 

8. Tổ Tâm Kính- Bảo Thành (1941-1947)

 

9. Tổ Trừng Lãnh-Nhơn Vinh (1947-1952);

 

10. Thị Hiệp (1954-1957);

 

11. Tâm Kỳ (1957-1961);

 

12. Tâm Hòa (1961-1964);

 

13. Tâm Văn (1965-1968);

 

14. Tâm Bảo (1970-1981);

 

15. ĐĐ.Thích Nguyên Hoa-Thiện Tường (từ 1981 đến 2012) đại trùng tu chùa Thiên Bửu năm 1977, khang trang, phạm vũ huy hoàng.

 

16. ĐĐ.Thích Nhuận Đăng, trụ trì từ năm 2012 đến nay

 

Chùa Thiên BửuVườn tượng trong khuôn viên chùa - Ảnh: Sưu tầm.

 

Xem thêm: Tour du lịch Nha Trang - Khánh Hòa

 

Theo ông Trương Đăng Tuyến, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Khánh Hòa cho biết, dựa trên các cơ sở  điều tra, thu thập dữ liệu tỷ mỷ và khoa học, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã đề nghị và ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký Quyết định Công nhận ngôi chùa Thiên Bửu, tọa lạc tại thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Thiên Bửu là gì?
Chùa Thiên Bửu là một ngôi chùa nằm ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Lịch sử của Chùa Thiên Bửu như thế nào?
Chùa Thiên Bửu được xây dựng vào năm 1956 bởi một nhóm Phật tử gồm 7 người. Ban đầu, chùa chỉ là một ngôi nhà nhỏ để thờ Phật, sau đó được mở rộng và trang trí thêm.
Chùa Thiên Bửu có những đặc điểm gì?
Chùa Thiên Bửu có kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa phong cách Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt như bức tượng Phật A Di Đà và bức tượng Quan Âm.
Chùa Thiên Bửu có hoạt động gì cho cộng đồng?
Chùa Thiên Bửu thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, tôn giáo và từ thiện như lễ Phật đản, lễ Vu Lan, cúng dường cho người già và trẻ em nghèo.
Làm thế nào để đến Chùa Thiên Bửu?
Chùa Thiên Bửu nằm ở địa chỉ 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Bạn có thể đến đây bằng xe buýt hoặc taxi.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /361