Mytour blogimg_logo
Tags:
cố đô Huếdu lịch tâm linhChùa Thiên Mụdi tích lịch sửkiến trúc cổ xưa
06/04/20236.7520

Chùa Thiên Mụ - nét linh thiêng và trầm tư của vùng đất Cố Đô năm 2024

Nói đến Huế, người ta nghĩ đến ngay Quần thể di tích triều Nguyễn với những đền đài, thành quách, miếu vũ, lăng tẩm tráng lệ. Và Huế cũng là vùng đất Thiền kinh với hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Chùa Thiên Mụ là một trong những hình ảnh biểu trưng cho xứ Huế.  

 

Sảnh vào chùa

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Huế

 

VÌ SAO LẠI GỌI LÀ CHÙA THIÊN MỤ

Đã có nhiều câu chuyện nói về lịch sử của Chùa Thiên Mụ - nơi có sự tích gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong. Truyền thuyết kể rằng, khi vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng (1558 – 1613) đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này.

 

 

Chùa nhìn vao ban đêm

 

 

Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây có một bà lão mặc áo đỏ quần lục thường xuất hiện trên đồi và nói với mọi người rằng “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”, nói rồi bà biến mất. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ).

 

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt kịp được với ý nguyện của dân chúng. Sau khi vào trấn Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hòng một lần đi qua, nghe kể chuyện đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự” (chùa Thiên Mụ) để nhớ tới bà tiên nhà trời trong lời kể của người dân.

 

Năm 1665 chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung cao 2,5m nặng 3285 kg, và năm 1715, chúa lại cho xây dựng tấm bia cao 2,58m đặt trên lưng con rùa bằng cẩm thạch. Vào thời Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái đều cho trùng tu chùa. Tháp Phước Duyên (ban đầu được đặt tên là tháp Từ Nhân) được vua Thiệu Trị cho xây vào năm 1844. Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21 m). Ðiện Ðại Hùng là ngôi chính điện trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga.

 

 

Không gian thoáng mát rộng rãi

 

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

 

Trong điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói còn treo một khánh đồng được đúc năm 1677 và một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714. Hai bên chùa có nhà trai, nơi các sư tĩnh dưỡng và nhà khách để đón khách đến vãn cảnh chùa.

 

Trước các điện, quanh chùa là các vườn hoa cây cảnh xanh tươi, rực rỡ. Phía sau cùng là vườn thông tĩnh mịch, phong cảnh nên thơ. Chùa bị hư hỏng nặng năm 1943. Từ năm 1945, Hoà thượng Thích Ðôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm.

 

 

Đường lên chùa

 

LỜI NGUYỀN KIM CỔ

Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km, trên đồi Hà Khê, nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ  mang  nét thanh  tịnh, nhẹ nhàng như con nước lững lờ trôi và làm lắng lòng của bao du khách đến nơi này. Với 108 tiếng chuông sáng ngày giữ nhịp thời gian và giải tỏa những khổ đau của chúng sinh, chùa Thiên Mụ luôn được xem là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất xứ Huế, thế nhưng chốn này lại ám ảnh bao cặp tình nhân chỉ vì một lời nguyền kim cổ.

 

 

Tháp cao nhất chùa

Xem thêm: Các tour du lịch giá tốt ở Huế

 

Giữa không gian uy nghiêm của đất Phật, du khách đến đây còn được nghe kể câu chuyện tình  nức nở của ngày xưa. Đó là một mối duyên không trọn vẹn của đôi trai gái bị gia đình ngăn cấm, để giữ trọn lời thề sống chết có nhau, họ đã nắm tay nhảy xuông dòng Hương tự vẫn, thế nhưng trớ trêu thay, khi trái tim chàng trai mòn mỏi đợi chờ người yêu nơi đáy nước thì người con gái đã được cứu sống và đang vui vầy duyên mới. Uất nghẹn vì sự phản bội của người yêu, hồn chàng trai trôi dạt đến chùa Thiên Mụ và đặt lời nguyền, hễ đôi tình nhân nào đến đây sẽ phải chịu cảnh chia lìa, còn những ai đang lẻ bóng thì sẽ tìm được một nửa thủy chung của đời mình, Lời nguyền nghe qua có vẻ cay độc và tàn nhẫn, có phải chăng là để thử thách tình yêu đôi lứa giữa những truân chuyên, bất trắc của cuộc đời, hay đơn thuần chỉ là lời truyền miệng của cố nhân?

 

 

Bàn thờ của Chùa

 

Chẳng biết lời nguyền thực hư ra sao nhưng du khách vẫn luôn đến viếng chùa mỗi khi có dịp đến Huế, đứng trên chùa thả tầm nhìn ra giữa dòng sông, bỗng thấy lòng bình yên đến lạ. Sông Hương vẫn ngàn năm chảy mãi thì Thiên Mụ sẽ mãi còn đây để giữ gìn nét linh thiêng, trầm tư của đất Cố Đô.

Mytourvn ST

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Thiên Mụ là gì?

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ xưa nằm trên đồi Hà Khê, bên bờ sông Hương, thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lịch sử của Chùa Thiên Mụ ra sao?

Chùa Thiên Mụ được xây dựng vào năm 1601, thời vua Nguyễn Hoàng. Trong suốt lịch sử, chùa đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, từng bị phá hủy và xây lại nhiều lần. Hiện nay, chùa là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng của Huế.

Chùa Thiên Mụ có gì đặc biệt?

Chùa Thiên Mụ có kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách cổ truyền Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt như chuông đồng nặng 2,5 tấn, đài Phật bằng đá cẩm thạch, tượng Phật bằng đồng...

Chùa Thiên Mụ có nghĩa gì?

Tên gọi "Thiên Mụ" có nghĩa là "Tiếng mẹ trời", tượng trưng cho sự thanh tịnh và cao quý của Phật giáo.

Lễ hội Chùa Thiên Mụ diễn ra khi nào?

Lễ hội Chùa Thiên Mụ diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa Phật giáo của Huế.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /540