Chùa do Thiền sư Tiên Huệ – Tịnh Nhãn, đời thứ 37 dòng Lâm Tế, sáng lập vào thế kỷ XIX. Theo bài giới thiệu chùa đăng trên báo Giác Ngộ (số 52 – 1993) của tác giả Hiền Đức thì Thiền sư Tịnh Nhãn là đệ tử của Thiền sư Mật Hoằng ở chùa Đại Giác (Đồng Nai).
Mặt trước của chùa - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch tại TP.Hồ Chí Minh
Lúc đầu, chùa chỉ là am của mục đồng, sau được gọi là chùa Cát, vì chùa dựng ở vùng Gò Cát.
Khuông viên trong chùa Thiên Phước - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh
Các vị trụ trì kế tục là HT Thích Quảng Khai, HT Thích Minh Cảnh, HT Thích Trí Nghĩa, HT Thích Huệ Cẩn, HT Thích Trừng Chơn, HT Thích Thiện Quới, HT Thích Thiện Khánh, HT Thích Thiện Ngọc, Thượng tọa Thích Thiện Tấn.
Chứng nhận di tích kiến trúc nghệ thuật - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại quận Thủ Đức
Chùa được Hòa thượng Thích Huệ Cẩn tổ chức trùng tu vào đầu thế kỷ XX, Hòa thượng Thích Thiện Ngọc trùng tu vào những năm 1970 và Thượng tọa Thích Thiện Tấn trùng tu từ năm 1984 đến năm 1990 và những năm gần đây.
Chánh điện được trùng tu vào năm 1988, các tượng thờ được bài trí tôn nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng cổ.
Ngày 24 tháng 7 âm lịch hàng năm, chùa tổ chức giỗ HT Thích Thiện Ngọc.
blog.mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp
Chùa Thiên Phước nằm tại số 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Thiên Phước được xây dựng vào năm 1900, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của TP. Hồ Chí Minh. Ban đầu, chùa được xây dựng để thờ cúng các vị thần trong đạo Phật, sau đó được sửa chữa và mở rộng nhiều lần.
Chùa Thiên Phước có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa phong cách Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt như bức tượng Phật Di Lặc, bức tượng Quan Âm, các bức tranh thêu tay, các bức tượng đồng...
Chùa Thiên Phước mở cửa từ 6h sáng đến 6h chiều hàng ngày.
Không, việc vào tham quan Chùa Thiên Phước là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đóng góp cho chùa, bạn có thể đóng tiền vào hòm đóng góp tại đây.
1 Thích