Mytour blog
Tags:
Sài Gòndu lịch tâm linhChùa Vĩnh Nghiêmcông trình Phật Giáotháp Vĩnh Nghiêm
06/04/202322.0011

Chùa Vĩnh Nghiêm - Hồ Chí Minh năm 2024

Chùa Vĩnh Nghiêm là một danh lam, hiện tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), thuộc phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

 

Chùa được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971 theo bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Chùa chính xây dựng kiểu chữ “Công”, mặt hướng Đông Bắc, gồm một tầng trệt và một tầng lầu. Tầng trệt có giảng đường, Tổ đường, văn phòng, phòng khách, phòng chư tăng, cửa hàng pháp khí đồng, cửa hàng phát hành kinh sách…

 

Chua Vinh NghiemTam quan chùa Vĩnh Nghiêm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

Ở lầu chính, sân thượng khá rộng. Bái điện là một tòa vũ nguy nga dài 35m, rộng 22m. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, thờ Thích Ca Tam Tôn, chính giữa thờ đức Phật Thích Ca cao 7m, hai bên thờ Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền, mỗi tượng cao khoảng 5m. Ở sát vách hai bên có đặt bốn pho tượng đồng bốn vị đệ tử của đức Phật Thích Ca: Xá Lợi Phất (trí tuệ đệ nhất); Mục Kiền Liên (thần thông đệ nhất); A Nan (đa văn đệ nhất); La Hầu La (mật hạnh đệ nhất). Ở đây có những công trình chạm gỗ như: bao lam tứ linh, bao lam cửu long, phù điêu trên các hương án (chạm những ngôi chùa nổi tiếng trong nước và các nước Châu Á) được các nghệ nhân Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Văn Du, Bá Nhâm... thực hiện vào những năm 1960.

 
Chua Vinh Nghiem
Chùa Vĩnh Nghiêm (chính diện)
 

Tại chánh điện đặt sáu bức phù điêu La Hán: Khuyến Học La Hán, Thuyết Pháp Văn Pháp La Hán, Đạo Sơn Địa Ngục Tiếp Hóa La Hán, Cúng Dàng La Hán, Cúng Dàng Bố Thí La Hán, Đại Hàn Địa Ngục Tiếp Hóa La Hán, là các bản chạm khắc gỗ dựa vào bản chính của phái Tịnh Độ Nhật Bản. Ở hàng hiên, trước lối vào chánh điện, mỗi bên có một pho tượng Kim Cương lớn.

 

Chua Vinh Nghiem

Phật điện chùa Vĩnh Nghiêm

 

Sau điện Phật là điện Địa Tạng. Ở đây có đặt tượng thờ Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Quan Âm, Hộ Pháp và các bàn thờ hình ảnh, linh vị chư Phật tử quá cố.

 

Phật điện chùa Vĩnh Nghiêm

Tháp Quán Thế Âm cao 7 tầng

 

Quả đại hồng chung do ngài Yoshioka Tòichi thuộc tông Tào Động của Phật giáo Nhật Bản hiến cúng chùa vào năm 1969 được treo ở tháp chuông bên phải lầu chính.

 

Tháp Quan Âm được xây bên trái chùa, có 7 tầng mái, cao 35m, bên trong tháp, mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ tát Quan Thế Âm.

 

Chua Vinh Nghiem

Tháp Vĩnh Nghiêm làm toàn bằng đá

 

Tháp Xá Lợi cộng đồng xây phía sau, bên phải, có 4 tầng, cao 25m, xây dựng năm 1982, hoàn thành năm 1984. Trong tháp đặt linh cốt chư Tăng Ni và Phật tử quá cố.

 

Ở bên trái chùa, còn có một tòa nhà lớn: tầng trệt là Thanh trai đường, tầng giữa là Tăng khách đường và tầng trên cùng là Thiền đường.

 

 

Chua Vinh Nghiem

Bàn thờ chính trong Bái Điện, thờ Phật Thích Ca và hai Bồ Tát là Văn Thù và Phổ Hiền.

Xem thêm: Các tour du lịch từ Hồ Chí Minh (Sài Gòn)

 

Năm 1973, Hòa thượng Thích Tâm Giác viên tịch, Hòa thượng Thích Thanh Kiểm kế tục trụ trì đến ngày 30 – 12 – 2000. Hòa thượng thế danh Vũ Văn Khang, sanh năm 1920 tại Ý Yên, Nam Định. Ngài xuất gia năm 1935 tại chùa Liên Đàn, Thanh Trì, Hà Đông. Năm 1942, ngài thọ Cụ túc giới tại giới đàn chùa Linh Ứng, Phúc Yên do Hòa thượng Thích Trừng Thanh làm đàn đầu truyền giới. Năm 1951, ngài làm Thư ký Giáo hội Tăng Già Bắc Việt. Năm 1954, Giáo hội cử ngài và ngài Tâm Giác du học Nhật Bản. Ngài học tại Đại học đường Rissho, năm 1959 tốt nghiệp Cử nhân Phật học, năm 1962 tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học. Năm 1962, ngài về nước. Năm 1964, được cử làm Vụ trưởng Phiên dịch thuộc Tổng vụ Hoằng Pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất kiêm Giáo sư Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Ngài đã cùng Hòa thượng Tâm Giác và chư Tăng Ni, Phật tử miền Vĩnh Nghiêm xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm để làm trụ sở cho Miền và môn phái. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức ra đời, ngài được cử làm Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương. Từ đây đến lúc viên tịch, ngài đã giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong Giáo hội như: Trưởng Ban Phật giáo chuyên môn Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương, Phó Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội… Ngài thị tịch, trụ thế 80 năm, 58 hạ lạp. 

 
Chua Vinh Nghiem
Bàn thờ chính trong Bản điện, thờ Phật A Di Đà.
 

Tháp mộ Hòa thượng Thích Thanh Kiểm nằm trong khuôn viên chùa, gồm 7 tầng, cao 14m, trọng lượng 180 tấn, được làm từ 80m3 đá lấy từ Thanh Hóa. Thạch tháp phủ kín hoa văn, họa tiết điêu khắc với một cặp rồng lớn, 27 cặp rồng nhỏ và nhiều lá sen, lá đề, sóng nước... Tháp được chạm khắc tỉ mỉ theo mô hình tháp Bút, Hà Nội. Tháp được chùa tổ chức khánh thành trọng thể vào ngày 27 – 12 – 2003. Tháp đã được đánh giá là tháp cao và đẹp nhất Việt Nam. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) đã trao giấy xác lập kỷ lục và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam cho Đại đức Thích Thanh Phong ngày 02 – 02 – 2005. 

 

Chua Vinh Nghiem

Bàn thờ chính trong Địa Tạng Đường, thờ Địa Tạng Bồ Tát.

 

Chùa hiện đặt Trường Cao – Trung Phật học Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Chùa là điểm An cư kiết hạ của chư Tăng trú xứ Tổ đình Vĩnh Nghiêm và Tăng sinh Trường Cao đẳng và  Trung cấp Phật học TP. Hồ Chí Minh.

 

Chùa là ngôi danh lam ở thành phố hiện nay. Hằng ngày, chùa đã đón tiếp nhiều Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.

 

Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu?

Chùa Vĩnh Nghiêm nằm tại số 339, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Lịch sử của Chùa Vĩnh Nghiêm như thế nào?

Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng vào năm 1964, là một trong những ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất tại TP. Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, với nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Chùa Vĩnh Nghiêm có gì đặc biệt?

Chùa Vĩnh Nghiêm có nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, bao gồm cả tượng Phật và các tác phẩm điêu khắc. Ngoài ra, chùa còn có một thư viện lớn với nhiều tài liệu quý giá về Phật giáo.

Thời gian mở cửa của Chùa Vĩnh Nghiêm là khi nào?

Chùa Vĩnh Nghiêm mở cửa từ 6h sáng đến 6h tối hàng ngày.

Có phải trả tiền để vào tham quan Chùa Vĩnh Nghiêm không?

Không, việc vào tham quan Chùa Vĩnh Nghiêm là miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đóng góp cho chùa, bạn có thể đóng góp tiền vào hộp quyên góp tại đây.

1 Thích

Đánh giá : 4.7 /468