Mytour blog
Tags:
du lịch hà nội khám phá hà nội
06/04/20234.5960

Có một Hàng Đào xưa như thế năm 2024

Khu phố cổ luôn đắm say lòng người trong những nét hương xưa. Tìm về đây, ta tìm về dấu thời gian bên những cái ồn ào, tấp nập. Trong lòng những con phố ấy, Hàng Đào hôm nay náo nhiệt, vội vã nhưng cũng không khó để tìm lại dấu tích một thời đọng lại, thấm đẫm từng góc nhà, ngõ phố thân thương. Hà Nội ngày xưa có một Hàng Đào như thế.

 

Có một Hàng Đào xưa như thếMột góc Hàng Đào đầu thế kỉ XX. - Ảnh: sưu tầm

 

Như bao con phố khác trong khu phố cổ, cái tên Hàng Đào gắn mình vào dòng lịch sử của Hà Nội một cách đậm sâu, chân thành. Người ta nói đến phố cổ chẳng bao giờ quên đi Hàng Đào mà nhắc tới Hàng Đào liền nhớ về phố cổ. Hàng Đào gắn chặt với tình yêu Thăng Long văn hiến, gắn chặt trong trái của người Tràng An, gắn chặt trong nỗi hoài mong của những người dân Việt trên khắp mọi miền xa.

 

Có một Hàng Đào xưa như thếHà Nội trong từng nếp nhà Hàng Đào cũ. -  Ảnh: sưu tầm

 

Hàng Đào xưa thuộc phường Đồng Lạc và Đại Lợi, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương từ đời Hậu Lê. Hàng Đào bắt đầu tấp nập độ thế kỷ XV XVI khi mà người từ Đan Loan – Hải Dương tới nơi đây lập nên phường Đại Lợi chuyên về nghề nhuộm tơ lụa. Cái sự sầm uất của Hàng Đào từ đó nhen theo màu lụa mà lên.

 

Có một Hàng Đào xưa như thếHàng Đào ngày nay - Ảnh: Michael Chow

 

Có một Hàng Đào xưa như thế

Không chỉ nay mà Hàng Đào xưa kia cũng rất sầm uất. - Ảnh: sưu tầm

 

Không giống như Hàng Nhuộm, nhuộm các màu khác nhau. Hàng Đào chỉ chuyên nhuộm một tông màu nhất định. Ấy là màu đào, màu đỏ trên chất gầm vóc lụa là. Màu nhuộm ở Hàng Đào vừa bền, vừa đẹp, vừa tươi. Người ta nhớ về hàng Đào, nhớ về những màu lụa ấy.

 

Có một Hàng Đào xưa như thếSự tấp nập của Hàng Đào được nhen lên từ lụa. - Ảnh: sưu tầm

 

Có một Hàng Đào xưa như thế

Ngày nay, tối tối, Hàng Đào vẫn nhộn nhịp - Ảnh: Nguyen Minh Trang

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Thời Pháp Thuộc, Hàng Đào tạm rời xa cái tên quen thuộc, phố đổi thành Rue de la Sole theo yêu cầu của người Pháp. Cái tên dẫu Tây hóa nhưng vẫn mang dáng dấp đặc trưng. Rue de la Sole cũng có nghĩa là con phố bán lụa, mặt hàng đã làm nên hương hoa của hàng Đào.

 

Có một Hàng Đào xưa như thếTiệm quần áo Đức Hòa và cái tên đường Hàng Đào thời Pháp – Rue de la Sole. - Ảnh: Firmin-André Salles

 

Có một Hàng Đào xưa như thế

Từ năm 1940, Rue de la Sole đã mọc lên rất nhiều cửa tiệm. - Ảnh : sưu tầm

 

Dạo đó có tàu điện. Tàu điện chạy giữa lòng những con phố lớn. Rue de la Sole cũng có một đường tàu điện đi qua. Ấy cũng đủ biết vị trí của Hàng Đào như thế nào trong mắt người Pháp, trong lòng phố cổ. Đường tàu điện ấy giờ chẳng còn nữa, nhưng những người già, người trẻ nơi đây dường như vẫn nhớ về cái âm thanh, hình ảnh tàu chạy chầm chậm từ bờ Hồ vào phố.

 

Có một Hàng Đào xưa như thếĐường tàu giữa phố Hàng Đào vào thế kỷ trước. - Ảnh : sưu tầm

 

Có một Hàng Đào xưa như thế

Tàu điện vẫn còn hoạt động đến những năm 80 - Ảnh: Khánh Hmoong

 

Phố Hàng Đào bán buôn nhiều là thế, sầm uất là thế. Nhiều người bảo đến Hàng Đào chẳng thiếu thứ gì. Quán xa Hàng Đào lấp lánh như kim cương, chóe sáng như vàng, ấm áp như len dạ…Nhưng đâu chỉ có thế, Hàng Đào sau cái vẻ tấp nập là những ngọn lửa nhen lên tình yêu tổ quốc.

 

Có một Hàng Đào xưa như thếPhố Hàng Đào đầy những biển hiệu, quán hàng. - Ảnh : sưu tầm

 

Có một Hàng Đào xưa như thế

Hàng Đào ngày nay vẫn sầm uất khi đêm về - Ảnh: Jorg Dickmann Photography

 

Nơi đây được xem là cái nôi của văn hóa và phong trào yêu nước chống Pháp thời bấy giờ. Số nhà 10 Hàng Đào ngày xưa từng là khởi nguồn của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục với mục đích khai trí cho dân qua những lớp học không lấy tiền.

 

Có một Hàng Đào xưa như thếHàng Đào thời Đông Kinh Nghĩa Thục. - Ảnh: sưu tầm

 

Những dấu tích xưa theo dòng thời gian và sự đô thị hóa dần trôi đi, Hàng Đào góm nhặt trong lòng những hoài niệm cũ. Ngày nay, dọc phố còn bảo tồn được Miếu Đồng Lạc ở số nhà 31, Đình Đồng Lạc ở số nhà 38, thờ các vị thần trong Tứ Trấn của Thăng Long Hà Nội.

 

Có một Hàng Đào xưa như thếChùa Lưu Phương xưa kia ở góc Rue de la Sole và Rue des Changeurs (tức Hàng Đào và Hàng Bạc bây giờ) - Ảnh: Dieulefils

 

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Cái không gian xưa, cái dấu tích xưa ngấm vào Hàng Đào qua bao đời nay vẫn thế, đọng lại đằm sâu qua thời gian, trong không gian, ở lòng người. Vang vang đâu đây câu ca dao cổ có câu nói về phố Hàng Đào:

 

Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây

Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.

 

Có một Hàng Đào xưa như thế

Hàng Đào – ánh sáng lung linh của Hà Nội phố. – Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Thời gian trôi, Hàng Đào vẫn ở đó. Tuy lớp người gốc của phường Đại Lợi, Đồng Lạc xưa kia giờ không còn bao nhiêu nữa. Những lớp người cũ mới nối chân nhau đến rồi đi khỏi Hàng Đào. Lụa là không nhuộm, phố bán quần áo, phố chợ đêm sầm uất hơn xưa. Nhưng dẫu bao đổi thay thì Hàng Đào vẫn ở đó, dõi mắt theo từng nhịp chân Hà Nội mỗi mùa qua, giữ gìn cái nét Tràng An còn đọng lại.

 

Iki Oleo - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..  

Các câu hỏi thường gặp
Hàng Đào xưa là gì?

- Hàng Đào xưa là một con phố cổ ở Hà Nội, nằm trong khu phố cổ, được biết đến với những ngôi nhà cổ xưa và các cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ.

Tại sao Hàng Đào xưa lại được gọi là Hàng Đào?

- Theo truyền thuyết, trên con phố này từng có nhiều cây đào nở rực rỡ vào mùa xuân, tạo nên một khung cảnh đẹp mắt và thu hút nhiều người đến tham quan.

Hàng Đào xưa có gì đặc biệt?

- Hàng Đào xưa là một trong những con phố cổ được bảo tồn tốt nhất ở Hà Nội, với nhiều ngôi nhà cổ xưa và các cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan và mua sắm.

Hàng Đào xưa có những hoạt động gì vào dịp Tết Nguyên Đán?

- Vào dịp Tết Nguyên Đán, Hàng Đào xưa trở nên rực rỡ hơn với những hoạt động vui chơi, mua sắm và ẩm thực truyền thống. Du khách có thể tham gia các hoạt động như chụp ảnh cùng hoa đào, thưởng thức các món ăn đặc trưng của Tết và mua sắm các sản phẩm lưu niệm.

Làm thế nào để đến Hàng Đào xưa?

- Hàng Đào xưa nằm trong khu phố cổ của Hà Nội, cách Hồ Gươm khoảng 1km về phía đông bắc. Du khách có thể đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp, xe máy hoặc taxi.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /298