Mytour blog
Tags:
khám phá Việt Namcố đô Huếảnh đẹp đời sốngkhám phá Huếlàng nghề truyền thống có nét dịu dàng trong từng chiếc nón lá Huếlàng nón Phú Cam
06/04/202323.3030

Có nét dịu dàng trong từng chiếc nón lá Huế năm 2024

Từ xa xưa, chiếc nón lá đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Ngày nay, nón lá xuất hiện khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, trên những cánh đồng vàng hay những con hẻm nhỏ còn vương màu thời gian. Từ công dụng che mưa che nắng cho người nông dân Việt đến việc trở thành một món quà mà khách du lịch bốn phương tặng nhau khi đi du lịch Việt Nam. Cùng Mytour phiêu lãng đến làng nón Huế để cảm nhận nét đẹp dịu dàng, tinh tế trên từng chiếc nón lá nhé!

 

Huế nhẹ nhàng với những chiếc nón bài thơ dịu dàng

Huế nhẹ nhàng với những chiếc nón bài thơ dịu dàng - Ảnh: Sưu tầm

 

Chiếc nón là từ bao lâu nay đã trở thành một hình ảnh quen thuộc mà bạn có thể bắt gặp ở mọi nơi đâu trên làng quê Việt Nam nói chung và xứ Huế nói riêng. Từ rất lâu đời, do nhu cầu của cuộc sống của các vương triều phong kiến nhà Nguyễn, nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng trên vùng đất Huế đã được hình thành, phát triển và tồn tại cho đến tận ngày nay. Trong số đó có những làng nón truyền thống như Phủ Cam, Đốc Sơ, Dạ Lê, Kim Long, Tây Hồ và làng nón Bài Thơ.

 

Làng nón Phú Cam xứ Huế-

Làng nón Phú Cam xứ Huế - Ảnh: Sưu tầm

 

Một loại nón lá đặc biệt của xứ Huế chính là chiếc nón bài thơ, đã tạo nên thương hiệu cho xứ sở mộng mơ này. Nón bài thơ là một loại nón lá đặc biệt ở xứ Huế, tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm là khi soi lên ánh sáng thì bạn có thể thấy một bài thơ hay hình ảnh hoa văn được tạo nên khéo léo, bố cục cân đối hiện lên giữa hai lớp lá nón.

 

Sự độc đáo của chiếc nón bài thơ xứ Huế

Sự độc đáo của chiếc nón bài thơ xứ Huế- Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn 4 sao tại thành phố Huế

 

Theo một số tư liệu đã cho chúng ta biết rằng nghề làm nón lá Huế đã có từ khoảng hơn 300 - 400 năm về trước. Nghề làm nón ở Huế xuất phát từ nhu cầu của đời sống dân gian. Nón vừa là vật dụng khá tiện lợi, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, giá lại rẻ, vì vậy, nón Huế rất được ưa chuộng. Ai ai cũng có thể đội nón Huế, từ cụ già đến em bé, hướng dẫn viên và cả những du khách nước ngoài. Và chắc hẳn ai ai cũng sẽ nhận thấy được vẻ đẹp dịu dàng của chiếc nón.

 

Nón lá dịu dàng được trang trí nhiều hình về à câu thơ khác nhau

Nón lá dịu dàng được trang trí nhiều hình về à câu thơ khác nhau- Ảnh: Sưu tầm

 

Tây Hồ chính là nơi đầu tiên làm ra chiếc nón lá bài thơ. Đó thật sự là một cái duyên tình cờ khi ông Bùi Quang Bặc - một nghệ nhân chằm nón lá, cũng là một người yêu thơ phú trong làng đã có sáng kiến làm nên nón bài thơ, bằng cách ép những câu thơ vào giữa hai lớp lá, tôn vinh thêm vẻ đẹp của chiếc nón. Hai câu thơ đầu tiên được ông Bặc ép vào chiếc nón lá mang giọng điệu dịu dàng khiến cho lòng người du khách phương xa không khỏi vương vấn:

 

"Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà".

 

Nón bài thơ đưa xứ Huế vào trong lòng du khách

Nón bài thơ đưa xứ Huế vào trong lòng du khách- Ảnh: Sưu tầm

 

Nhìn chiếc nón bài thơ nhỏ gọn, mộc mạc như vậy chắc hẳn mọi người đều nghĩ nó rất dễ làm và chỉ tốn chút ít công sức nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Khi bạn có dịp đến làng nón Huế và tìm hiểu về công đoạn làm nón thì suy nghĩ đó sẽ hoàn toàn biến mất đấy! Là một sản phẩm thủ công, người làm hoàn toàn sử dụng công cụ đôi tay của mình. Người làm phải thực hiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ... để có một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ vừa đẹp.

 

Phơi lá cây trước khi dùng làm nón

Phơi lá cây trước khi dùng làm nón- Ảnh: Sưu tầm

 

Nguyên liệu của chiếc nón là là lá non của cây Bồ Quy Diệp sau khi hái trên rừng đem về phơi sương rồi nức vàng và ủi cho phẳng. Sau đó, người làm phải khâu tạo khung và vành nón. Đây là công việc đòi hỏi người thợ có nhiều kinh nghiệm, cẩn thận và khéo tay. Chiếc khung nón bao gồm 12 thanh gỗ vát mảnh được ghép lại, khớp nhau ở đỉnh, phía dưới khoảng cách đều nhau. 16 vành như 16 vầng trăng được ve thật nhanh, thật tròn, thật nhẵn, thật điệu, sao cho cân đối và hài hòa nhất.

 

Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu làm nón

Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu làm nón- Ảnh: Sưu tầm

 

Hai mươi chiếc lá đực được xây đầu tiên sẽ nằm ở mặt trong. Tiếp đến là hình hoa văn – bài thơ phủ kín diện tích xung quanh chiếc nón. Lá cái được xây ở ngoài cùng. Ở công đoạn này động tác phải nhẹ nhàng khéo léo, chèn kỹ, đẹp và dằn chắc chắn, giữ cho mặt lá phẳng không xê dịch. Công đoạn nào cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, sự khéo léo và kỹ lưỡng để cho nên những sản phẩm là niềm tự hào của xứ Huế.

 

Những công đoạn cuối để cho ra chiếc nón lá mang nét dịu dàng

Những công đoạn cuối để cho ra chiếc nón lá mang nét dịu dàng- Ảnh: Sưu tầm

 

Thuở xưa, nón bài thơ được người dân Tây Hồ làm để tặng người thân và bạn bè và đã tạo nên được sự ưa chuộng nhất định. Sau đó, những người làm nón ở Tây Hồ bắt đầu làm nón bài thơ hàng loạt, đưa ra bán ở thị trường không chỉ cho người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài khi du lịch Việt Nam. Những câu thơ được ép vào nón cũng đa dạng và phong phú hơn, thường là những câu thơ về Huế mộng mơ và dịu dàng.

 

Nét dịu dàng của nón lá có mặt trên khắp các cánh đồng làng quê Việt Nam. Chiếc nón lá theo người nông dân ra đồng, cùng tham gia quá trình lao động sản xuất cho mùa màng bội thu. Khi về đến nhà chiếc nón lá còn được dùng để quạt mát, khi lật ngửa chiếc nón lá lại chiếc nón lá còn là nơi đựng đồ rộng dùng đựng những đồ lặt vặt, những vật dụng cá nhân trong gia đình, nón lá còn có thể đựng trái cây, dùng để múc nước…

 

Nón lá trên cánh đông lúa chín vàng

Nón lá trên cánh đông lúa chín vàng- Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Thừa Thiên Huế giá rẻ

 

Nón lá còn là một phần không thể thiếu khi tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tà áo dài - chiếc nón lá đã trở thành một hình ảnh chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam vừa đẹp người, vừa đẹp nết, nhẹ nhàng và tinh tế. Nếu tà áo dài tôn lên vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng, thùy mị sang trọng của người con gái thì nón lá lại làm cho người con gái mang một vẻ đẹp tiềm ẩn, kín kẽ và đậm đà hơn rất nhiều.

 

Nón lá, áo dài và hoa sen

Nón lá, áo dài và hoa sen- Ảnh: Nguyễn Long

 

Chúng ta còn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một người bạn nước người trên đầu đội nón lá Việt Nam với vẻ mặt tươi cười rạng rỡ lại càng làm cho chiếc nón lá trở nên ý nghĩa hơn. Nón lá giờ đây đã trở thành một món quà tạo nên sự gắn kết giữa Việt Nam với nước bạn trên thế giới và nón lá đã đưa hình ảnh của nước Việt Nam ta chu du khắp bốn phương.

 

Nón lá được du khách nước ngoài ưa chuộng

Nón lá được du khách nước ngoài ưa chuộng- Ảnh: Sưu tầm

 

Chỉ là một chiếc nón lá đơn sơ và mộc mạc như chính tính cách con người Việt Nam giản dị nhưng lại vô cùng có ý nghĩa. Chiếc nón lá là hình ảnh của Việt Nam, là món quà mà chính bàn tay người Việt tạo ra, chiếc nón lá là cây cầu nối tình bằng hữu giữa Việt Nam và nước bạn. Dù gì đi chăng nữa, chiếc nón lá vẫn mang trong mình màu sắc của sự bình yên, dịu dàng và tinh tế!

 

Nón lá che nghiêng nét đẹp Việt

Nón lá che nghiêng nét đẹp Việt - Ảnh: Sưu tầm

 

Nón bài thơ xứ Huế

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

 

Thùy Dương - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Nón lá Huế là gì?

- Nón lá Huế là một loại nón được làm từ lá dừa, có hình dáng tròn và phẳng, được sử dụng như một phụ kiện trang trí cho trang phục của người dân Huế và Miền Trung.

Tại sao nón lá Huế có nét dịu dàng?

- Nón lá Huế có nét dịu dàng bởi vì nó được làm từ lá dừa mềm mại và mỏng, được xử lý và uốn cong theo hình dáng đẹp mắt. Nó cũng được trang trí bằng các hoa văn, họa tiết tinh tế và màu sắc tươi sáng, tạo nên một vẻ đẹp dịu dàng và thanh lịch.

Nón lá Huế được sử dụng trong những dịp gì?

- Nón lá Huế được sử dụng trong nhiều dịp khác nhau, như lễ hội, đám cưới, sinh nhật, hay các sự kiện văn hóa. Nó cũng là một món quà đặc biệt để tặng cho người thân, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh.

Nón lá Huế có ý nghĩa gì đối với người dân Huế và Miền Trung?

- Nón lá Huế là một biểu tượng của văn hóa và truyền thống của người dân Huế và Miền Trung. Nó thể hiện sự tinh tế, thanh lịch và dịu dàng của người phụ nữ Huế và Miền Trung. Nó cũng là một phần không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và lễ hội của địa phương này.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /270