Mytour blog
Tags:
du lịch Tây Bắclễ hội sự kiện khám phá Tây Bắchội đánh yến
06/04/20232.4640

Đánh Yến - du xuân ngày tết ở vùng cao năm 2024

Đia điểm chơi ngày xuân của người Mông thu hút sự quan tâm của nhiều du khách đến, trong đó có trò chơi đánh yến là trò chơi độc đáo và hấp dẫn
 
Trong các lễ hội đầu năm hay những dịp hội hè, người Mông tại Mộc Châu, Sơn La thường tổ chức những cuộc thi đánh yến. Đây là địa điểm chơi thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch mỗi dịp năm hết tết đến. Ban đầu chỉ đơn giản là trò chơi dân gian của những cặp trai gái ngày xuân bầu bạn , nhưng trải qua nhiều thế hệ: đánh yến trở thành một môn thi đấu không thể thiếu tại các ngày hội của đồng bào dân tộc .

Đánh yến Sơn la
Trò đánh yến ban đầu chỉ đơn giản là trò chơi dân gian của những cặp trai gái 

Tương truyền rằng, đánh yến có nguồn gốc từ câu chuyện về một chàng trai ở “Mường Trời”. Trong một chuyến du xuân dưới hạ giới, chàng đã phải lòng một cô gái và mỗi khi uống rượu say, chàng lại rủ người yêu của mình đánh yến để giã rượu. Yến ban đầu được đánh bằng tay, sau này được đánh bằng vợt gỗ cũng không biết tự bao giờ. Từ năm 2000 , đánh yến đã chuyển thành một môn thi đấu tại hội thể thao người dân tộc .
 
Đánh yến Sơn LaNgười chơi sẽ phải sử dụng sự khéo léo của cổ tay và sự di chuyển hợp lý để đánh cầu 

Nếu là đánh yến trong một cuộc thi, hai đội sẽ cùng đánh yến qua một lưới cao chừng 2 mét sang phần sân chơi của bên kia như đánh cầu lông. Bên thắng cuộc sẽ được một phần thưởng do cuộc chơi quy định từ trước. Tuy nhiên, những phần thưởng này cũng thường rất đơn giản và mang tính khích lệ vui vẻ trong ngày hội. Thường thì người thua sẽ phải trao tặng cho người thắng những món quà của mình, các cô gái thường tặng những tấm khăn thêu, những sản phẩm từ chính đôi tay khéo léo với một lời nhắn về một mái ấm gia đình hạnh phúc.
 
Đánh yến Sơn la
Đây cũng là dịp các chàng trai Mông thể hiện tài năng, sự khéo léo và tán tỉnh các cô gái.

 Vợt làm bằng thứ gỗ mềm và nhẹ, to hơn vợt bóng bàn một chút và có hình chữ nhật. Người chơi sẽ dùng vợt này để đánh quả yến sang phần sân của đối phương. Trong khi chơi, họ giao ước với nhau về số lần đánh trúng hoặc đánh qua lưới, nếu bên nào thua thì phải hát một bài, thổi một điệu khèn hoặc làm một điều gì đó mà hai bên cùng quy định, đôi khi cũng có thể là những phần thưởng cho bên nào thắng.
 
Đánh yến Sơn Latrò chơi đánh yến, các bà then, ông mo mặc áo thêu hình chim én
 

Đánh yến là một trò chơi giao duyên truyền thống, vừa là một trò chơi thi đấu như một môn thể thao.Thanh niên đến cuộc chơi vừa vui vừa để tìm bạn đời. Vì vậy trò đánh yến có hai hình thức chơi: Nếu là chơi đánh yến giao duyên, mỗi khi đến hội, trai gái người Mông thường mang theo quả yến và vợt để tự đánh với nhau, một bên nam và một bên nữ.
 
Đánh yến Sơn LaĐánh yến không hạn chế số lượng người chơi
 
Đánh yến không hạn chế về số lượng người chơi, có lúc tới hằng trăm đôi trai gái đứng vây thành một vòng tròn rộng để cho nhiều quả yến cùng bay một lúc. Cũng có thể chỉ cần 2 người, một nam và một nữ là có thể chơi. Đánh yến giao duyên không cần lưới mà chỉ đánh qua đánh lại cho vui. Thông qua đó, họ thầm kín trao cho nhau cả những ánh mắt, nụ cười. Trong cuộc vui nếu cô gái, chàng trai ưng một người nào đó, họ sẽ khéo léo thể hiện tình cảm qua ánh mắt, nụ cười. Nếu không ưng nhau thì họ tìm cách từ chối khéo không để mất lòng nhau rồi cùng tìm bạn khác để tiếp tục chơi.
 
Đánh yến Sơn LaĐánh yến của người Mông cũng hơi giống với đánh cầu lông.
 
Nếu là đánh yến trong một cuộc thi, hai đội sẽ cùng đánh yến qua một lưới cao chừng 2 mét sang phần sân chơi của bên kia như đánh cầu lông. Bên thắng cuộc sẽ được một phần thưởng do cuộc chơi quy định từ trước. Tuy nhiên, những phần thưởng này cũng thường rất đơn giản và mang tính khích lệ vui vẻ trong ngày hội. Thường thì người thua sẽ phải trao tặng cho người thắng những món quà của mình, các cô gái thường tặng những tấm khăn thêu, những sản phẩm từ chính đôi tay khéo léo với một lời nhắn về một mái ấm gia đình hạnh phúc.
 
Đánh yến Sơn LaVợt làm bằng thứ gỗ mềm và nhẹ, to hơn vợt bóng bàn một chút.

Tại các lễ hội, trước lúc diễn ra trò thi đánh yến, các bà then, ông mo mặc áo thêu hình chim én, với tiếng đàn thánh thót và giọng hát mượt mà “dẫn dắt” mọi người trong hội theo cánh én mùa xuân lên thăm Mường Trời, nơi có những cảnh vật thần tiên mà con người hằng mong ước đến cuộc sống no ấm, tươi đẹp… Sau đó, các Pú Mo lấy những quả yến từ mâm cúng phân phát cho mọi người cùng thi trong hội.
 
Đánh yến Sơn La
Đánh yến đã trở thành một môn thi đấu 
 
Tương truyền rằng, đánh yến có nguồn gốc từ câu chuyện về một chàng trai ở “Mường Trời”. Trong một chuyến du xuân dưới hạ giới, chàng đã phải lòng một cô gái và mỗi khi uống rượu say, chàng lại rủ người yêu của mình đánh yến để giã rượu. Yến ban đầu được đánh bằng tay, sau này được đánh bằng vợt gỗ cũng không biết tự bao giờ. Từ năm 2000 , đánh yến đã chuyển thành một môn thi đấu tại hội thể thao người dân tộc .
Các câu hỏi thường gặp
Đánh Yến là gì?

- Đánh Yến là một nghi lễ truyền thống của người dân tộc Thái ở vùng cao Sơn La, Miền Bắc. Nghi lễ này được tổ chức vào dịp đầu xuân, nhằm cầu may mắn, bình an và tài lộc cho gia đình, cộng đồng.

Đánh Yến được tổ chức như thế nào?

- Đánh Yến được tổ chức vào đêm giao thừa, khi mọi người đã hoàn tất các công việc chuẩn bị cho Tết. Người dân sẽ chọn một ngôi nhà có vị trí đẹp, rộng rãi để tổ chức nghi lễ. Sau đó, họ sẽ đốt lửa trên sân nhà và đánh trống, đàn, hát ca để mời các vị thần về thăm.

Các hoạt động trong Đánh Yến bao gồm gì?

- Trong Đánh Yến, người dân sẽ cúng các vị thần, cầu nguyện cho sức khỏe, may mắn và tài lộc. Sau đó, họ sẽ cùng nhau ăn uống, hát hò, nhảy múa và chơi các trò chơi dân gian. Đây là dịp để mọi người sum vầy, giao lưu và tạo niềm vui cho nhau.

Đánh Yến có ý nghĩa gì đối với người dân tộc Thái?

- Đánh Yến là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người dân tộc Thái. Nó thể hiện sự tôn trọng và cảm ơn đối với các vị thần, cũng như mong muốn được bình an, may mắn và tài lộc trong năm mới. Đánh Yến còn là dịp để mọi người giao lưu, tạo niềm vui và tình cảm đoàn kết trong cộng đồng.

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /447