Mytour blog
Tags:
du lịch Ninh Bìnhchùa Bái Đính du lịch tâm linhdu lịch Tràng An
06/04/20236.4730

Dạo chơi chùa Bái Đính - Ngôi chùa có bảo tháp cao nhất Đông Nam Á năm 2024

Ninh Bình - vùng đất địa linh nhân kiệt, không chỉ được biết đến như là một cố đô của dân tộc Việt, nơi đây còn là một điểm đến tuyệt vời dành cho bất kỳ du khách nào. Không chỉ có một Tràng An huyền bí đầy bí ẩn hay một Vân Long thơ mộng hữu tình, Ninh Bình còn sở hữu cho mình một trong những điểm đến văn hóa tâm linh lớn nhất Việt Nam – chùa Bái Đính, ngôi chùa có tuổi đời ngót nghét một thiên niên kỷ. Đến với chùa Bái Đính thì Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á sẽ là một điểm đến du khách không thể bỏ qua khi đến với quần thể kiến trúc Phật giáo này!

 

Chùa Bái Đính – sơn thủy hữu tình - Ảnh: Phong Nguyen

Chùa Bái Đính – sơn thủy hữu tình - Ảnh: Phong Nguyen

 

Trước khi khám phá về Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á tại chùa Bái Đính thì bạn hãy cùng Mytour khám phá sơ lược về quần thể kiến trúc tâm linh Phật giáo khổng lồ này.

 

Chùa Bái Đính – một góc tĩnh mặc - Ảnh: Neo Luong

Chùa Bái Đính – một góc tĩnh mặc - Ảnh: Neo Luong

 

Cách Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, chùa Bái Đính là một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn với một khu chùa cổ (đây chính là ngôi chùa Bái Đính gốc được Thiền sư Nguyễn Minh Không – Lý Quốc Sư dựng lên vào năm 1136 vào thời nhà Lý) và một khu chùa mới rộng hơn 80 hecta được xây dựng từ năm 2003. Một trong những điều tạo nên vẻ đẹp của chùa Bái Đính đó chính là vị trí xây dựng của ngôi chùa này – nằm lưng chừng núi, giữa thung lung, xung quanh là mênh mông những hồ và núi đá – đã tạo nên một bức tranh Phật giáo tuyệt đẹp. Không chỉ vậy, chùa Bái Đính còn được biết đến như là một quần thể chùa lớn nhất đồng thời sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á nhất.

 

Không gian chùa Bái Đính nhìn từ trên cao - Ảnh: Koan De Geus

Không gian chùa Bái Đính nhìn từ trên cao - Ảnh: Koan De Geus

 

Đến với chùa Bái Đính, bên cạnh một Bái Đính cổ tự yên tĩnh, hoài cổ, những hang sáng, động tối hay đền thời thánh Nguyễn thì Tân Bái Đính tự là một điểm đến du khách chắn chắn không thể bỏ qua khi đến với quần thể Phật giáo này. Được xây dựng trên nền kiến trúc Phật giáo Việt Nam, bên cạnh danh hiệu Khu chùa rộng nhất Việt Nam, Tân Bái Đính tự còn sở hữu cho mình rất nhiều kỷ lục như Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, Chuông đồng lớn nhất Việt Nam, Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất Việt Nam, khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam…

 

Hành lang La Hán dài nhất Việt Nam - Ảnh: Joseph Dapp Foster

Hành lang La Hán dài nhất Việt Nam - Ảnh: Joseph Dapp Foster

 

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam - Ảnh: Nguyen Hai

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam - Ảnh: Nguyen Hai

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Ninh Bình

 

Bên cạnh những điểm nhấn kiến trúc như Tượng Phật trong điện Pháp chủ hay hành lang La Hán dài gần 3 km, thì điểm nổi bật nhất của quần thể Tân Bái Đính tự đó chính là Bảo tháp Xá lợi – Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á. Tọa lạc ở phía Tây điện Tam Thế thuộc Tân Bái Đính tự, Bảo tháp Xá lợi bao gồm 13 tầng tháp với chu vì theo hình lục giác là 24 mét và chiều cao của tòa tháp là 99 mét – một con số tượng trưng cho sự vĩnh cửu, tốt lành và may mắn.

 

Bảo tháp Xá lợi – biểu tượng cho sự vĩnh cửu và tốt lành - Ảnh: Hoàng Hà – Zing News

Bảo tháp Xá lợi – biểu tượng cho sự vĩnh cửu và tốt lành - Ảnh: Hoàng Hà – Zing News

 

Được thiết kế và xây dựng hoàn toàn “thuần Việt” với kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo thời nhà Lý với những họa tiết hình mây, sóng nước, cánh sen, lá bồ đề được cách điệu kết hợp kết hợp với vật liệu xây dựng là những viên gạch đất nung được làm hoàn toàn bằng phương thức cổ truyền của Làng gốm Bát Tràng, Bảo tháp Xá lợi chùa Bái Đính chính là biểu tượng cho một nét văn hóa Việt Nam với sức sống, tồn tại mãnh liệt. Bảo tháp Xá lợi – Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á tại Việt Nam chính là một điểm nhấn quan trọng và không thể thiếu trong quần thể chùa Bái Đính, Ninh Bình.

 

Bảo tháp Xá lợi – sừng sững giữa màn đêm tĩnh mịch - Ảnh: Danil Roudenko

Bảo tháp Xá lợi – sừng sững giữa màn đêm tĩnh mịch - Ảnh: Danil Roudenko

 

Bảo tháp Xá lợi nổi bật giữa quần thể chùa Bái Đính khi lên đèn - Ảnh: theanhnb1974

Bảo tháp Xá lợi nổi bật giữa quần thể chùa Bái Đính khi lên đèn - Ảnh: theanhnb1974

 

Bước vào bên trong Bảo tháp, du khách sẽ phải choáng ngợp trước một không gian lộng lẫy đầy linh thiêng đập ngay vào mắt mình. Ở chính điện của Bảo tháp đó chính là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang tọa thiền được dát vàng rực rỡ với bên dưới là một bệ thờ tam cấp với những họa tiết rồng, sen và linh vật được tạc khắc tinh xảo trên nền đá xanh. Không chỉ mang đến cho bạn một cảm giác choáng ngợp trước sự lung linh huyền ảo, chánh điện Bảo tháp Xã lợi sẽ còn mang đến cho bạn những câu chuyện – giai thoại về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi người được sinh ra cho đến khi Đức Phật nhập niếp bàn với những bức phù điêu thạch anh có nguồn gốc từ Ấn Độ được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ.

 

Không gian linh thiêng bên trong Bảo tháp - Ảnh: Hoàng Hà – Zing News

Không gian linh thiêng bên trong Bảo tháp - Ảnh: Hoàng Hà – Zing News

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Ninh Bình

 

Mỗi bức phù điêu chính là mỗi câu chuyện về Đức Phật - Ảnh: Hoàng Hà – Zing News

Mỗi bức phù điêu chính là mỗi câu chuyện về Đức Phật - Ảnh: Hoàng Hà – Zing News

 

Điểm đặc biệt nhất của Bảo tháp Xá lợi chính là tầng thứ 13 của tòa tháp này khi đây chính là nơi lưu giữ Ngọc xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Là nơi đặc biệt linh thiêng nên tầng cao nhất của Bảo tháp Xá lợi được thiết kế với một phong cách kiến trúc khá đặc biệt, là sự giao thoa giữa văn hóa Phật giáo Ấn Độ - quê hương của Phật giáo – và những nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Ngay chính giữa điện là tháp Xá lợi – nơi cất giữ Xá lợi Phật – bảo vật của Phật giáo Ấn Độ và Thế giới, ngay phía trên tháp xá lợi chính là mái vòm cong với hình tượng hoa sen ngay chính tâm, xung quanh là hình tượng Đức Phật Thích Ca đang thiền tịnh và hình tượng lúc Ngài nhập niếp bàn xen kẽ với hình tượng chim lạc – biểu tượng cho vẻ đẹp của dân tộc Việt.

 

Tháp Xá lợi – nơi lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Ảnh: Hoàng Hà – Zing News

Tháp Xá lợi – nơi lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Ảnh: Hoàng Hà – Zing News

 

Không chỉ mang đến cho du khách một màu sắc linh thiêng, lộng lẫy, tầng cao nhất của Bảo tháp Xá lợi sẽ còn mang đến cho bạn những giây phút choáng ngợt trước vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình nơi đây khi được ngắm nhìn toàn cảnh chùa Bái Đính từ trên cao.

 

Mái vòm bảo tháp mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Ấn Độ - Ảnh: Hoàng Hà – Zing News

Mái vòm bảo tháp mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Ấn Độ - Ảnh: Hoàng Hà – Zing News

 

Bảo tháp Xá lợi – một phần không thể thiếu trong không gian kiến trúc chùa Bái Đính - Ảnh: Đức Naga

Bảo tháp Xá lợi – một phần không thể thiếu trong không gian kiến trúc chùa Bái Đính - Ảnh: Đức Naga

 

Xem thêm: Các tour du lịch Ninh Bình giá rẻ

 

Nổi bật giữa nền trời xanh, Bảo tháp Xá lợi chùa Bái Đính – Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á tại Việt Nam chính là một dấu ấn quan trọng cho tổng thể kiến trúc quần thể tâm linh chùa Bái Đính – nơi mà du khách không thể không ghé qua mỗi khi đến với cố đô Ninh Bình, cố đô với những di sản thiên nhiên tuyệt đẹp làm nao nức tâm hồn.

 

Đình Tùng – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Bái Đính ở đâu?

Chùa Bái Đính nằm ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 15km.

Bảo tháp của chùa Bái Đính cao bao nhiêu?

Bảo tháp của chùa Bái Đính cao 13 tầng, cao khoảng 100m, là bảo tháp cao nhất Đông Nam Á.

Chùa Bái Đính có gì đặc biệt?

Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, với kiến trúc độc đáo, tôn vinh văn hóa truyền thống Việt Nam. Nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc đẹp và có không gian yên tĩnh, thích hợp cho việc tìm hiểu về đạo Phật và thư giãn.

Thời gian tham quan chùa Bái Đính là bao lâu?

Thời gian tham quan chùa Bái Đính tùy thuộc vào mục đích của từng người. Nếu chỉ muốn tham quan chùa và ngắm cảnh, thì khoảng 2-3 giờ là đủ. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, kiến trúc và đạo Phật, thì có thể mất cả ngày.

Giá vé vào tham quan chùa Bái Đính là bao nhiêu?

Giá vé vào tham quan chùa Bái Đính là 50.000 đồng/người lớn và 20.000 đồng/trẻ em. Nếu muốn đi cáp treo, thì phải trả thêm 100.000 đồng/người lớn và 50.000 đồng/trẻ em.

Có nên đi tham quan chùa Bái Đính vào mùa nào?

Chùa Bái Đính có thể tham quan được quanh năm, tuy nhiên, vào mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch) thì có lễ hội chùa Bái Đính với nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, rất đông du khách đến tham quan.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /354