Mytour blog
Tags:
vịnh Vĩnh Hydu lịch Ninh ThuậnTháp Chămđặc sản Ninh Thuậntháp Chàm Phan RangThôn Bầu Trúc Ninh ThuậnThành phố Phan Rang
06/04/20232.5680

Đất nắng Ninh Thuận với những điểm du lịch hấp dẫn năm 2024

Ninh Thuận, một vùng đất đầy nắng và gió, có những điểm đến khiến cho du khách phải ngỡ ngàng, làm lay động hàng triệu con tim đến nơi đây. Mỗi người sẽ có sở thích khác nhau song ấn tượng chung về bầu trời nắng xanh trong và những nụ cười hồn hậu của cư dân sẽ đến với tất cả du khách.

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Ninh Thuận

 

GỐM BẦU TRÚC


Thôn Bầu Trúc có khoảng 400 hộ có đến 85% trong số đó vẫn thủy chung với nghề gốm. Theo truyền thuyết, nghề làm gốm do vợ chồng ông tổ Poklong Chanh dạy cho phụ nữ trong làng từ ngàn xưa. Để tưởng nhớ công ơn của tổ nghề, bà con lập đền thờ tổ chức cúng tế Poklong Chanh vào dịp lễ hội Katê hàng năm.

Mỗi sản phẩm gốm đều là kết tinh của sự tỉ mỉ và kinh nghiệm - Ảnh: Sưu tầm

Ðất đai vùng Bầu Trúc từ xa xưa đã dành sẵn cho cư dân kho báu để khai sinh và nuôi sống nghề gốm; đó là mỏ đất, mỏ cát riêng biệt mà chỉ phù sa sông Quao mới có: Ðất mịn, dẻo lạ lùng; cát cũng rất mịn, hạt nhỏ li ti. Mỗi thứ đồ gốm, tùy công năng mà pha trộn cát với đất, nhưng trộn với tỷ lệ cát cao nhất, gốm ra lò vẫn bóng mịn, hầu như không sản phẩm nào rạn, nứt.
 
Ở nhiều nơi người ta dùng bàn xoay để nặn gốm, còn các nghệ nhân gốm Chăm vẫn dùng đôi tay khéo léo để tạo nên những tác phẩm tuyệt vời với mẫu mã phong phú. Các hoa văn trang trí trên gốm Bầu Trúc là những đường khắc vạch hình sông nước, chấm vỏ sò và hoa văn thực vật; có cả hoa văn móng tay trên vai cổ gốm rất mộc mạc, gần gũi, nhẹ nhàng. Sản phẩm gốm được nung lộ thiên ở nhiệt độ khoảng từ 500 - 6000C trong vòng 6 giờ, sau đó được lấy ra để phun màu (loại màu này được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên rừng) rồi được tiếp tục nung lại trong vòng 2 giờ. Vì vậy, gốm Bầu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu, tạo thành các sản phẩm gốm độc đáo, mang theo vẻ "lung linh của nền văn hóa Chămpa".

Đến với làng gốm Bầu Trúc du khách sẽ thấy được vẻ đẹp riêng so với gốm những nơi khác. Nếu du khách muốn tự tay mình làm ra một sản phẩm, người dân nơi đây rất sẵn lòng hướng dẫn: Du khách sẽ từ việc đập đất khô cho tơi, nặn thành hình, trang trí, đến khâu nung sản phẩm.

Bàu Trúc là địa danh nổi tiếng với sản phẩm gốm Chăm, thứ gốm lạ lùng chỉ nung bằng lửa rơm, chẳng cần lò, chẳng cần men, lạ hơn là toàn do phụ nữ nặn vuốt bằng cách đi giật lùi quanh bàn nặn chứ không dùng bàn xoay. Tưởng đã tuyệt duyệt nhưng với sự giao thương và bùng nổ của kinh tế mà khách du lịch, giới nghệ sĩ, các chủ nhà hàng… bỗng nhận ra vẻ đẹp độc đáo, mà từ đó ghé thăm, đặt hàng, giữ lại được cái tên Gốm Bàu Trúc.
 
Người thợ lành nghề nhất ở đây luôn là những người phụ nữ - Ảnh: Sưu tầm

Cũng như ở nhiều địa phương khác ở miền Trung và Nam, người Chăm Ninh Thuận theo chế độ mẫu hệ, vì thế không phải là điều lạ lùng khi thấy những đàn ông Chăm bế con để vợ làm lụng việc nặng. Dạo chơi trong làng Bàu Trúc thú vị ở cảnh xem nặn gốm, ngắm nghía mẫu mã lạ lùng của các loại bình, lọ, đồ mỹ nghệ, nhưng hơi bất tiện ở chỗ gốm là thứ cồng kềnh, dễ vỡ, nhìn món nào cũng thích song thật khó chọn được một món mang về làm kỷ niệm.
 

THÁP CHĂM


Ai cũng phải choáng ngợp trước vẻ đẹp hoàn mĩ của tháp - Ảnh: Sưu tầm

Ninh Thuận được biết tới như nơi ít mưa nhất Việt Nam, trời lúc nào cũng khô khát. Cũng như khi đi thăm tháp Pklong Gia Rai, hầu hết các đoàn du khách đều ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hoàn mỹ của tháp, song cũng choáng váng vì bầu trời nắng lửa bao trùm ngọn đồi. Đã mấy trăm năm tháp đứng im lìm dưới nắng như vậy, mang trong lòng biết bao bí ẩn của một nền văn hóa đã từng phát triển rực rỡ nơi này. Tháp Pklong Gia Rai có lẽ xứng đáng được coi là ngọn tháp đẹp vào bậc nhất trong hệ thống tháp Chăm cổ còn lại trên khắp Việt Nam.
 
 

ĐỒI CÁT

 
 
Đẹp như một bức tranh - Ảnh: Sưu tầm
 

Kề sát bên thành phố Phan Rang là đồi cát Nam Cương, tuy không nổi tiếng bằng cồn cát Mũi Né của tỉnh Bình Thuận nhưng lại đẹp ở sự hoang vu, vắng lặng đến không ngờ. Đâu phải ai cũng có thể lên được, bởi phải đi theo những con đường nhỏ, xuyên qua vườn xoài, ruộng lúa, men theo những hàng rào trồng đầy xương rồng gai mới có thể tìm được lối tiếp cận chân đồi cát.

Nhưng đã lên rồi thì phải ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kỳ ảo do những đường nét vẽ nên từ cát. Những hình khối uốn lượn nhấp nhô về chân trời, đường viền mềm mại, vệt cát chảy được tạo ra từ gió và mưa… lúc nào cũng có sức hút với ống kính máy ảnh. Chẳng phải vô cớ mà lâu lâu lại có vài đoàn nhiếp ảnh tới đây sáng tác, và tác phẩm hay bắt gặp trong các triển lãm chính là cảnh người phụ nữ đội thúng, dắt bò, lũ trẻ tung tăng.. chạy trên đồi cát. Thật ra tất cả đều là sắp đặt, bởi lũ bò chẳng khi nào tự nhiên đi lên đồi cát làm gì, song vẫn mang tới cho cuộc đời những hình ảnh thú vị đậm chất địa phương.

Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
 

THÀNH PHỐ PHAN RANG

 
Ẩn mình sau lớp vỏ yên tĩnh là sự thú vị khôn cùng - Ảnh: Sưu tầm

Thủ phủ của tỉnh, thành phố Phan Rang nhỏ nhắn, đi xe máy vài chục phút là biết hết các con đường, ở đó tưởng như không có gì nhiều để khám phá nhưng càng ở lâu càng thấy thú vị. Một hội quán người Hoa tĩnh lặng ngay góc trung tâm, sặc sỡ bích họa ngay ở khuôn cổng. Một tiệm cơm gà đã có tiếng từ trước giải phóng. Một rạp chiếu phim có lẽ 30 năm chưa hề thay đổi. Cái gì cũng nhỏ nhắn, bình lặng, có vẻ không hợp lắm với những đoàn khách trẻ song lại tỏa ra sức hút với những trái tim ưa sự bình yên.
 

VỊNH VĨNH HY

 
Toàn cảnh Vịnh Vĩnh Hy - Ảnh: Sưu tầm

Vịnh Vĩnh Hy là một thắng cảnh nổi danh của mảnh đất miền Trung. Bản thân vịnh đã đẹp, cảnh sắc trên đường đi càng thú vị, từ cánh đồng muối trắng ngút ngàn cho tới những xưởng hấp cá cơm tíu tít người làm dưới nắng, rồi những đầm nước in bóng núi đá lô xô. Rất dễ dàng để liên hệ chiếc tàu đáy kính đi thăm vịnh và tha hồ ngắm san hô, cá… trong quá trình tàu di chuyển. Bữa ăn trưa sẽ được phục vụ trên các doi cát với đủ thứ đặc sản biển: ốc, mực, tôm, cầu gai…
 
Mytour.vn

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /544