Mytour blog
Tags:
Hà Nộidi tích lịch sửđền Hai Bà Trưngđền Hát Mônhội đền Hát Môn
06/04/202317.2270

Đền Hát Môn năm 2024

Đến thăm đền Hát Môn là đến thăm một vùng mang nhiều dấu tích anh hùng của Hai Bà - hai vị nữ lưu hào kiệt, những người đã làm rạng danh cho truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam.

 

Từ Hà Nội theo quốc lộ 32 đi hết thị trấn Phùng là đến xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ (xưa là Phúc Lộc), Sơn Tây. Nơi đây có 1 trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn nhất và lâu đời nhất ở nước ta. Nguyên xưa, ngôi đền nằm trên bờ cửa sông Hát (đoạn sông Đáy nối sông Hồng), sau do sông đổi dòng nên đền đã ở sâu vào đất liền. 

 

Đền thờ Hai Bà Trưng - Hát Môn - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn ở gần đền Hát Môn

 

Tương truyền, đây là nơi Hai Bà Trưng lập đàn và mở hội thề tụ nghĩa năm 40 đầu công nguyên, trước khi xuất quân đánh thái thú Tô Định. Sau khi chiếm được các thành trì ở Lĩnh Nam, Hai Bà bèn tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh, Vĩnh Phúc. Hai năm sau, nhà Hán sai Mã Viện sang đánh, quân Hai Bà phải rút về giữ Cấm Khê, Trưng Vương tự vẫn ở sông Hát, về sau dân xã Hát Môn lập đền thờ kề chân đê. 

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Vĩnh Phúc

 

Quang cảnh đền Hai Bà TrưngQuang cảnh đền Hai Bà Trưng - Ảnh: Sưu tầm

 

Truyền rằng đền có từ thời tiền Lê, diện mạo hiện tại mang dấu vết từ thế kỷ 19. Từ hai phía đầu đê đi xuống đền Hát Môn là hai tấm bia có chữ "Hạ mã". Xưa kia, các quan thuộc các triều đại qua đây đều phải xuống ngựa và đi bộ để tôn kính Hai Bà. Ngay chân đê là cổng đền với các bậc thềm đi xuống. Hai bên cổng có hai cột trụ với đôi câu đối nổi tiếng:

Đồng trụ chiết hoàn Giao Lĩnh trĩ
Cẩm Khê doanh hạc Hát giang trường

tạm dịch:

Đồng trụ gãy hay còn, núi Lĩnh Nam đời đời cao ngất
Cẩm Khê vơi hay đầy, dòng Hát Giang mãi mãi vươn dài.

 

Hai bên cổng có hai cột trụ với đôi câu đối nổi tiếng

Hai bên cổng có hai cột trụ với đôi câu đối nổi tiếng - Ảnh: Sưu tầm

 

Đền Hai Bà nằm giữa một không gian cổ kính
Đền Hai Bà nằm giữa một không gian cổ kính - Ảnh: Sưu tầm
 
Cây cối rườm rà, phong cảnh linh thiêng
Cây cối rườm rà, phong cảnh linh thiêng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Hà Nội


Trong đền, bày nhiều đồ thờ cúng cùng hoành phi, câu đối, nói lên khí phách, tinh thần quật khởi và công đức của Hai Bà, đối với non sông xã tắc. Chính giữa đền treo bức đại tự (Lạc Hùng chính thống).

  
Hoành phi: Hưởng thành tích hỗ 
    Hoành phi: Hưởng thành tích hỗ - Ảnh: Du khách
 
Hoành phi: Hùng Lạc chính thống
 Hoành phi: Hùng Lạc chính thống - Ảnh: Sưu tầm


  Hoành phi: Trì tiết hành nghĩa
  Hoành phi: Trì tiết hành nghĩa - Ảnh: Sưu tầm
  
Trong đền, bày nhiều đồ thờ cúng cùng hoành phi, câu đối, nói lên khí phách, tinh thần quật khởi và công đức của Hai Bà, đối với non sông xã tắc. Chính giữa đền treo bức đại tự (Lạc Hùng chính thống).


Phía Hậu cung đặt hai long ngai bài vị của hai Bà. Ngoài ra, trong đền hiện còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật giá trị như: kim tự khí, hương án, bài vị... mang đậm nghệ thuật chạm khắc thời Lê.
 

Hổ phù ở nhang án thờ

  Hổ phù ở nhang án thờ - Ảnh: Sưu tầm 

 

Tương truyền rằng Hai Bà hi sinh ở chiến trường, máu Hai Bà thấm đỏ non sông. Bởi vậy, toàn bộ đồ thờ ở đền Hát Môn đều sơn màu đen, kiêng màu đỏ. Hàng năm, người đến tế lễ cũng như dự hội hè ở Hát Môn đều không được ăn vận quần áo, trang phục màu đỏ. Nếu có phải để ở ngoài đền.

 

 Kiệu đền Hai Bà

  Kiệu đền Hai Bà - Ảnh: Sưu tầm

 

Kiệu long đình, sơn đen
   Kiệu long đình, sơn đen - Ảnh: Sưu tầm

 

Án dâng lễ vật, sơn đen

Án dâng lễ vật, sơn đen - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Hà Nội 

 

Phía sau đền có một gò gọi là gò Ngọc Ấn, nơi khi xưa nghĩa quân Hai Bà chôn giấu các ấn tín và ngọc ấn. Đền đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1991.

 

Ngày 6.3 năm 43, (Quý Mão) trước lúc Hai Bà hóa thân xuống dòng sông Hát  

Ngày 6.3 năm 43, (Quý Mão) trước lúc Hai Bà hóa thân xuống dòng sông Hát - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ hội chính vào ngày mồng 6 tháng Ba, mồng 4 tháng Chín và 24 tháng Chạp âm lịch. Hội lễ ngày mồng 6 tháng Ba, ngày hoá của Hai Bà Trưng là hội lễ chính hằng năm. Trong ngày hội, dân làng cúng Hai Bà những mâm đầy các đĩa bánh trôi. Theo truyền thuyết tại Hát Môn thì khi bị vây hãm, Hai Bà đã phi ngựa qua vùng căn cứ cũ, nhân lúc đói, Hai Bà ghé vào quán hàng bánh của một bà già ăn đĩa bánh trôi và 2 quả muỗm. Bánh trôi dâng phải có đủ 100 viên rất nhỏ, sau khi tế lễ xong, làng đem 49 viên đặt vào lòng một bông hoa sen thả xuống dòng sông để trôi về biển cả. Đặc biệt, dân làng Hát Môn không làm và không ăn bánh trôi trước ngày 6 tháng Ba. 

 

Hội lễ ngày mồng 6 tháng Ba
Hội lễ ngày mồng 6 tháng Ba - Ảnh: Sưu tầm   

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Hội lễ ngày 4 tháng Chín, tương truyền là ngày Hai Bà làm lễ xuất quân. Trong ngày hội có diễn múa cờ với sự tham gia của trai đinh trong làng, có đông đảo du khách trẩy hội. Hội lễ ngày 24 tháng Chạp, được tổ chức rất trang nghiêm. Đó là lễ Mộc dục (tắm tượng). 

 

Để chuẩn bị cho lễ Mộc dục, làng Hát Môn chọn 20 tráng đinh, vào nửa đêm ngày 23 sang ngày 24 rước tượng Hai Bà từ trong hậu cung ra nhà Dội (nhà tắm tượng). Cùng lúc đó, dân chài Hát Môn, cũng gọi là vạn Hát, sắm sửa thuyền chở lọ (hoặc bình, ang, hũ) đựng nước ra giữa sông Hồng lấy nước về nhà Dội để làm lễ. Gọi là tắm tượng nhưng người ta chỉ lau phủ bụi bặm trên tượng, rồi dùng khăn nhúng nước (có khi pha hương hoa lá thơm) để lau lần nữa. Sau cùng, rước tượng về bày thờ ở hậu cung.   

 

Đền Hát Môn cách Hà Nội chỉ trên 20km. Đến thăm đền Hát Môn là đến thăm một vùng mang nhiều dấu tích anh hùng của Hai Bà - hai vị nữ lưu hào kiệt, những người đã làm rạng danh cho truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam.

Các câu hỏi thường gặp
Đền Hát Môn là gì?

- Đền Hát Môn là một di tích lịch sử, văn hóa nằm ở Hà Nội, Miền Bắc.

Đền Hát Môn có ý nghĩa gì?

- Đền Hát Môn được xây dựng để tôn vinh các anh hùng dân tộc đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Trung Hoa vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.

Đền Hát Môn có gì đặc biệt?

- Đền Hát Môn có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa kiến trúc Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, đền còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của người dân Hà Nội.

Lễ hội Đền Hát Môn diễn ra khi nào?

- Lễ hội Đền Hát Môn diễn ra vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Làm thế nào để đến Đền Hát Môn?

- Đền Hát Môn nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, bạn có thể đi bằng xe buýt, taxi hoặc xe máy. Nếu bạn muốn trải nghiệm thêm, có thể đi bộ hoặc thuê xe đạp đến đền.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /174