Mytour blog
Tags:
khám phá Huếlàng nghề truyền thống làng Sìnhtranh mộc bản làng Sình
06/04/20232.3590

Đến làng Sình vừa ngắm tranh vừa du xuân năm 2024

Cuối năm là dịp lý tưởng để tham quan làng Sình và chứng kiến không khí hối hả làm tranh phục vụ cho Tết cổ truyền.

 

Cũng là dòng tranh dân gian mộc bản nhưng tranh làng Sình khác tranh tranh Hàng Trống (Hà Nội), Đông Hồ (Bắc Ninh) vì chỉ dùng để thờ cúng và hoá sau khi lễ. Theo quan niệm của người dân, dùng tranh để thờ cúng sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Bởi vậy, không chỉ người Huế, các vùng lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam... cũng thường chọn làng Sình làm nơi để Du xuân 2014 và chọn tranh  trong dịp Tết.

 

Xem thêm: Các tour du lịch tại Huế

 

Đến làng Sình vừa ngắm tranh vừa du xuân

Nghệ nhân đang vẽ tranh về người phụ nữ với những màu sắc khác nhau - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Quảng Nam

 

 Đến làng Sình vừa ngắm tranh vừa du xuân

Bất kể ai ở đây cũng có thể là nghệ nhân vẽ tranh của làng Sình - Ảnh: sưu tầm

 

Khác mục đích sử dụng nhưng kỹ thuật và chất liệu in tranh Sình không khác tranh Đông Hồ, Hàng Trống là mấy với lối in mộc bản. Người dân làng Sình cũng sử dụng nguyên liệu tự nhiên để tạo màu sắc và giấy dó hoặc giấy mộc quét điệp để in.


Tranh Đông Hồ chỉ có 4 - 5 màu cơ bản gồm vàng, đen, xanh, đỏ thì tranh Làng Sinh lại nhiều hơn. Màu vàng làm từ lá đung giã với búp hoè non,; nước lá bàng cho ra màu đỏ sẫm, màu xanh dương từ hạt mồng tơi mà thành, tro rơm nếp hoà trong nước rồi lọc sạch, hạt hoè làm ra màu vàng đỏ, cô lại ra màu mực đen bóng.

 

Đến làng Sình vừa ngắm tranh vừa du xuân

Dụng cụ để vẽ rất đa dạng, nhiều chén màu nước để pha màu - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

 

Xanh dương, lục, đỏ, vàng, đen, đơn là những gam màu chủ đạo tạo ra sắc màu rực rỡ cho tranh làng Sình. Tranh không in chồng màu như tranh Đông Hồ mà chỉ in thô bằng một bản khắc đen, phơi khô rồi tô màu tỉ mẩn vào các chi tiết.

Quá trình tô màu làm theo dây chuyền, mỗi người phụ trách một hai màu, tô xong chuyển cho người khác. Nghệ nhân lúc này thả mình theo cảm hứng của bản thân, những bàn tay tô màu như múa thoăn thoắt trên bản in. Có người còn kẹp hai, ba cây bút ở đầu ngón tay để tô cùng lúc hai, ba mảng màu như một nghệ sĩ điêu luyện biểu diễn bút lông.

Màu sắc tươi tắn cộng với đường nét, bố cục tự nhiên đã làm nên vẻ đẹp riêng cho dòng tranh dân gian làng Sình xứ Huế. Người ta thường mua những bộ tranh vào dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán, lễ thôi nôi, cầu mùa, động thổ, xây nhà, dựng cửa...

Đến làng Sình vừa ngắm tranh vừa du xuân

Những tác phẩm dân gian hết sức sinh động - Ảnh: sưu tầm

 

Có khoảng 50 đề tài được thể hiện trong tranh làng Sình, chia theo 3 chủ đề: tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật, qua đó phản ánh tín ngưỡng cổ xưa của người Việt.

Mọi người cúng tranh để cầu người yên vật thịnh, người ốm chóng khỏi, trẻ em chóng lớn, phụ nữ sinh nở được mẹ tròn con vuông. Chính vì thế tranh làng Sình được chia thành tranh để thờ và tranh để hoá như hoá vàng.


Ngày nay, làng Sình không chỉ là nơi mua tranh Tết mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch tham quan trong dịp Du xuân 2014 và đây là cơ hội để họ tự tay in tranh. Nhờ đó, du khách có thể hiểu thêm phần nào về văn hoá đất cố đô và những bức tranh làng Sình đã theo chân du khách đi khắp nơi.

Hi vọng bạn cũng sẽ có những chuyến Du xuân 2014 thật thú vị và đừng quên ghé thăm làng Sình dịp Tết này nhé.

 

Đến làng Sình vừa ngắm tranh vừa du xuân

Những du khách nước ngoài cũng hứng thú với thể loại tranh dân gian này - Ảnh: sưu tầm 

Xem thêm: Các khách sạn tại Thừa Thiên Huế

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /106