Mytour blog
Tags:
Hà Nộidu lịch tâm linhdi tích lịch sửHoàng thành Thăng Longđền thờ Thánh Tản Viên
06/04/202326.5250

Đền thờ Thánh Tản Viên năm 2024

Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì - được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.

 

Đây là nơi thờ chính và gắn liền với những di tích huyền thoại về Đức Thánh Tản (nhân gian thường gọi là Sơn Tinh) - một trong “tứ bất tử” Việt Nam.

 Đường lên núi Tản Viên

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Hà Nội

 

Đền Thượng xưa thuộc đất Thủ Pháp, tổng Hoằng Nhuệ, huyện Bất Bạt, nay thuộc địa giới hành chính xã Ba Vì, huyện Ba Vì và nằm trong diện tích lân phần của Vườn Quốc gia Ba Vì quản lý. Năm 1993 Đền Thượng đã được khởi dựng lại trên mái núi thắt cổ bồng nằm trên độ cao 1.227m.


Mặt trước đền thờ thánh Tản Viên

 

Đền Thượng gồm ba gian hai chái, một nửa mái sau Đền là vách đá, không có mái, kết cấu công trình làm bằng bê tông xi măng theo kiểu kiến trúc xà, cột. Phần mái được lợp bằng ngói mũi hài với đầu đao cong vút. Hai tường hồi bố trí hai vòng tròn sắc không đối diện nhau mô phỏng biểu tượng của nhà Phật. Trên bàn thờ Thánh Tản Viên có một khám thờ, trong có ba ngôi tượng đá cổ, mỗi pho tượng được tạc ở ba tư thế khác nhau.


Cổng Lên Đền Thượng dưới chân núi Tản 

Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía Tây Ba Vì, là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Đền Trung được xây dựng từ triều Lý, đền triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại. Nằm ở sườn núi trên một cánh rừng tương đối bằng phẳng, cửa đền nhìn về hướng Tây, đối diện là núi Chàng Rể, phía dưới là dòng sông Đà như một dải mụa trắng vắt ngang, lại càng tôn lên vẻ thiêng liêng hùng vĩ

Đền Trung kiến trúc kiểu chữ tam, phỏng quẻ Càn trong Kinh dịch, biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của đền đặt ba pho tượng Tam vị Đức Thượng đẳng. Chính giữa là tượng thờ Tản Viên, hai bên là tượng Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương. Trong cung gian giữa bài trí tượng bốn vị quan ở tư thế đứng, mũ áo cân đai chỉnh tề, đứng hai bên đối diện nhau, biểu thị bốn vị đại thần trấn ở bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc.


 Toàn cảnh cổng lên đền

 

Trước Trung cung là nhà tiền tế năm gian còn lưu dấu tích lại bài thơ chữ Hán vịnh cảnh đền Trung. Nằm ở bên phải Đền Trung còn có dãy nhà ba gian gọi là đền Lang hay đền Lang Mẫu, bên trong đặt ngai thờ bà Mai Thị. Đền Trung còn có tên gọi là “Đền ba dân” nghĩa là có dân Mường ở xã Thủ Pháp xưa và hai dân Kinh ở chân núi gọi là làng Vô Khuy và làng Ngọc Nhị cũng biện lễ chung để thờ cúng Thánh Tản.


 Phía trong ngôi đền

 

Đây là ngôi Đền có quy mô lớn, hoành tráng tạo thành quần thể di tích liên quan đến sự tích Thánh Tản Viên, là ngôi đền có một vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì.



 Khung cảnh bình yên của đền

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Đền Hạ còn có tên gọi là Tây cung, là ngôi đền cổ tọa lạc dưới chân núi Tản Viên, ven bờ sông Đà thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, được xây dựng từ đầu thế kỉ XVIII. Kiến trúc của đền Hạ theo kiểu chữ tam, ngoài sân có tấm bia đá ghi dòng chữ “Tản viên từ ký” (ghi chép về Đền thờ Tản Viên), dựng vào năm Tự Đức thứ 1 (1848) triều Nguyễn. Nội dung bia cho biết đền Hạ được xây dựng quy mô lớn, vua Tự Đức đã cấp hai nghìn quan tiền để xây dựng Đền.

Hình ảnh ngôi đền thờ Thánh Tản Viên những năm trước

 

Đền Hạ còn có tên gọi là “Đền năm dân” (dân Trung Nghĩa thuộc Tổng Tu Vũ, dân Đồng Luận, Lương Khê thuộc Tổng Lương Truyền, dân Đan Thê, Thạch Xá thuộc Tổng Lương Truyền, dân Đan Thê, Thạch Xá thuộc các địa phận trên trước đây cùng được hưởng nguồn lợi đất bãi hai bên tả hữu ngạn sông Đà đoạn từ Khánh Trúc đi Khê Thượng, còn đất phía Tây núi Ba Vì thì của ba dân Thủ pháp, Vô Khung, Ngọc Nhị hưởng lợi thì cùng đồng sự thực hiện nghi lễ thờ cúng Tản Viên ở Đền Trung.


 

 Không gian tĩnh lặng làm cho tâm hồn trở nên thư thái

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Hà Nội

 

Đền Hạ có ba dãy nhà ngang, nhiều hạng mục lớn như cổng Tam quan, Đại bái, Tiền tế, Hậu cung, nhà thờ Mẫu. Đền Hạ có hai pho tượng Hộ pháp dáng oai phong, tay cầm giáo trấn giữ hai bên. Trên mái cổng Tam quan có lưỡng long chầu nguyệt, hai tầng, tám mái đao cong, lợp ngói ri.

Giữa hai tầng mái là bốn chữ Hán "Quốc Sơn Từ Hạ" cùng nhiều các bức tranh chạm trổ mô phỏng hình tượng mặt trời, tia sét, chim phượng, con nghê, đao mác, lửa theo phong cách nghệ thuật điêu khắc, đặc trưng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII

AL

Các câu hỏi thường gặp
Đền Thánh Tản Viên là gì?

- Đền Thánh Tản Viên là một ngôi đền thờ tôn vinh vị thần Tản Viên Sơn Thánh, được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 tại Hà Nội, Miền Bắc.

Vị trí của Đền Thánh Tản Viên ở đâu?

- Đền Thánh Tản Viên nằm ở phía Tây Hồ, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km.

Lịch sử của Đền Thánh Tản Viên như thế nào?

- Đền Thánh Tản Viên được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, thời kỳ Lý. Trong suốt lịch sử, đền thờ này đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.

Các hoạt động tại Đền Thánh Tản Viên như thế nào?

- Đền Thánh Tản Viên là nơi tôn vinh vị thần Tản Viên Sơn Thánh, nên các hoạt động tại đây thường liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Ngoài ra, đền thờ này cũng là điểm đến du lịch thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Cách thức tham quan Đền Thánh Tản Viên như thế nào?

- Du khách có thể đến tham quan Đền Thánh Tản Viên bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Để vào thăm quan, du khách cần mặc quần áo lịch sự và giày đóng. Ngoài ra, du khách cũng cần tuân thủ các quy định và lễ nghi tại đền thờ.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /257