Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhnúi Bà ĐenLễ hội - Sự kiệndu lịch An GiangTết Nguyên Tiêu
06/04/20234.1440

Đi chùa cầu an ngày Tết Nguyên Tiêu năm 2024

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên tiêu, một trong những ngày rằm rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Đi chùa cầu bình an cho đại gia đình là việc hầu như ai cũng làm trong ngày Tết Nguyên Tiêu.

 

Rực rỡ ngày Tết Nguyên tiêu

Rực rỡ ngày Tết Nguyên tiêu - Ảnh: yeunhiepanh

 

Tết Nguyên tiêu năm nay sẽ rơi vào đầu tháng 3 dương lịch. Đây cũng là thời điểm cho những chuyến du lịch mùa hè. Nếu có thời gian bạn và gia đình sẽ khởi hành chuyến du lịch tháng 3 đến những nơi như núi Bà Đen, Châu Đốc, núi Cấm … đi chùa sẽ thật thú vị đấy.

 

Rực rỡ ngày Tết Nguyên tiêu

Núi Bà Đen là điểm đến của nhiều người trong dịp Tết Nguyên tiêu - Ảnh: tiepthisaigon

 

Những ngôi chùa trên núi Cấm ở An Giang cũngđược nhiều người tìm đến trong dịp Tết Nguyên Tiêu

Những ngôi chùa trên núi Cấm ở An Giang cũngđược nhiều người tìm đến trong dịp Tết Nguyên Tiêu - Ảnh: Tony Nguyen

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang

 

Nhưng trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu một chút về Tết Nguyên Tiêu đã nhé.

 

LỄ QUANH NĂM KHÔNG BẰNG RẰM THÁNG RIÊNG

 

Tết Nguyên Tiêu (đêm rằm tháng Giêng) được coi là ngày rằm linh thiêng nhất trong năm mới nên ông bà ta có câu: "Lễ quanh năm không bằng rằm tháng Giêng".

 

Lễ quanh năm không bằng rằm tháng Giêng

Lễ quanh năm không bằng rằm tháng Giêng - Ảnh: sưu tầm

 

Tết Nguyên tiêu vốn bắt nguồn từ Trung Quốc, còn có tên là Tết Thượng nguyên, Lễ lồng đèn hay Lễ hoa đăng. Tết Nguyên tiêu xuất phát từ truyền thống sử dụng lửa để kỷ niệm ngày lễ hội và xua đi những điều không may của người dân nước này.

 

Ở Trung Quốc, Tết Nguyên tiêu còn có tên là lễ hội lồng đèn

Ở Trung Quốc, Tết Nguyên tiêu còn có tên là lễ hội lồng đèn - Ảnh: sưu tầm

 

Nhưng kể từ khi đạo Phật du nhập vào Trung Quốc thì Tết Nguyên tiêu đã khoác lên mình những màu sắc tôn giáo khác nhau. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ Đức Phật, trong khi với những người theo Đạo giáo thì Tết Nguyên tiêu là ngày kỷ niệm sinh nhật của Hỏa thần.

 

Tết Nguyên Tiêu của người Việt Nam mang tính tâm linh tôn giáo là chủ yếu. Tết Nguyên Tiêu còn bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày rằm tháng Giêng, mọi người sẽ ra đồng ruộng tập trung cây cỏ lá khô, châm lửa thiêu hủy để diệt sâu bọ.

 

Đốt đồng diệt sâu bọ chuẩn bị cho vụ mùa

Đốt đồng diệt sâu bọ chuẩn bị cho vụ mùa - Ảnh: daophatngaynay

 

Ngoài ra, ông bà ta xưa cũng có quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh. Trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn. Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón. Thế nên, vào ngày Tết Nguyên Tiêu, người Việt sau khi hoàn tất việc cúng bái tại gia, cũng thường lên chùa dâng hương cúng sao, giải hạn để cầu cho cả một năm được chở che, được bình an.

 

Cúng sao giải hạn

Cúng sao giải hạn - Ảnh: Sưu tầm

 

ĐI CHÙA NGÀY TẾT NGUYÊN TIÊU GIẢI HẠN, CẦU AN

 

Việc đầu tiên mà các gia đình người Việt thường làm trong ngày Tết Nguyên Tiêu là chuẩn bị một mâm cỗ để dâng cúng tổ tiên và đất trời. Mâm cúng ngày Tết Nguyên tiêu cũng rất thịnh soạn với cả cỗ mặn và cỗ chay.

 

Mâm cỗ cúng ngày Tết Nguyên tiêu cũng rất thịnh soạn

Mâm cỗ cúng ngày Tết Nguyên tiêu cũng rất thịnh soạn - Ảnh: sưu tầm

 

Cỗ mặn trên bàn thờ của nhiều gia đình được chuẩn bị rất công phu và đặc biệt phải có một con gà trống luộc. Trong mâm lễ cúng ngày Tết Nguyên Tiêu cũng thường có chè trôi nước với mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

 

Gà trống là món không thể thiếu trong mâm cúng

Gà trống là món không thể thiếu trong mâm cúng - Ảnh: sưu tầm

 

Mâm cúng ngày Tết Nguyên tiêu cũng có cả chè trôi nước

Mâm cúng ngày Tết Nguyên tiêu cũng có cả chè trôi nước - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Sau khi hoàn thành mâm cúng Tết Nguyên Tiêu ở nhà, mọi người thường cùng nhau lên chùa dâng hương, cúng sao cầu bình an. Từ sáng sớm nay, các chùa trên khắp cả nước đã đông nghịt Phật tử, người đến dâng lễ trong ngày Tết Nguyên tiêu.

 

Đi chùa lễ Phật

Đi chùa lễ Phật - Ảnh: sưu tầm

 

Ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, đường dẫn tới những ngôi chùa vào ngày Tết Nguyên tiêu luôn đông đúc. Trong khuôn viên các ngôi chùa ngày Tết Nguyên Tiêu đều chật kín người, khói hương nghi ngút, lễ vật dâng đầy bàn Phật. Vào buổi tối, sau khi thành tâm cầu khấn, mọi người cùng ngồi nghe thuyết pháp, niệm Phật cầu bình an.

 

Thắp đèn cầu an ngày Tết Nguyên tiêu

Thắp đèn cầu an ngày Tết Nguyên tiêu - Ảnh: hoangtuanqn

 

Ngày Tết Nguyên tiêu nhiều người cũng thường phóng sanh chim cá để tạo công đức, xây dựng một hình ảnh đẹp trong ngày rằm đặc biệt này.

 

Phóng sanh là hành động đẹp trong ngày Tết Nguyên tiêu

Phóng sanh là hành động đẹp trong ngày Tết Nguyên tiêu - Ảnh: gđqtducchau

 

Tết Nguyên tiêu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, trở thành ngày Tết quan trọng. Hình ảnh ngày Tết Nguyên tiêu, dưới bầu trời trăng vằng vặc, sau khi lễ Phật cúng sao, mọi người cùng thả những chiếc đèn trời hay đèn hoa đăng với nguyện ước mong yên ấm, an bình là hình ảnh mà hầu như bất cứ ai trong chúng ta cũng không thể quên được.

 

Đi du lịch tháng 3, thả hoa đăng ngày Tết Nguyên tiêu ở điểm dừng chân mới

Đi du lịch tháng 3, thả hoa đăng ngày Tết Nguyên tiêu ở điểm dừng chân mới - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Nam giá rẻ

 

Đi du lịch tháng 3, thả hoa đăng ngày Tết Nguyên tiêu ở điểm dừng chân mới

Tham gia lễ thả đèn trời tại một vùng đất mới, tại sao không? - Ảnh: sưu tầm

 

Du lịch tháng 3, tới những điểm tâm linh cúng rằm giải hạn hay đi thả hoa đăng, đèn trời ở những điểm đến mới sẽ để lại cho bạn và gia đình những kỷ niệm khó quên. Nào, hãy khởi đầu hành trình du lịch mùa hè bắt đầu từ Tết Nguyên tiêu này nhé!

 

Tùy Phong – Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Chùa nào ở An Giang được tổ chức lễ cầu an ngày Tết Nguyên Tiêu?

- Chùa Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang là nơi được tổ chức lễ cầu an ngày Tết Nguyên Tiêu.

Ngày nào là Tết Nguyên Tiêu?

- Tết Nguyên Tiêu là ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Lễ cầu an ngày Tết Nguyên Tiêu được tổ chức như thế nào?

- Lễ cầu an ngày Tết Nguyên Tiêu tại Chùa Bà Chúa Xứ An Giang thường diễn ra từ sáng sớm đến trưa. Người dân đến chùa để cầu nguyện, dâng hương và tham gia các hoạt động tâm linh.

Có những hoạt động gì khác được tổ chức trong ngày Tết Nguyên Tiêu tại An Giang?

- Ngoài lễ cầu an tại Chùa Bà Chúa Xứ, người dân An Giang còn tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như hội chợ, diễn tài tử, đua thuyền, đốt pháo hoa...

Có nên đi du lịch An Giang vào ngày Tết Nguyên Tiêu?

- Nếu bạn muốn trải nghiệm không khí tâm linh và văn hóa đặc trưng của người dân miền Tây vào dịp Tết Nguyên Tiêu, thì đi du lịch An Giang vào ngày này là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến việc đông đúc và tắc đường trong ngày lễ.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /247