Mytour blog
06/04/202312.1870

Động Tàng Chơn năm 2024

Động Tàng Chơn nằm sau chùa Linh Ứng thuộc núi Thủy Sơn (Ngũ Hành Sơn). Động đã được phát hiện từ thời Lê Cảnh Hưng. Động Tàng Chơn được phát hiện vào thời Lê Cảnh Hưng.
 

Lối vào động Tàng Chơn
 
 

Động giống như một thung lũng nhỏ, rộng 7m, dài 10m, thoáng đãng nhờ thông lên trời qua cửa hang "Thiên Long Cốc". Động chia làm 3 hang và 3 động, từ ngoài vào qua cửa đá là động Chơn Tiên, chính giữa là bàn thờ Lão Tử, bên phải thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, bên trái thờ Bát Bộ Kim Cương. Phía trong bên trái là động Tam Thanh, có hai tượng Hộ Pháp dựng ở lối vào hang sáng sủa, nền có gạch Chăm rải rác. 

 

Động như một thung lũng nhỏ, rất thoáng mát

 

Trước kia trong động thờ 3 vị Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh, ngày nay đã thay bằng một pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng xi măng. Trong góc bên trái có lối đi dẫn đến một nền đá bằng phẳng, gió mát lạnh, đó lá hang Gió, hang thông với Thiên Long Cốc, gió lùa thoáng mát theo các lỗ thông với đỉnh núi và động Chơn Tiên.

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Đà Nẵng

 

Lối vào hang sáng sủa, nền lát gạch Chăm rải rác 

 

Bên trái phía trong là động Tam Thanh, lối vào hang sáng sủa, nền lát gạch Chăm rải rác. Có hai tượng Hộ Pháp dựng ngay lối ra vào. Động có tên Tam Thanh vì trước kia trong động thờ 3 vị Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh. Ngày nay 3 tượng này được thay bằng một pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng xi măng.

 

Du khách thập phương kéo về đây thờ cúng

 

Hang gió nằm trong góc bên trái, ở đây có một đường cấp dẫn đến một nền đá bằng phẳng, gió mát lạnh. Hang thông với Thiên Long Cốc, ở đây thật mát mẻ dễ chịu do những làn gió mát được lùa từ các lỗ thông với đỉnh núi và động Chơn Tiên.

Hang chính giữa là hang Chiêm Thành, lối vào bên trong hẹp và tối. Hai bên có 2 bộ đá chạm hình thần Hộ Pháp của người Chăm. Trong những năm gần đây, trong quá trình san lại nền hang, các vị sư chùa Linh Ứng đã tìm thấy một bộ thờ chạm hình thần Lindra cỡi voi, chung quanh có các Apsara múa hát.

 

Chỉ dẫn đường vào động

 

Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến động Tàng Chơn

 

Góc bên phải là hang Dơi hoặc hang Ráy. Gọi là hang Dơi vì trong hang có rất nhiều dơi trú ngụ. Hang có ngách thông lên đỉnh núi. Trong góc phía Đông động Chơn Tiên có một phiến đá hình vuông gọi là Bàn cờ, vì thế nên gọi là động Bàn Cờ.

 

 Toàn cảnh động Bàn Cờ

 

 Nét rêu phong cổ kính tạo nên không khí tôn nghiêm

 

 Đối với những du khách yêu thích du lịch tâm linh thì nơi đây là một sự lựa chọn hoàn hảo

Các câu hỏi thường gặp
Động Tàng Chơn ở đâu?

Động Tàng Chơn nằm ở xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.

Động Tàng Chơn có gì đặc biệt?

Động Tàng Chơn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng với kiến trúc độc đáo và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Động có hình dáng giống như một chiếc nón, được tạo ra từ những tảng đá lớn, có tuổi đời hàng triệu năm.

Lịch sử của Động Tàng Chơn như thế nào?

Theo truyền thuyết, Động Tàng Chơn được tạo ra từ những tảng đá lớn bởi sự can thiệp của các vị thần. Động cũng từng là nơi trú ẩn của các tướng quân trong thời kỳ chiến tranh.

Điều kiện thời tiết khi đến Đà Nẵng và Miền Trung như thế nào?

Thời tiết ở Đà Nẵng và Miền Trung khá ổn định, với nhiệt độ trung bình từ 25-30 độ C. Tuy nhiên, vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), có thể xảy ra mưa lớn và lũ lụt, vì vậy du khách nên cẩn trọng và chuẩn bị kỹ càng trước khi đi.

Các địa điểm du lịch khác ở Đà Nẵng và Miền Trung?

Ngoài Động Tàng Chơn, Đà Nẵng và Miền Trung còn có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác như Bà Nà Hills, Cù Lao Chàm, Hội An, Huế, Nha Trang, Đà Lạt,... Các địa điểm này đều có nét đẹp riêng và đáng để khám phá.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /211