Mùa hè luôn là thời điểm vàng cho những chuyến du lịch khắp các châu lục trong đó nhanh nhất là việc tự thưởng cho mình vài ngày bỏ trốn đến mọi ngóc ngách của châu Á, tận hưởng tất cả các lễ hội mùa hè những ngày tháng 6 tháng 7 oi bức đang đến gần.
Không những được tổ chức ở Nhật Bản, lễ hội Tanabata còn có tên là lễ hội sao còn được tổ chức tại Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Tổ chức vào dịp thất tịch, vì vậy không quá khó hiểu khi khách du lịch thập phương tới Nhật Bản còn được biết đến lễ hội này với một tên gọi thường dùng hơn là lễ ngưu lang chức nữ.
Người Nhật Bản viết những điều mong ước lên giấy - Ảnh: Yoshiyuki Miyake
Giấy viết điều ước được treo lên cành tre hoặc trúc - Ảnh: Minoruharu
Lễ hội này được tổ chức hầu như ở khắp mọi thành phố trên đất nước Nhật Bản. Người dân sẽ ghi những điều ước mong của mình lên các mảnh giấy nhiều màu sắc gọi là Tanzaku và treo chúng lên các cành tre hoặc trúc. Đền Shinto là nơi thường xuyên lui tới của người dân Nhật Bản trong dịp lễ Tanabata này. Lễ được tổ chức từ tối mùng 6 đến rạng sáng mùng 7 tháng 7 âm lịch thì kết thúc, mang đến cho cả đất nước hoa anh đào một diện mạo mới đầy màu sắc đón một mùa hè tưng bừng.
Loại giấy nhiều màu để ghi điều ước gọi là Tanzaku - Ảnh: Stephen Shucart
Lễ hội sao tưng bừng lộng lẫy khi đêm xuống - Ảnh: Nathan Duckworth
Tổ chức hoàng tráng nhất lễ hội sao phải kể đến 4 thành phố: Sendai, thủ đô Tokyo, Anjou và thành phố Hiratsuka. Đối với khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản, các bạn có thể nhận thấy nét tương đồng của lễ hội Tanabata với Tết Trung Nguyên diễn ra vào rằm tháng 7 hàng năm. Kết thúc ngày lễ, các cây tre và đồ dùng trang trí sẽ được thả trôi theo dòng sông hoặc đốt để lời ước trở thành hiện thực.
Đường phố Nhật Bản khi lễ hội Tanabata về - Ảnh: Kaz Empson
Bên cạnh Tanabata, vương quốc hoa anh đào còn chào hè bằng khá nhiều lễ hội khác, nổi bật trong số đó có thể kể đến là Gion Matsuri, một dạng lễ hội đường phố được người dân và khách du lịch Nhật Bản đón nhận nồng nhiệt. Tổ chức vào tầm 15 đến 17 tháng 7 hàng năm với màn diễu hành đường phố bằng xe mang tên Yamaboko Junko. Đây được coi là lễ hội tâm điểm tôn vinh sự phồn thịnh của đất nước hoa anh đào cũng như thủ đô cũ Kyoto nói riêng.
Màn trình diễn sặc sỡ của Gion Matsuri - Ảnh: Tzu Chun Lin
Diễu hành đường phố thu hút đông nghịt người - Ảnh: Sưu tầm
Màn diễu hành diễn ra trong suốt 3 đêm liền, ngoài ra khuôn viên trung tâm Kyoto còn mở các sạp ăn khuya luôn đông nghịt người qua lại. Khu diễu hành sẽ được dành riêng cho khách đi bộ cũng như khách du lịch Nhật Bản muốn tận mắt chứng kiến những màn nhảy múa truyền thống đầy màu sắc. Màn diễu hành với kiệu 2 tầng gọi là Hoko (loại kiệu lớn) và Yama (loại kiệu nhỏ) được biểu diễn miễn phí cho tất cả dân địa phương và khách thập phương chiêm ngưỡng.
Lễ hội tổ chức trong 3 đêm liền - Ảnh: Oraz
Boryeong được coi là lễ hội tắm bùn kì lạ nhất xứ sở kim chi. Diễn ra vào những ngày cuối tháng 7 trên bãi biển Chungcheon khi tiết trời bắt đầu oi bức, lễ hội bùn Boryeong thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến với Hàn Quốc mỗi năm vào dịp này. Không những là lễ hội tắm bùn lớn nhất châu Á, Boryeong còn là lễ hội tắm bùn kì lạ nhất trên thế giới bởi mọi hoạt động đều dính đến bùn. Thậm chí nếu bạn không tuân thủ luật chơi, bạn sẽ bị nhốt vào “nhà tù” cũng được làm từ bùn.
Lễ hội “bẩn” nhất Hàn Quốc - Ảnh: Chris Cusick
Tưng bừng tắm bùn suốt mùa Boryeong - Ảnh: Chris Cusick
Các hoạt động dành cho khách du lịch đến với lễ hội bùn Hàn Quốc là khiêu vũ trên bãi bùn, chơi các trò chơi vận động, khám phá nhà tù bùn, cầu trượt bùn, đấu vật bùn,... Kết thúc lễ hội là màn bắn pháo hoa trên khu vực nam Chungcheon. Boryeong còn có màn tìm kiếm ra danh hiệu vua bùn sau gần 2 tuần tổ chức các hoạt động. Năm 2015, Boryeong Mud được tổ chức ở bãi biển Daecheon cách trung tâm thủ đô Seoul tầm chỉ tầm 10 phút di chuyển bằng tàu điện ngầm.
Lễ hội bùn nổi tiếng xứ kim chi mang tên Boryeong - Ảnh: Smoothy
Boryeong thu hút khách du lịch nước ngoài - Ảnh: Gye Jun
Lễ hội được tổ chức ở bãi biển Daecheon - Ảnh: SY Bae
Diễn ra vào mỗi dịp rằm đặc biệt là Trung thu và rằm tháng 7, lễ hội hoa đăng được tổ chức tại mảnh đất có đặc sản cao lầu đã thu hút hàng ngàn khách du lịch đổ về Hội An mỗi mùa trăng tròn. Bên dòng sông Hoài thơ mộng những cánh hoa sáng nến lung linh trôi theo dòng nước tạo cho du khách cảm giác an yên, thoát khỏi cảnh đô thị tấp nập thường nhật, tìm về với một phút quân bình trong cuộc sống.
Lễ hội hoa đăng tại phố cổ Hội An - Ảnh: Neil Bryars
Dòng sông Hoài lãng mạn ánh hoa đăng - Ảnh: Quang Pierre
Du khách tham dự lễ hội có thể thuê thuyền lênh đênh ra giữa dòng sông Hoài để tự tay thả trôi những cánh hoa đăng. Cùng lúc đó trên bờ là muôn vàn sắc lung linh khác đến từ những khu phố đèn lồng phát ra, bạn cũng có thể tản bộ cùng bạn bè và gia đình, thưởng thức món ăn hè phố nóng hổi nghi ngút khói ở Hội An.
Con thuyền đầy ắp cánh hoa đăng - Ảnh: Mike Duin
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hội An
Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho các chuyến đi xa, là dịp hội ngộ bạn bè cũng như gia đình sau khoảng thời gian làm việc và học tập căng thẳng. Hi vọng ở bài viết này blog.mytour.vn đã giới thiệu đến bạn những địa chỉ bỏ túi tuyệt cú mèo để thưởng thức một mùa hè và mùa lễ hội tưng bừng khắp châu Á.
Hạnh Nguyên - blog.mytour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.
0 Thích