Tôi đến Lý Sơn vào giữa mùa hè. Nơi đây có thể xem là mục đích chính cho chuyến đi bụi kéo dài nửa tháng của tôi. Đến Lý Sơn rồi tôi mới thấy, quyết định của mình xứng đáng thế nào. Tạm chưa nói đến cái vẻ đẹp mà ai cũng ca ngợi về nơi này, tôi sẽ kể cho bạn nghe về một Lý Sơn với cuộc sống mưu sinh của những người dân hiền lành, thuần nhiên trên đảo.
Một phần cuộc sống ở Lý Sơn. -Ảnh: Iki Oleo
Ở Lý Sơn, tôi trọ trong nhà của một người dân biển. Sự nhiệt tình của cô chủ nhà khiến tôi thấy hơi “giật mình”. Hình như lâu lâu rồi, tôi không gặp ai hiếu khách đến như vậy. Nhưng ở trên đảo vài ngày tôi mới nhận ra, không chỉ mình cô chủ nhà nơi tôi ở mới thân thiện như thế. Nơi đây, ai cũng dễ mến!
Buổi chiều tôi gặp Lý Sơn. -Ảnh: Iki Oleo
Hôm tôi tới, có ba khách. Tôi ở một phòng, hai chị còn lại ở một phòng. Chủ nhà dành phòng cho chúng tôi, cô trải chiếu, ngủ ở ngoài phòng khách. Ngày đầu tới, tôi không gặp chú chủ nhà. Cô bảo chú đi biển đánh cá, sáng sớm mới về.
Tàu đánh cá ở ngoài biển. -Ảnh: Iki Oleo
Cô kể, mỗi ngày, cứ độ năm giờ chiều, chú lên thuyền đi đánh cá. Thuyền lớn cho đủ hai chục người sinh hoạt và đánh bắt. Những chuyến gần thì khoảng ba bốn giờ sáng chú sẽ về, cô ra cảng đợi chú và cùng mọi người bán số cá mới đánh bắt được.
Quà mang về từ biển. –Ảnh : Iki Oleo
Nhưng với những chuyến đi xa, mọi người đi vài ngày mới về, có khi lên tới cả tuần trời. Những lúc kéo cá mỗi người một việc, luôn tay luôn chân. Tới khi nghỉ ngơi, mọi người cùng nhau nghe đài, xem vô tuyến.
Nghề của biển. -Ảnh: Iki Oleo
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lý Sơn
Cô bảo, ngày xưa, chú làm kế toán, nhưng lương thấp lắm. Nên chú bỏ nghề, chuyển sang đi biển. Ở đây nhiều người vậy lắm, làm dăm ba nghề rồi cuối cùng vẫn quay lại với nghề biển. Đi biển đánh cá vất vả, tiền cũng không nhiều, có chăng đủ nuôi vợ con. Nhưng người dân biển, sống bằng nghề biển quen rồi, đi làm nghề khác cũng không quen lắm.
Nghề như thấm vào máu. -Ảnh: Iki Oleo
Ngư dân đi biển hàng ngày, chợ Lý Sơn lúc nào cũng ăm ắp cá, tươi ngon. Tuy vậy, mang tiếng là vùng biển nhưng đồ biển ở đây cũng không rẻ lắm vì đánh bắt cũng rất khó khăn.
Cá vừa về đã bán gần hết. -Ảnh: Iki Oleo
Không chỉ hải sản mà cái gì ở Lý Sơn người dân cũng đều phải mua với giá cao. Hàng hóa vận chuyển từ đất liền vào đảo. Nơi đây đất mặn quá, người dân không trồng được lúa. Lý Sơn là đất của hành tỏi, và dường như, chỉ có hành tỏi là sống khỏe mạnh, tươi tốt trên mảnh đất này.
Trên đồng hành tỏi. -Ảnh: Iki Oleo
Hảnh tỏi Lý Sơn nổi tiếng. Tôi mang về vài cân mà chia không đủ, ai cũng tấm tắc khen. Nhưng ở đây một năm cũng chỉ trồng được một vụ tỏi, hai vụ hành. Tỏi trồng mất 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11 hàng năm. Hành thì chỉ độ 3 tháng là thu hoạch. Tháng 8, người dân Lý Sơn làm đất, trồng hành. Đến Lý Sơn độ này, thấy nhà nhà, người người đang lũ lượt trên đồng.
Đất đợi mùa. -Ảnh: Iki Oleo
Sống trên đất hành đất tỏi, người dân ở nơi đây không biết chán, vẫn quý hành tỏi lắm. Trên mâm cơm của người dân biển lúa nào cũng có một bát tỏi để bóc ăn sống. Trong căn phòng tôi ở thoang thoảng mùi tỏi. Cảm giác rất là an tâm và gần gũi.
Đắp cát đợi trồng tỏi. -Ảnh: Iki Oleo
Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Ngãi giá rẻ
Lý Sơn mới có điện từ tháng 9 năm ngoái. Từ đó đến nay, du lịch biển dần phát triển. Người dân thay vì làm hai nghề truyền thống là trồng hành tỏi và đánh cá còn cho khách ở homestay, bên đảo bé có có cả dịch vụ chèo thuyền thúng lặn biển, nhà nghỉ dần mọc lên nhưng đang còn ít lắm. Du lịch phát triển, đời sống của người dân cũng dần khá hơn. Nhưng cái chân chất và hồn hậu thì vẫn thế, chẳng vì đồng tiền mà mất đi được.
Đi thuyền thúng ngắm san hô. -Ảnh: Iki Oleo
Mấy ngày cuối ở Lý Sơn, tôi gặp chú chủ nhà. Chú bảo trăng tròn, thủy triều lên, chú không đi biển nữa. Mỗi tháng được nghỉ ngơi dăm ba ngày như vậy. Gặp chú, tôi nói chuyện nhiều lắm. Buổi chiều, chú múc nước dưới giếng, tôi tưới cây. Chú ít nói và hiền lành. Tôi vẫn còn nhớ trước khi tôi lên đường sang Tây Nguyên, chú bảo: Hay là con đừng đi nữa, ở lại đây với cô chú hết tuần rồi về. Cô chú không lấy tiền của con đâu.
Lý Sơn của tôi. -Ảnh: Iki Oleo
Tôi không ở lại. Cô chủ nhà tính tiền trọ, tiền ăn mà đòi bớt lên bớt xuống, lúc thì đòi bớt tiền phòng, khi thì đòi bớt tiền ăn, trước khi tôi đi còn dẫn tôi dạo một vòng quanh các chợ, bảo là để con biết chợ ở đây. Đến khi tôi đi rồi, cô chú gọi điện hỏi thăm luôn. Dặn dò tôi có dịp ghé nhà thăm cô chú, khi cưới chồng nhớ quay lại Lý Sơn chụp ảnh, muốn mua hành tỏi thì gọi điện cô, cô gửi xe ra Hà Nội rồi ra bến lấy, mang đi biếu mọi người.
Lý Sơn của những dịu dàng và nhung nhớ. -Ảnh: Iki Oleo
Biển đảo Lý Sơn
Xem thêm: Các khách sạn 3 sao tại Quảng Ngãi
Tôi chỉ ở nhà một người dân biển vài ngày, nhưng quen và nói chuyện thêm với biết bao là người dân ở nơi ấy. Giống cô chú, họ chân chất hiền lành. Khi tôi ngạc nhiên thì đều bảo: dân biển là vậy đấy con. Nghe sao mà ấm lòng quá. Tôi yêu quý Lý Sơn, yêu những con người nơi đây, những người dân biển, sống trọn vẹn cuộc đời trên một hòn đảo xa xôi với trái tim lúc nào cũng ấm áp dù khó khăn, vất vả.
Iki Oleo - blog.mytour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.
Lý Sơn là một hòn đảo nhỏ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Nam của vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 30km.
Lý Sơn có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong, đặc biệt là bãi biển An Bình, bãi biển Đông và bãi biển Tây. Ngoài ra, Lý Sơn còn có nhiều địa điểm du lịch như đỉnh Thới Lới, đỉnh Câu Cá, đỉnh Giếng Tiên, đỉnh Mũi Điện, đỉnh Mũi Hang...
Lý Sơn có nhiều món ăn đặc trưng như cá lóc nướng trui, chả cá Lý Sơn, bún mắm Lý Sơn, bánh mì Lý Sơn, hải sản tươi sống...
Du khách có thể đi đến Lý Sơn bằng tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi hoặc bằng máy bay từ sân bay Chu Lai, Quảng Nam.
Thời gian thích hợp để ghé thăm Lý Sơn là từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, khi thời tiết ấm áp, nắng đẹp và biển trong xanh.
Du khách có thể tham gia các hoạt động như lặn biển, câu cá, đi bộ đường bờ biển, tham quan các địa điểm du lịch, thưởng thức các món ăn đặc trưng của đảo.
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng miền Trung Việt Nam, giáp biển Đông, cách Hà Nội khoảng 1.000km về phía Nam.
Quảng Ngãi có nhiều địa danh nổi tiếng như đền thờ Chùa Một Cột, đền thờ Thánh Mẫu, đền thờ Ngọc Hoàng, đền thờ Thần Tài, đền thờ Quan Công, đền thờ Đức Thánh Trần...
Quảng Ngãi có nhiều món ăn đặc trưng như bánh đập, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh bèo, bánh canh, bún mắm, cháo trai, chả cá, hến xào...
Du khách có thể tham gia các hoạt động như tham quan các địa danh nổi tiếng, thưởng thức các món ăn đặc trưng, mua sắm các sản phẩm địa phương, tham gia các lễ hội truyền thống của địa phương.
0 Thích