Mytour blog
Tags:
khám phá Sài Gòndu lịch Sài Gòncảnh đẹp Sài Gònkinh nghiệm du lịch sài gòn
06/04/20237.3420

Giải mã tên gọi địa danh ở Sài Gòn không phải ai cũng biết năm 2024

Dạo quanh Sài Gòn, bạn sẽ luôn bắt gặp những con đường mang tên những anh hùng dân tộc, những danh tướng, vị vua trong lịch sử phong kiến hay những danh nhân của đất Việt. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những tên gọi lạ tai như Thị Nghè, Thủ Thiêm, Đakao,… mà không phải người dân Sài thành nào cũng biết rõ nguồn gốc bắt đầu từ đâu. Vì thế, lần này Mytour sẽ giúp bạn giải mã một vài tên gọi địa danh quen thuộc ở phố thị Sài Gòn hoa lệ nhé!

 

1. LĂNG ÔNG - BÀ CHIỂU – QUẬN BÌNH THẠNH

 

Lăng Ông – Bà Chiểu là khu đền mộ thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, được xây dựng vào năm 1948 nằm trên đường Vũ Tùng, quận Bình Thạnh. Mỗi khi nhắc đến Lăng Ông – Bà Chiểu, người ta vẫn thường nhầm lẫn đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu, thế nhưng bởi vì tục kiêng cữ tên nên khu đền thờ Lăng Ông được ghép với tên khu chợ Bà Chiểu nằm kế bên.

 

Cổng tam quan lăng Ông theo lối kiến trúc xưa

Cổng tam quan theo lối kiến trúc xưa - Ảnh: Turau

 

Với khuôn viên rộng lớn khoảng 1.85 ha, Lăng Ông – Bà Chiểu bao gồm 3 công trình chính: nhà bia, lăng mộ và miếu thờ. Ngoài ra, Lăng Ông – Bà Chiểu cũng là nơi thờ cúng Thiếu phó Lê Chất, Kinh lược Phan Thanh Giản và các “Anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân”.

 

Đền thờ Tả quân Lê Văn Duyệt

Đền thờ Tả quân Lê Văn Duyệt - Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

 

Giữa phố thị ồn ào, náo nhiệt, khu đền mộ Lăng Ông – Bà Chiểu qua bao năm vẫn tọa lạc ở nơi đây và luôn vẹn nguyên nét trầm mặc, cổ kính và tĩnh lặng

 

2. THỊ NGHÈ – QUẬN BÌNH THẠNH

 

Thị Nghè (hay còn gọi là Bà Nghè) không chỉ là một tên gọi quen thuộc gắn liền một khu vực nối liền quận 1 và quận Bình Thạnh mà nó còn là tên của dòng kênh, cây cầu, khu chợ trong khu vực ấy. Hầu như người dân ở trung tâm phố thị Sài thành ai ai cũng từng được nghe nhắc về khu Thị Nghè, nhưng không nhiều người biết rõ tên gọi này.

 

Một góc Thị Nghè vào cuối năm 1968

Một góc Thị Nghè vào cuối năm 1968 - Ảnh: Sưu tầm

 

Theo Trịnh Hoài Đức (công thần của triều Nguyễn) viết trong quyển “Gia Định thành thông chí” - mục “Trấn Phiên An” vào năm 1820 thì Thị Nghè là tên gọi dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh – người đã có công khai hoang đất và bắc cầu đi lại qua sông cho dân chúng. Bà Nghè là tên gọi thân mật, kính trọng mà người ta vẫn thường gọi mỗi khi nói về bà, bởi bà là vợ của một người thư ký lúc đương thời và là trưởng nữ của quan Khâm sai Chánh thống Vân Trường Hầu Nguyễn Cửu Vân.

 

Thị Nghè rực rỡ, huyền ảo với những ánh đèn

Thị Nghè rực rỡ, huyền ảo với những ánh đèn - Ảnh: Duc Pham

 

Khu vực Thị Nghè đang phát triển từng ngày, hòa nhập vào cuộc sống văn minh, hiện đại của Sài Gòn hoa lệ, thế nhưng Thị Nghè vẫn sẽ luôn là vùng đất nhỏ gợi nhớ về những công lao to lớn của bà Nguyễn Thị Khánh trong những năm giữa thế kỷ XVIII.

 

3. BẾN NGHÉ – QUẬN 1

 

Bến Nghé từng là tên của một bến nước ở Sài Gòn xưa, là tên gọi của một dòng sông, rạch nước nhỏ và là tên goi của một địa phận hành chính thuộc quận 1. Tuy có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng nguồn gốc Bến Nghé đều gắn liền với con trâu.

 

Bến Nghé những năm 30 của thế kỷ XX

Bến Nghé những năm 30 của thế kỷ XX - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quận 1

 

Theo quyển “Phương Đình dư địa chí” năm 1900, Nguyễn Văn Siêu đã giải thích tên gọi này do tương truyền dòng sông này luôn văng vẳng tiếng kêu gầm như trâu rống của những đàn cá sấu, nên được gọi là “nghé” kết hợp với “bến nước”.

 

Phố đi bộ hiện đại, văn minh thuộc phường Bến Nghé, quận 1 ngày nay

Phố đi bộ hiện đại, văn minh thuộc phường Bến Nghé, quận 1 ngày nay - Ảnh: Zing.vn

 

Đồng thời, trong sách “Đại Nam nhất thống chí” ở mục “tỉnh Gia Định” cũng được ghi chép tương tự. Bên cạnh đó, học giả Trương Vĩnh Ký lý giải rằng Bến Nghé bắt nguồn từ tiếng Khmer và nhà địa danh Lê Trung Hoa thì cho rằng đó là tên gọi của bến nước kết hợp với tên thú.

 

4. THỦ THIÊM – QUẬN 2

 

Ở Nam Bộ xưa khá phổ biến với tên gọi địa danh bắt đầu với từ “thủ” và được kết hợp với tên riêng của những người cai quản vùng đất đó hoặc những từ miêu tả địa danh đấy. Vì thế, tên gọi Thủ Thiêm ở quận 2 cũng được kết hợp theo quy tắc ấy, Thủ Thiêm chính là tên gọi cho khu vực, địa phận hành chính và chức vụ chỉ huy đồn binh mà ông Thiêm làm chức thủ ngự, xuất hiện trong khoảng cuối thế kỷ XVIII.

 

Quận 1, quận 4 và Thủ Thiêm (quận 2) ngày trước

Quận 1, quận 4 và Thủ Thiêm (quận 2) ngày trước - Ảnh: Sưu tầm

 

Khu đô thị Thủ Thiêm lung linh ánh đèn lúc đêm về

Khu đô thị Thủ Thiêm lung linh ánh đèn lúc đêm về - Ảnh: Cao Anh Tuấn

 

Nhắc đến tên gọi Thủ Thiêm ở thành phố Hồ Chí Minh, đó không chỉ là một phường hành chính của quận 2 mà còn là gắn liền với khu đô thị mới, đường hầm vượt sông Sài Gòn hay những trường học, khu chợ,…

 

5. ĐAKAO – QUẬN 1

 

Đakao là địa giới hành chính thuộc quận 1, thuộc trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Tên gọi Đakao bắt nguồn từ Đất Hộ được phiên âm ra tiếng Pháp là Đakao (dùng trong sách báo, văn bản thời Pháp thuộc), được phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ XX.

 

Đường Đinh Tiên Hoàng - Đakao trong thế kỷ XX

Đường Đinh Tiên Hoàng - Đakao trong thế kỷ XX - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn khuyến mãi đến 65% tại Hồ Chí Minh

 

Công viên Lê Văn Tám - phường Đa Kao những năm đầu thế kỷ XXI

Công viên Lê Văn Tám - phường Đa Kao những năm đầu thế kỷ XXI - Ảnh: Lê Quân

 

Cứ thế qua bao năm tháng và trải qua những biến cố lịch sử, Đakao vẫn là tên gọi gắn liền với Sài thành hoa lệ, cùng với mảnh đất này “thay da đổi thịt”, hội nhập và phát triển từng ngày.

 

6. KÊNH TÀU HỦ - CẦU CHÀ VÀ

 

Kênh Tàu Hủ được đào vào năm 1819, là dòng kênh huyết mạch của Sài Gòn xưa, có vị trí quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế, nối liền đường thủy từ đồng bằng sông Cửu Long đến phố thị Sài Gòn. Kênh Tàu Hủ trước kia được gọi là Cổ Hủ vì dòng kênh này có đoạn phình ra rồi thắt lại như cổ hủ heo, cổ hủ dừa.

 

Ngã ba kênh Tàu Hủ ngày trước

Ngã ba kênh Tàu Hủ ngày trước - Ảnh: Leon Ropion

 

Đồng thời, kênh Tàu Hủ còn được học giả Trương Vĩnh Ký và nhà ngôn ngữ học Huỳnh Tịnh Của cho rằng tên gọi Tàu Hủ là do người Triều Châu phát âm thành Tàu Khậu (chỉ những ngôi nhà gạch ven dòng kênh), sau đó trại âm thành Tàu Hủ.

 

Kênh Tàu Hủ tựa như dải lụa mềm mại vắt ngang phố thị Sài thành

Kênh Tàu Hủ tựa như dải lụa mềm mại vắt ngang phố thị Sài thành - Ảnh: Dinh Hien Hoang

 

Sài Gòn hôm nay

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ

 

Trôi theo dòng chảy thời gian, những tên gọi ấy đã có tuổi đời lên đến vài trăm năm, là một phần linh hồn của Sài Gòn xưa và là một bộ phận địa giới hành chính không thể tách rời của thành phố Hồ Chí Minh. Những tên gọi ấy còn gợi nhắc về những năm tháng trước, in đậm dấu ấn lịch sử nối liền với hiện tại của mảnh đất này. Qua bài viết này, hẳn bạn đã có thêm hiểu biết về một ít tên gọi địa danh độc đáo, lạ tai ở Sài thành rồi phải không nào? Và đừng quên khám phá thêm nhiều nguồn gốc tên gọi của những địa danh khác nhé!

 

Mỹ Phượng – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Tại sao Sài Gòn lại có tên gọi như vậy?

- Tên gọi Sài Gòn xuất phát từ tiếng Khmer "Prey Nokor" có nghĩa là "rừng (prey) thành phố (nokor)". Sau đó, khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, họ đổi tên thành "Saïgon" và sau đó trở thành "Sài Gòn" khi miền Nam Việt Nam thống nhất với miền Bắc vào năm 1975.

Tại sao Hồ Chí Minh lại được đặt tên cho thành phố Sài Gòn?

- Hồ Chí Minh là người lãnh đạo của cuộc cách mạng Việt Nam và được coi là người đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước. Sau khi miền Nam Việt Nam thống nhất với miền Bắc vào năm 1975, thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tưởng nhớ đến người lãnh đạo này.

Miền Nam Việt Nam bao gồm những tỉnh thành nào?

- Miền Nam Việt Nam bao gồm 19 tỉnh thành, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ và Hà Tiên.

Những địa danh nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam là gì?

- Miền Nam Việt Nam có nhiều địa danh nổi tiếng như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc, Cần Thơ, Mỹ Tho, Bến Tre, Cái Bè, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, và nhiều địa điểm du lịch khác.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /405