Mytour blog
Tags:
cánh đồng hoa hà giang Cánh đồng lúa vàng hà giang cao nguyên đá hà giangphượt Hà Giangphở chua Hà Giang
06/04/20232.6560

Hà Giang diễn ra lễ hội Gầu Tào năm 2024

Lễ hội Gầu Tào là một trong những lễ hội của người Mông, với nhiều những điểm khác biệt thú vị, đi cùng sự phát triển của xã hội hiện nay lễ hội vẫn được gìn giữ theo đúng bản sắc truyền thống của dân tộc.
 
Người Mông Việt Nam có nguồn gốc từ phương Bắc di cư đến. Đến nay có khoảng 1 triệu người đang sống ở vùng Đông, Tây Bắc, miền núi Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Dù sinh sống ở đâu, cộng đồng người Mông vẫn duy trì lễ hội Gầu Tào:

Hà Giang diễn ra lễ hội Gầu Tào
Văn hóa đặc sắc

Ngày 11/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại tổ 14, thôn Suối Đồng, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã diễn ra Lễ công bố Quyết định và đón Bằng Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia – Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông, tỉnh Hà Giang.
 
Hà Giang diễn ra lễ hội Gầu Tào
Đông vui trong lễ hội ở núi cao

Gầu tào - theo tiếng Mông có nghĩa là địa điểm chơi. Ở những nơi gần biên giới, người Mông còn gọi lễ hội này theo tiếng Quan Hỏa là Say Sán, nghĩa là đạp núi. Lễ hội Gầu tào hiện được tổ chức ở quy mô gia đình, mang tính chất là lễ tạ ơn thần linh và được cộng đồng hưởng ứng, đến góp vui. Lễ hội không diễn ra thường xuyên, mà chỉ khi có gia đình nào lâm vào một trong 2 trường hợp sau mới tổ chức. Trường hợp thứ nhất, gia đình không có con, ít con hoặc sinh con một bề sẽ lên đồi Gầu tào quỳ khấn, xin thần linh ban cho con cái theo ước nguyện. Khi đứa trẻ được sinh ra, được đặt tên, mùa xuân năm đó, người ta sẽ làm Lễ Gầu tào để tạ ơn. Trường hợp thứ hai, gia đình có một vài thành viên trong nhà thường ốm đau, bệnh tật, mùa màng thất bát, vật nuôi còi cọc, kinh tế sa sút, cũng sẽ lên đồi Gầu tào quỳ khấn, xin thần linh cho gia đình mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi. Khi mọi tai ương đã hết, mùa xuân năm đó, người ta sẽ làm Lễ Gầu tào để tạ ơn.

Hà Giang diễn ra lễ hội Gầu Tào
Nhảy múa ca hát 
 
 
Ngày 11/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại tổ 14, thôn Suối Đồng, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã diễn ra Lễ công bố Quyết định và đón Bằng Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia – Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông, tỉnh Hà Giang.
 
Hà Giang diễn ra lễ hội Gầu Tào
Một góc của lễ hội
 
Theo Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL, ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, công nhận Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông tỉnh Hà Giang, được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là niềm vinh dự lớn đối với đồng bào Mông nói chung và đồng bào Mông tổ 14, thôn Suối Đồng nói riêng. Ngay sau Lễ công bố và đón Bằng Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, nhân dân thôn Suối Đồng và các đại biểu đã cùng tham dự Lễ hội Gầu Tào, đây là lễ hội được tổ chức thường niên tại thôn. Sau phần lễ thể hiện đức tin thờ thần của người Mông là phần hội với đầy đủ các loại hình nghệ thuật dân gian, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Mông, thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng như: Hát ống, leo dây, trèo cây, tung đồng xu, cắt mía lấy lộc đầu Xuân...

Hà Giang diễn ra lễ hội Gầu Tào
Thu hút rất nhiều người

Cùng với sức sống trường tồn; ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với việc được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông tỉnh Hà Giang, đặc biệt là đồng bào Mông, thôn Suối Đồng sẽ là địa chỉ du lịch di sản hấp dẫn, thu hút du khách mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Lễ hội Gầu tào là lễ hội lớn nhất và cũng là lễ hội có quy mô cộng đồng duy nhất của người Mông, gắn liền với niềm tin của người Mông về sự ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Gầu tào là môi trường nuôi dưỡng văn hóa, văn nghệ dân gian Mông, góp phần gắn kết khối đoàn kết cộng đồng người Mông.
Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /240