Hà Nội nổi tiếng với những con đường. Có những con đường rất dài, đi hoài chẳng hết song cũng có những con phố vừa nhón chân đã đi qua. Dù dài hay ngắn, người ta yêu những con phố của nơi đây bởi những xúc cảm mà ta tìm được từ nó. Hàng Gai cũng vậy. Dành một ngày trên phố Hàng Gai, cảm nhận hồn của phố phường, bạn sẽ thấy được cả chặng dài thời gian lịch sử như vẫn đượm trong từng ngõ ngách nơi đây, lắng sâu mà dịu êm lắm.
Những đốm sáng Hà Nội tuôn về Hàng Gai - Ảnh: keithclover
Hàng Gai là một trong những tuyến phố cổ nhất Hà Nội. Phố Hàng Gai ngắn lắm, ngắn như bao con đường bọc quanh phố cổ. Nhưng con đường ấy đẹp và đậm sắc màu không thua kém bất kì con đường lịch sử nào của nơi đây.
Hàng Gai là một trong những tuyến phố cổ nhất của Hà Nội - Ảnh: Firmin-André Salles
Từ các ngả đường, Phố Hàng Gai giáp với ngã tư Hàng Đào – Lê Thái Tổ, với ngã tư hàng Trống – Hàng Hòm ; nối với Cầu Gỗ, Hàng Bông; ngoài ra còn đoạn giữa đi ngang qua Lương Văn Can và cắt qua đuôi Tô Tịch. Và hơn cả, con phố này cách hồ Gươm – lẵng hoa đẹp xinh của tình yêu Hà Nội chỉ độ vài chục bước chân
Ngã tư Lê Thái Tổ - Hàng Gai – Hàng Đào nối tiền với Hồ Gươm giữa lòng Hà Nội. - Ảnh: E8CLUB
Ngày xưa, phố Hàng Gai chủ yếu bán dây thừng, võng gai. Người ta quen nên gọi thành tên như bao con phố khác ở nơi này. Thời kì Pháp thuộc, tên phố Hàng Gai là “rue de Chanvre”. “Chanvre” trong tiếng Pháp có nghĩa là cây gai. “Rue de Chanvre” là cách gọi của người Pháp tương tự như Hàng Gai người mình gọi vậy.
Ngày xưa, Hàng Gai có tên tiếng Pháp là rue de Chanvre - Ảnh : Firmin-André Salles
Hàng Gai được xây dựng trên nền đất xưa thuộc hai phường Đông Hà và Cổ Vũ, tổng Túc Điền, huyện Thọ Xương. Lâu nay, Hàng Gai nổi tiến với nghề buôn tơ lụa. Có thể nói, đây là con phố đệ nhất tơ lụa của Hà Nội. Biển hiệu tơ lụa trải khắp con đường. Tơ lụa ở Hàng Gai chủ yếu đến từ làng lụa Vạn Phúc. Con phố tuy kinh doanh là chính nhưng lại luôn âm thầm lưu giữ vẻ đẹp nghề tuyền thống của nước ta, vẻ đẹp đậm chất kinh kì.
Những của hàng lụa từ lâu đã nổi tiếng ở Hàng Gai. - Ảnh: lebeny
Bên cạnh những lụa là mịn màng, phảng phất chất hồn Hà Nội nơi đây là những nếp nhà hoài cổ xa xưa. Những mái nhà giữa cuộc sống hiện đại nhưng mang theo màu thời gian hoài cổ. Nơi đây mang cho ta cái cảm giác về một không gian khác, vẫn tấp nập nhưng có phần đằm thắm và lắng sâu hơn.
Hàng Gai trong cái không gian có phần hoài cổ. - Ảnh: NCCong 2011
Phố Hàng Gai êm đềm ngày qua ngày - Ảnh: Le Monde1
Nghe người ở đây kể lại, ngày xưa phố Hàng Gai là con đường mà quan đi từ bến sông Nhị Hà tới của Nam của Hoàng thành. Con đường nhỏ nhưng lưu đầy dấu sử. Giờ di tích lưu giữ lại nơi đây không còn nhiều nhưng vẫn gợi cho người ta nhiều cảm xúc.Tới Hàng Gai thăm lại đình Cổ Vũ thờ Bạch Mã và Linh Lang ở 85 Hàng Gai với cây đa cổ thụ, ta tới thăm cái nét văn hóa một thời xưa kia.
Đình Cổ Vũ cổ kính và lặng lẽ giữa những vội vã đi qua Hàng Gai. - Ảnh: Hồng Bỉnh Hiếu
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Ngày trước, phố Hàng Gai toàn những ngôi nhà cổ một tầng. Mặt ngoài nhà đóng của lùa, che mành. Bên trong có vườn hoa cây cảnh. Cổng đằng sau thường thông ra ngõ như ng có khi còn thông ra phố khác. Giờ nhà ở đây được xây lên nhưng đâu đó vẫn thấp thoáng nét xưa cũ đọng lại.
Thấp thoáng nét nhà cổ xen lẫn những hiện đại thị thành - Ảnh: Miss Annk
Có một dạo, cái đoạn từ Hàng Đào đến Tô Tịch người ta gọi là Hàng Tiện. Cũng bởi vì cái nghề tiện tập trung về nơi này. Người làng Nhị Khê mang nghề tới đây lập nghiêp, tạo thành dấu ấn một thời của góc Hàng Gai. Tuy không lâu sau thì phải nhường chỗ cho nghề in sách, nghề luật, nhưng nghề tiện ở đây vẫn còn lưu lại trong tâm trí nhiều người.
Hàng Gai với cái nghề tiện ngày xưa. - Ảnh: M. Passignat
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Giống như Hàng Mã bây giờ, ngày xưa phố Hàng Gai cũng bán đồ chơi trung thu cho trẻ nhỏ. Đồ chơi chủ yếu là đồ thủ công, không lung linh như bây giờ nhưng mang cái hồn của người thợ trong đó, đẹp giản dị Tràng An.
Ngày xưa, Hàng Gai chuyên bán đồ Trung Thu cho trẻ nhỏ. - Ảnh: sưu tầm
Hàng Gai bây giờ không còn làm nghề tiện, không còn bán đồ trung thu, mà sầm uất giữa trung tâm Hà Nội với những mảnh lụa mịn màng. Phố Hàng Gai vẫn làm người ta nhớ tới những dấu ấn một thời như hiệu ảnh Tam Anh, Núi Điện, café Giảng, HTX khắc dấu Tinh Hoa…
Café Trứng ở Giảng – món café một thời làm tấp nập góc Hàng Gai, - Ảnh: HaNgocNgan
Hàng Gai của thuở trước, của ngày hôm nay; Hàng Gai trong cái xũ xưa và hiện đại, vẫn luôn khắc khoải trong tâm trí người Hà Nội, người đến Hà Nội và biết yêu Hà Nội.
Hàng Gai của ngày hôm nay giữa sáng mùng một Tết. - Ảnh: BILL
Hàng Gai luôn ở đó với những tấp nập mỗi ngày Hà Nội - Ảnh: Rory
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội
Con phố nhỏ giữa lòng thành phố nhỏ. Đẹp giản dị mà thấm đẫm tinh hoa. Ai ai đi qua con phố ấy, thoáng nghe mùi xa xưa vọng lại, thoáng nghe cuộc sống đang hiện hữu mỗi ngày. Hà Nội cổ xưa, khắc hoải đằm lại trong từng góc phố, từng nếp nhà, từng mảnh lụa Hàng Gai.
Iki Oleo - blog.mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn..
Hàng Gai là một con phố cổ kính nằm ở trung tâm Hà Nội, nổi tiếng với các cửa hàng bán lụa, đồ thủ công mỹ nghệ và quà lưu niệm.
Tên gọi "Hàng Gai" xuất phát từ thời kỳ phong kiến, khi đây là nơi buôn bán các loại dây thừng, dây cáp, dây thừng treo hàng hóa, gọi chung là "gai".
Hàng Gai là nơi tập trung nhiều cửa hàng bán lụa, đồ thủ công mỹ nghệ và quà lưu niệm. Ngoài ra, con phố này còn có nhiều quán cà phê, nhà hàng và quán ăn truyền thống Hà Nội.
Bạn có thể mua được các sản phẩm lụa, đồ thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm, đồ gốm sứ, đồ da, đồng hồ, trang sức và nhiều sản phẩm khác.
Giá cả ở Hàng Gai thường khá đắt đỏ, tuy nhiên bạn có thể thương lượng giá để có được giá hợp lý hơn.
Bạn có thể đến Hàng Gai bằng xe buýt, taxi hoặc xe máy. Nếu bạn muốn trải nghiệm thêm, có thể đi bộ để cảm nhận sự độc đáo của con phố cổ này.
Các cửa hàng trên Hàng Gai thường mở cửa từ 8h sáng đến khoảng 9h tối. Tuy nhiên, vào các ngày lễ tết, thời gian hoạt động có thể thay đổi.
2 Thích