Mytour blog
Tags:
miền Tây sông nướcdu lịch tâm linhdu lịch Sóc Trăng đền chùa
06/04/20233.7870

Hành hương chùa cổ ở đất miền Tây năm 2024

Sóc Trăng là một tỉnh của đất miền Tây sông nước thân thương, nơi đây có hơn 200 ngôi chùa lớn nhỏ mang nét đặc trưng của 3 dân tộc Kinh - Kh’mer - Hoa. Trong đó 4 ngôi chùa cổ nổi tiếng mà khách du lịch thường xuyên đến hành hương, vãn cảnh là chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, chùa Kh’leng, chùa Đất Sét. Mỗi ngôi chùa mang một nét đặc trưng riêng, hãy cùng Mytour khám phá vẻ đẹp của những ngôi chùa ấy nhé!

 

Tín ngưỡng tôn giáo là một nét đẹp trong văn hóa người Khmer -

Tín ngưỡng tôn giáo là một nét đẹp trong văn hóa người Khmer - Ảnh: Tú Uyên

 

Những ngôi chùa ở Sóc Trăng hẳn nhiên không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp và sự sáng tạo trong kiến trúc mà còn bởi những điều linh thiêng đã có từ xa xưa. Chính sự bí ẩn của tâm linh độc đáo đã thôi thúc du khách tìm đến với “xứ sở chùa chiền” nơi miền Tây sông nước của Việt Nam.

 

1. VẺ ĐẸP SÁNG TẠO CHÙA CHÉN KIỂU HAI TRĂM TUỔI

 

Chùa Sà Lôn (tiếng Khmer là Wat Sro Loun) được dựng bằng cây lá cách đây tròn hai trăm năm đã trải qua nhiều lần trùng tu và được dựng lại khang trang vào năm 1980. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí mà nhà chùa quyết định sử dụng những chiếc chén, dĩa kiểu để ốp lên trang trí ngôi chùa. Chính việc sáng tạo trong vật liệu và tỉ mỉ ghép những phần chén, dĩa nhiều màu sắc ấy mà ngôi chùa rất đẹp và ấn tượng.

 

Kiến trúc độc đáo mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Khmer

Kiến trúc độc đáo mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Khmer - Ảnh: Tú Uyên

 

Ngôi chùa óng ánh màu sắc từ những chiếc chén, dĩa kiểu -

Ngôi chùa óng ánh màu sắc từ những chiếc chén, dĩa kiểu - Ảnh: Tú Uyên

 

Cách trang trí truyền thống của người Khmer

Cách trang trí truyền thống của người Khmer - Ảnh: Tú Uyên

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Sóc Trăng

 

Dưới ánh nắng vàng ấm áp của đất miền Tây, ngôi chùa tỏa sáng óng ánh bởi màu sắc của những mảnh ghép sành sứ. Bao quanh ngôi chùa là bóng mát của cây xanh cao lớn và những ngôi tượng Phật lớn dát vàng xếp cạnh nhau ở khuôn viên ngôi chùa cổ. Chùa Chén Kiểu không chỉ thu hút các tín đồ Phật giáo mà còn để lại ấn tượng đối với khách du lịch đến Sóc Trăng.

 

Có rất nhiều tượng Phật trong khuôn viên chùa Chén Kiểu

Có rất nhiều tượng Phật trong khuôn viên chùa Chén Kiểu - Ảnh: Tú Uyên

 

Những bức tượng được sơn son thếp vàng và trang trí kiểu cách

Những bức tượng được sơn son thếp vàng và trang trí kiểu cách - Ảnh: Tú Uyên

 

2. ĐỘC ĐÁO CHÙA DƠI BÊN GỐC CÂY CỔ THỤ

 

Cổng vào ngôi chùa Dơi độc đáo -

Cổng vào ngôi chùa Dơi độc đáo - Ảnh: Ms. Ty 

 

Chùa Mã Tộc hay còn gọi là chùa Dơi có tuổi đời hơn 400 năm có hàng ngàn bảo vật quý báu gồm rất nhiều tượng Phật và tứ linh Long - Ly - Quy - Phụng nặn bằng đất sét. Đây là một ngôi chùa đẹp đáng đến tham quan nhất ở Sóc Trăng bởi kiến trúc đặc sắc của Khmer, bên cạnh đó điểm ấn tượng thu hút du khách ở đây là những cây cổ thụ lâu năm - nơi trú ngụ của hàng ngàn loài dơi lớn nhỏ, có con nặng 1kg và sải cánh dài hơn 1,5m.

 

 CHÙA DƠI

Ngôi chùa bình yên trong nắng sớm - Ảnh: Ms. Ty

 

Vào năm 2007, gian chính điện của chùa tự phát hỏa đã thiêu rụi mái trên của chính điện, rất nhiều tượng Phật và nội thất bên trong. Tuy nhiên đến nay chùa đã được tu sửa và vẫn thu hút khách du lịch đến tham quan bởi kiến trúc Khmer độc đáo cùng “thế giới loài dơi” bao quanh lên ngôi chùa.

 

Đàn dơi treo ngược trên cành cây vào ban ngày

Đàn dơi treo ngược trên cành cây vào ban ngày - Ảnh: Ms. Ty

 

3. KH’LEANG - NGÔI CHÙA ĐẬM NÉT PHẬT GIÁO KHMER NAM BỘ

 

Ngôi chùa cổ gần 500 truổi ở Sóc Trăng

Ngôi chùa cổ gần 500 truổi ở Sóc Trăng - Ảnh: Sưu tầm 

 

Kh’leang được xem là ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng với khoảng 500 năm tuổi gắn liền cùng những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Đường nét kiến trúc của ngôi chùa có sự cân xứng, hài hòa với những nét nghệ thuật độc đáo đặc trưng tạo nên giá trị thẩm mĩ rất cao cho ngôi chùa.

 

Phong cách xây dựng chùa được kết hợp cả 3 nền văn hóa Khmer, Hoa và Việt

Phong cách xây dựng chùa được kết hợp cả 3 nền văn hóa Khmer, Hoa và Việt - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn 2 sao tại Sóc Trăng

 

Chùa có khoảng 45 tượng Phật Thích Ca làm từ nhiều chất liệu như gỗ, đồng, đá trắng, đất nung,...và được sơn son thếp vàng rất khéo léo. Trần chính điện trang trí bởi bức tranh sơn dầu hình tiên nữ đang múa mang đậm chất nghệ thuật.

 

Khung cảnh bên trong chánh điện của ngôi chùa cổ

Khung cảnh bên trong chánh điện của ngôi chùa cổ - Ảnh: Đất Việt

 

Phong cách kiến trúc ngôi chùa ấn tượng ở chỗ có sự giao thoa, kết hợp với cả 3 văn hóa Khmer, Hoa và Việt. Với gần 500 năm tuổi, trải qua nhiều biến động và chứng kiến những thăng trầm lịch sử ở Sóc Trăng, chùa đã trở thành một điểm đến tín ngưỡng nổi tiếng ở đây và thu hút nhiều khách du lịch tâm linh hàng năm.

 

4. CHÙA ĐẤT SÉT LINH THIÊNG VỚI NGỌN NẾN KHÔNG BAO GIỜ TẮT

 

Bên trong cổng tam quan của Bửu Sơn Tự

Bên trong cổng tam quan của Bửu Sơn Tự - Ảnh: Sưu tầm

 

Bửu Sơn Tự với 4 cặp nến không bao giờ tắt nổi tiếng

Bửu Sơn Tự với 4 cặp nến không bao giờ tắt nổi tiếng - Ảnh: Ca Vang

 

Cũng giống như chùa Chén Kiểu, Bửu Sơn Tự (tên gọi chính của chùa Đất Sét) sử dụng đất sét làm vật liệu sáng tạo trong việc trang trí chùa. Với 1991 tượng Phật lớn nhỏ và các đồ vật trang trí được nặn hoàn toàn bằng đất sét một cách tinh tế và tỉ mỉ đã tạo nên ấn tượng riêng khiến ngôi chùa này mang tên chùa Đất Sét.

 

CHÙA ĐẤT SÉT

“Bảo tòa liên hoa” làm bằng đất sét - Ảnh: Việt Tường

 

Tại đây có một món đồ hấp dẫn du khách tới tham quan, tìm hiểu đó là “4 cặp nến không bao giờ tắt” nặng tổng cộng 1,4 tấn. Hiện có 2 cây nến nhỏ đang đốt từ năm 1970 đến nay vẫn chưa hết và 6 cây nến lớn vẫn chưa thắp. Theo ước tính thì một ngọn nến lớn có thể cháy suốt ngày đêm trong vòng 80 năm. Du khách đến đây tham quan đều không khỏi trầm trồ trước những ngọn nến khổng lồ và những pho tượng đất sét được nặn rất tinh xảo.

 

CHÙA ĐẤT SÉT

Ngọn đèn cháy từ năm 1970 đến nay vẫn còn ⅓ - Ảnh: Việt Tường

 

Một trong 6 cây nến khổng lồ vẫn chưa thắp

Một trong 6 cây nến khổng lồ vẫn chưa thắp - Ảnh: Sưu tầm

 

Một thoáng Sóc Trăng

 

Xem thêm: Các tour du lịch Sóc Trăng giá rẻ

 

Vẻ đẹp tinh tế trong từng nét kiến trúc, sự sáng tạo trong vật liệu và tuổi đời nhiều trăm năm là những điểm độc đáo thu hút du khách của 4 ngôi chùa này. Sóc Trăng - “xứ sở chùa chiền” của đất phương nam xứng đáng là điểm đến lý tưởng cho du lịch tâm linh và những ai đam mê khám phá những ngôi chùa cổ.

 

Tú Uyên - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa cổ nào ở Sóc Trăng được coi là điểm hành hương nổi tiếng nhất?

- Chùa Bà Chín Sứ là một trong những chùa cổ nổi tiếng nhất ở Sóc Trăng và được coi là điểm hành hương quan trọng của người Phật tử.

Có những hoạt động gì khi đi hành hương chùa cổ ở Sóc Trăng?

- Khi đi hành hương chùa cổ ở Sóc Trăng, bạn có thể tham gia các hoạt động như lễ cầu an, lễ dâng hoa, lễ chân thành, lễ cúng dường và tham quan các công trình kiến trúc độc đáo của chùa.

Nên đi hành hương chùa cổ ở Sóc Trăng vào thời điểm nào trong năm?

- Thời điểm tốt nhất để đi hành hương chùa cổ ở Sóc Trăng là vào dịp Lễ Vu Lan, Lễ Phật Đản và Lễ Hội Ok Om Bok. Những dịp này thu hút đông đảo người hành hương đến tham quan và cầu nguyện.

Có những chùa cổ nào khác ở Sóc Trăng ngoài Chùa Bà Chín Sứ?

- Ngoài Chùa Bà Chín Sứ, Sóc Trăng còn có nhiều chùa cổ khác như Chùa Đất Sét, Chùa Đại Tòng Lâm, Chùa Đại Giác Nguyên, Chùa Phật Tích, Chùa Đại Hùng...

Có những lưu ý gì khi đi hành hương chùa cổ ở Sóc Trăng?

- Khi đi hành hương chùa cổ ở Sóc Trăng, bạn nên mặc quần áo trang phục lịch sự, giữ gìn vệ sinh, tôn trọng các nghi lễ và quy định của chùa. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như nón, áo mưa, giày dép thoải mái để di chuyển và thực hiện các hoạt động hành hương.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /307