Mytour blog
Tags:
du lịch Tiền Giangẩm thực tiền giang
06/04/20233.2240

Hấp dẫn với món măng tre hầm giò và móng heo năm 2024

Măng tre tươi là dược liệu có vị ngọt hơi đắng, tính mát bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chỉ khát tiêu đờm... Măng tre có nhiều loại: tre gai, tre mỡ, tre Mạnh Tông… Trong số đó, măng tre Mạnh Tông ngon khó có loại măng nào sánh bằng; nó còn gắn liền với câu chuyện đầy cảm động về lòng hiếu thảo của Mạnh Tông.
 
Sách Nhị thập tứ hiếu của Lý Văn Phức kể chuyện thời Tam Quốc, Mạnh Tông - người ở đất Giang Hạ, mồ côi cha, chỉ còn mẹ già. Một hôm, mẹ bị bệnh, thèm ăn canh măng; nhưng bấy giờ là mùa đông, khó tìm ra măng. Ông đi vào trong rừng tre, ngồi bên gốc tre mà khóc. Bỗng đâu có chồi măng từ dưới đất mọc lên. Mạnh Tông vui mừng cắt mang về nhà nấu canh cho mẹ ăn. Ăn xong, bà mẹ liền hết bịnh. Từ đấy thứ măng tre màu xám, mọc trái mùa, ăn nên thuốc, được gọi măng Mạnh Tông.
 
măng tre hầm giò
Bụi măng non

Không biết tự bao giờ người dân quê đã biết tận dụng măng tre mọc hoang trong các vườn tạp để nấu canh. Có hai thứ dùng để hầm măng tre thì ai khó tính đến đâu cũng không thể chế được đó là rắn ri tượng (ri voi) và giò, móng heo. Giò heo được sử dụng thường là loại vừa phải không quá lớn, vì như thế da dai, xướng cứng ăn không ngon.

Bên cạnh giò heo, người dân quê miền Tây Nam Bộ còn chọn móng heo để nấu canh măng. Móng heo đem về thui sơ qua trên lửa than cho vỏ bên ngoài cháy sém. Dùng dao đập bung ra, cạo rửa sạch sẽ, chân giò cũng làm sạch, chặt khoanh, để ráo.
 
măng tre hầm giò
Tô canh thơm ngon

Măng tre đốn về đốt sơ trên lửa, vì dân gian cho rằng làm như vậy măng sẽ bớt chất đắng. Bỏ lớp vỏ già bên ngoài. Phần trong của măng non mềm, có màu ngà ngà vàng. Măng được xắt mỏng, người kĩ tính xắt còn luộc nước sôi hòa thêm ít muối trụng qua lần nữa.
 
măng tre hầm giò
Rất hấp dẫn

Sau đó, bắc nồi nước lên cho giò, móng vào hầm mềm. Vớt sạch cặn, bọt mới cho măng vào. Nấu sôi thêm ít dạo nữa là măng chín. Nêm nếm vừa ăn, thêm ít hành lá xắt lá cho có màu xanh bắt mắt. Canh măng hầm giò heo ăn với muối ớt hoặc nước mắm trong dầm ớt hiểm cay cùng chén cơm nóng, thịt kho. Vị nhẫn nhẫn của măng càng làm cho bữa cơm ngon miệng, đậm đà.

măng tre hầm giò
Mang non rất ngon

Hơn thế, theo nhiều tài liệu của y học cổ truyền móng giò heo có công dụng bổ huyết, thông sữa, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sản phụ khí huyết suy nhược, thiếu sữa hoặc mất sữa, ung thũng, nhọt độc. Người già và người gầy yếu, nếu thường xuyên ăn canh măng hầm móng, giò heo sẽ cải thiện được chức năng tích nước kém của các tế bào thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu cho máu.
 
măng tre hầm giò
Màu sắc đậm đà hấp dẫn
 

Dân gian lại ngâm nga rằng: “Canh măng nấu với móng heo / Con trai ăn phải theo ''''''''''''''''mèo'''''''''''''''' sạch trơn”, như một lời khẳng định giá trị của món ăn dân dã mà đáo để này.
Các câu hỏi thường gặp
Món măng tre hầm giò và móng heo là gì?
Món măng tre hầm giò và móng heo là một món ăn truyền thống của Việt Nam, được làm từ măng tre, giò heo và móng heo hầm chín với nước dừa và các gia vị.
Món này có hương vị như thế nào?
Món măng tre hầm giò và móng heo có hương vị đậm đà, thơm ngon, ngọt thanh từ nước dừa và gia vị, cùng với vị giò heo và móng heo thấm đều vào măng tre.
Món này có lợi ích gì cho sức khỏe?
Măng tre là một nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa. Giò heo và móng heo cũng là nguồn protein và chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
Món này phù hợp với những dịp nào?
Món măng tre hầm giò và móng heo thường được dùng trong các dịp lễ tết, tiệc cưới hoặc các bữa tiệc gia đình, bạn bè.
Cách chế biến món này như thế nào?
Đầu tiên, măng tre được rửa sạch và cắt thành từng khúc vừa ăn. Giò heo và móng heo được luộc chín, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó, măng tre, giò heo và móng heo được hầm chín với nước dừa và các gia vị như tỏi, hành, ớt, muối, đường... cho đến khi măng tre mềm và thấm đều gia vị.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /577