Có một mùa len trâu tưởng chỉ còn trong hồi ức, trong những thước phim bi tráng mà đậm đà hồn quê dân tộc. Cuộc sống ngày càng đổi mới, luồng hơi thở hiện đại đã chạm đến từng ngóc ngách nơi miền Tây nước lũ, để rồi khi nhìn lại ta bỗng thấy sung túc hơn nhưng vẫn chưa đủ đầy dư vị. Mùa len trâu dạo trước cũng vì vậy mà trở nên hiếm hoi, khó tìm như một thứ quà quê xưa cũ giữa lòng hiện đại. Vậy mà những thứ tuyệt diệu ấy lại không thể mất đi. Tìm về An Giang - miền đất vẫn còn tồn tại những mùa nước tràn đồng để nông dân phải lùa trâu đi miền xa ăn cỏ, chúng ta mới lại thấy được phần nào hình ảnh của một mùa len trâu vang dội ngày xưa ấy.
Đồng quê An Giang như một bức tranh tuyệt đẹp - Ảnh: Tường Rêu
“Len” tiếng Khơ-me có nghĩa là tự do, hàm ý của len trâu tức là để trâu đi tự do. Đến mùa lũ lụt, nước dâng cao đến tận 1-4m suốt mấy tháng liền, khắp nơi ngập trong một màu nước nâu ngầu đục. Không có cỏ cho trâu ăn, người nông dân phải lùa trâu đến những cùng đất cao hơn để có cỏ nuôi trâu. Thông thường người dân An Giang sẽ lùa trâu đến cùng bảy núi An Giang rồi qua đến tận cánh đồng ở biên giới Campuchia. Đoạn đường từ nhà đến những nơi này có khi cách đó cả 40-60km.
Trâu được thả tự do ăn cỏ trên những cánh đồng cao -Ảnh:Huỳnh Phúc Hậu
Đến mùa nước lên, người nông dân lại dẫn trâu đi vòng quanh ăn cỏ, đến nơi cao hơn rồi khi nước ngập chỗ này lại đến nơi cao khác, cứ thế cho đến hết mùa nước mới về nhà. Mỗi mùa len trâu thường kéo dài có khi đến 3-4 tháng trời ròng rã.
Những chú trâu to khỏe vượt đồng nước tìm miền cỏ mới -Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Đã bao đời nay người dân đã quen với lũ, họ nghiễm nhiên sống với nó, không bi lụy cũng chẳng than phiền. Cứ đến mùa nước lụt, vườn tược, đồng lúa lại chìm trong biển nước mênh mông nhìn đến là nao lòng. Những con trâu to khỏe cõng trên lưng người nông dân vượt qua những vùng quê ngập nước đi tìm cánh đồng mới đủ đầy cỏ xanh. Ở xứ sở lấy lũ làm bạn này, sức sống con người lại mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Đàn trâu phải vượt qua biển nước mênh mông đi hết nơi cao này qua nơi cao khác- Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang
Con trâu là đầu cơ nghiệp đối với nông dân, hơn thế, với họ, trâu còn là một người bạn nghĩa tình, chung thủy. Trâu san sẻ gánh nặng mùa màng, đem lại miếng cơm manh áo và tồn tại như một thành viên của cả gia đình, từ người lớn tới trẻ nhỏ ai cũng trân trọng và yêu quý trâu như yêu một người thân thuộc. Bởi thế những chú trâu được người dân đối đãi và chăm sóc vô cùng chu đáo và tử tế. Buổi tối, người ngủ sao cũng được chứ trâu là phải được đốt rơm hun khói, mắc mùng, muỗi vùng này to như ruồi, sau một đêm hút máu có khi trâu lại gầy nhom.
Những đứa trẻ yêu mến trâu như chính những người bạn - Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Len trâu đã từng là một nghề khá phổ biến ở vùng quê này nhưng hiện nay còn lại khá ít. Cứ mỗi dịp nước lên, mỗi nhà lại gom trâu để gửi người ta chăm sóc, đưa chúng đến vùng đất mới có cỏ tươi, vỗ cho trâu béo tốt, mập mạp, sau mùa nước lại lấy trâu về.
Mùa len trâu oai linh và trùng tráng - Ảnh: Bình Nguyên
Mỗi lần như vậy trâu của nhiều nhà gộp lại đông vô kể, dễ đến mấy trăm con. Thế mới thấy một mùa len trâu hùng tráng và oai linh đến thế nào!. Ngày nay số lượng trâu cũng không nhiều như trước nhưng vẫn chưa thể mất đi. Vẫn còn đâu đó trên mảnh đất quê hương những mùa len trâu đẹp và đặc trưng đến thế!
Len trâu đã thì phải yêu trâu - Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Nghề len trâu không thể muốn là tự nhiên làm được và không phải bỗng dưng một người đàn ông bé nhỏ có thể thuần phục cả một đàn trâu to khỏe mà không để lạc mất con nào. Len trâu được cha truyền con nối từ đời này qua đời khác và đặc biệt là phải yêu trâu.
Nụ cười chân chất, hiền lành của chú bé len trâu- Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Người ta nói rằng, phải yêu mến, phải thương trâu như con thì mới đeo đuổi được cái nghiệp này. Thêm nữa là phải có kỹ năng, kinh nghiệm, chịu khó và cần cù nữa. Bởi thế từ tấm bé, nhiều đứa trẻ đã bỏ học theo nghề len trâu, theo người lớn đii khắp những cánh đồng Hồng Ngự, Tân Châu, Tân Hồng,.. qua Thường Phước, Vĩnh Xương.
Đàn trâu lên bờ sau khi vượt qua đồng nước - Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Xem thêm: Các khách sạn 3 sao tại An Giang
Khi nước đã rút hết, cũng là khi mùa len trâu kết thúc. Cánh đồng giờ đây hiện ra với khung cảnh yên bình, tuyệt đẹp đến say lòng. Những chú trâu đang nhở nha trên ruộng lúa chỉ còn trơ gốc rạ, đó đây làn khói đốt đồng lan tỏa không gian như lắng đọng dư vị an nhiên, tĩnh tại sau một mùa len trâu chạy lũ. Nét dung dị, bình nhiên của làng quê sau cơn lũ khiến người ta thêm yêu, thêm quý khoảnh khắc này.
Cánh đồng an nhiên, yên bình bên trẻ thơ -Ảnh: Phantayho
Những mùa lũ cho ta thêm yêu cảnh thanh bình chốn làng quê- Ảnh: Đinh Dzũ Studio
Len trâu sẽ còn ở lại mãi trong ký ức về một miền Tây hào sảng, oai hùng- Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Một thoáng An Giang
Xem thêm: Các tour du lịch An Giang giá rẻ
Mùa len trâu bây giờ đã khác xưa, cuộc sống người dân có phần ổn định và dễ chịu hơn với máy cày, đê bao, đập nước... Một số nơi len trâu đã không còn tồn tại, thế nhưng đâu đó tận cùng những vùng sâu trên mảnh đất An Giang này cẫn còn giữ những mùa len đã từng đi vào trang sách, những mùa len mà người xưa vẫn còn đau đáu nhớ thương mỗi lần nhắc đến. Và còn đây, ở An Giang này, mùa len trâu của những con người miền Tây hào sảng, phóng khoáng vài oai hùng như một vị tướng quân cầm trận!
Hạ Nhiên - blog.mytour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.
Hoài niệm mùa len trâu là một nét văn hóa đặc trưng của người dân miền Tây sông nước, đặc biệt là ở tỉnh An Giang. Đây là một hoạt động truyền thống được tổ chức vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán.
Mùa len trâu diễn ra vào khoảng tháng 12 âm lịch đến tháng 1 năm sau. Đây là thời điểm mà các nông dân đã thu hoạch xong lúa và có thời gian rảnh rỗi để tham gia vào hoạt động này.
Trong mùa len trâu, người dân sẽ đưa những con trâu của mình đến tham gia các cuộc đua trâu. Các cuộc đua này được tổ chức trên các cánh đồng lúa và thu hút rất đông người dân đến xem.
Mùa len trâu không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn mang ý nghĩa về tinh thần đoàn kết, sự cần cù và sự kiên trì trong cuộc sống. Đây cũng là dịp để người dân miền Tây gặp gỡ, trò chuyện và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng.
Nếu bạn muốn tham gia vào mùa len trâu, bạn cần chuẩn bị trang phục phù hợp và đến đúng thời gian và địa điểm được thông báo trước đó. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về hoạt động này để có thể tham gia một cách an toàn và đúng quy định.
0 Thích