Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhkhám phá Nam ĐịnhDi tích Phủ Dầy lễ hội việt nam ao sen
06/04/20235.5282

Hội Phủ Dầy năm 2024

Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch, chính hội là 3/3, du khách thập phương nô nức hành hương về với Hội Phủ Dày, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam. Tục thờ Đức Thánh mẫu có ở khá nhiều nơi như Phố Cát (Thanh Hóa), Đền Sòng (Nghệ An)... Nhưng có lẽ tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (nơi Mẫu sinh) là thu hút khách thập phương hơn cả.

 

Được tổ chức vào tháng ba âm lịch hàng năm, lễ hội này gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và để tôn vinh Thánh Mẫu -  một bậc thiên hạ mẫu nghi, vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu, một vị thánh trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Vì vậy hàng năm cứ đến tháng ba hàng năm người dân từ mọi miền đất nước tụ họp lại để thực hiện đời sống theo tâm linh, đồng thời tham quan chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc độc đáo và được tham dự các sinh hoạt lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc.

 

Di tích Phủ Dầy bao gồm phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Phủ chính Tiên Hương là một công trình kiên trúc đẹp, xây dựng từ thời Cảnh Trị (1663 – 1671) và đã qua nhiều lần trùng tu. Lễ hội Phủ Dày kéo dài từ ngày 3 đến ngày 8 – 3 âm lịch hàng năm, nhưng ngày chính hội là ngày mùng 3.

 

Du khách tới đây thật sự hấp dẫn bởi sự đan xen, hoà quyện giữa những nghi thức quan trọng cùng những hoạt động văn hoá, tâm linh đặc sắc. Ở lễ hội phủ dày người xem còn được xem những nghi lễ mang tính truyền thống như kiệu bát cống linh đình, xem múa rồng hội trên đỉnh núi Kim Thái, xem đấu vật, kéo co, đánh cờ…ngoài ra các đặc sản nổi tiếng ở địa phương cũng được giới thiệu cho du khách thưởng thức.

 

Hội Phủ Dầy - Nam Định
Đánh cờ người tại Phủ Dầy - Ảnh: Sưu tầm
 

Để phục hồi và phát triển lễ hội như ngày nay quả thực là một điều không dễ một chút nào, đó là thành quả của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, trong đó phải kể đến các thủ nhang đền, chùa, lăng, những người được nhân dân tín nhiệm cử ra trông coi các di tích.

 

Ngoài những hình thức lễ thông thường như ở các di tích tôn giáo khác như đặt lễ, thắp hương, khấn vái, xin âm dương, hóa vàng lễ ở các di tích thờ Mẫu nói chung và Phủ Dầy nói riêng có thêm hình thức đặc biệt là hầu đồng (hầu bóng).

 

Hội Phủ Dầy - Nam Định

Hội Phủ Dầy - Nam Định - Ảnh: Sưu tầm

 

Hầu bóng gắn với hát văn và múa thiêng là hình thức lễ phổ biến nhất ở Phủ Dầy. Hát văn cùng với múa thiêng - những điệu múa mang đậm chất dân gian (múa sinh hoạt, múa chèo đò, múa hẻo...) đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho nghi lễ hầu bóng. Người ta quan niệm rằng một số người “có căn" có khả năng giao tiếp với thần linh, có thể được Thánh nhập và quan thân xác họ. Để chuẩn bị cho một buổi hầu đồng, họ phải chuẩn bị khá kỹ và khá tốn kém từ việc chọn ngày tốt chọn người hầu dâng và cung văn đến việc mua sắm trang phục, mua đồ lễ... Tùy điều kiện kinh tế mà quần áo, đồ lễ sang trọng hay bình dân, nhiều hay ít. Thông thường, quy trình của một buổi hầu đồng diễn ra qua mấy bước:  với sự giúp đỡ của hai người hầu dâng, người hầu đồng trùm khăn phủ diện, lắc lư, khi Thánh giáng thì giơ tay ra hiệu cho cung văn biết. Nếu Thánh đã nhập thì tung khăn phủ diện.

 

Trong bối cảnh hiện nay, sống trong xã hội hiện đại, con người quen với phố phường tấp nập, nhưng cứ đến tháng ba âm lịch hàng năm du khách thập phương từ nhiều nơi vẫn luôn nhớ về ngày “giỗ mẹ”, đó không những là một hoạt động tâm linh, mà còn là một trong những hành động thiết thực nhằm bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc, một điều không thể thiếu trong xã hội hiện đại.

 

Hội Phủ Dầy - Nam ĐịnhDu lịch Nam Định - Ảnh: Sưu tầm

 

Hầu bóng diễn ra liên tục trong năm, nhưng có thể nói, hình thức lễ bái, đội bát nhang, trình đồng, lên đồng diễn ra đặc biệt sôi nổi trong các ngày hội. Lễ là nguyên nhân đầu tiên quyết định thành hình hội trong các lễ hội, vì vậy nếu mất đi những sắc vẻ truyền thống và thiêng liêng của lễ thì hội cũng khó có điều kiện tồn tại lâu đời.

 

Đám rước diễn ra trong không khí hào hứng, đầy nhiệt tình của dòng người náo nhiệt trải dài. Từ các cụ già 70 - 80 tuổi đến những cháu bé, từ những người giàu có đến các thành thị cho đến lớp nghèo khó, mặt ai cũng ánh lên vẻ phấn chấn. Đoạn đường rước Mẫu không ngắn những người ta không thấy mệt mỏi vì dường như Mẫu đã tiếp thêm cho họ một nguồn sinh lực mà không dễ gì có được. Đám rước ước chừng vài nghìn người từ nhiều miền quê khác nhau nhưng đều có một điểm chung - con cháu của Mẫu.

 

Hội Phủ Dầy - Nam Định
Ao sen trong Phủ Dầy - Ảnh: Sưu tầm

 

Trò kéo chữ đây cũng là một nét đặc sắc của Phủ Giầy. Hội kéo chữ thường được tiến hành vào ba ngày 7, 8, 9 tháng 3 hàng năm. Trước khi tổ chức kéo chữ, lý kỳ lý dịch phải lên lễ Mẫu để xin kẻo chư. Cũng có năm người lên Phủ Thông - nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh và bà Ngọc Đài để xin chữ xếp, xin được chữ gì thì dán lên bảng gỗ rồi đem treo trước phượng du. Mỗi làng cử từ 20 - 30 thanh niên được gọi là phu cờ, họ thường quấn khăn đỏ, mặc áo vàng, bụng thắt khăn đỏ, quần trắng, chân quấn xà cạp đỏ. Mỗi phu cờ cầm một gậy xếp chữ dài khoảng 4 thước dán giấy xanh, đỏ, trắng, vàng buộc nhiều tua rua, đầu gậy có ngù bằng lòng gà.

 

Hội Phủ Dầy - Nam Định
Bạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm

 

Tổng cờ sẽ là người điều khiển các phu cờ. Dưới sự điều khiển của tổng cờ, phu cờ chạy thành hàng một, vòng theo đường quanh hồ trước cửa Phủ rồi trở về sân và đứng vào vị trí đã định hình, hình thành dần cả nét chữ cho đến khi xếp xong. Nhìn từ xa trên đỉnh núi hay ngồi ở phương du cũng đều thấy nét chữ vàng nổi bật trên nền của những màu sắc sặc sỡ trông rất đẹp mắt. Chữ xếp thường là 4 chữ: "Mẫu nghi thiên hạ”, “Quang phục thánh thiện" hoặc "Hòa cốc phong đăng", "Thiên hạ Thái Bình". Người dân Phủ Giầy cho rằng tuỳ theo chữ kéo đầu năm mà năm đó Mẫu sẽ "gia ân" hay “gia uy" cho con nhang đệ tử.

 

Có thể nói, hội Phủ Giầy là một hình thức sinh hoạt văn hóa - tâm linh đáp ứng nhu cầu tinh thần - tình cảm của đông đảo nhân dân. Bằng hoạt động lễ hội, con người vừa có thể bày tỏ những tâm tư, khát vọng của mình vừa có dịp bộc lộ các khả năng sáng tạo của chính mình. Sống trong khung cảnh lễ hội, con người có được những giây phút “thăng hoa" để tạm quên đi những nỗi cực nhọc vất vả hàng ngày. Chính lễ hội đã tiếp thêm nguồn sức mạnh thiêng liêng để con người tiếp tục sống và lao động.

 

Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Hội Phủ Dầy là gì?

- Hội Phủ Dầy là một di tích lịch sử nằm ở xã Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, miền Bắc Việt Nam.

Hội Phủ Dầy có ý nghĩa gì?

- Hội Phủ Dầy là nơi để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của vua Lý Thái Tổ và các vị vua Lý tiền nhân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Lịch sử của Hội Phủ Dầy như thế nào?

- Hội Phủ Dầy được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, trong thời kỳ vua Lý Thái Tổ. Sau đó, các vị vua Lý tiền nhân đã tiếp tục xây dựng và bảo vệ di tích này. Trong thời gian chiến tranh, Hội Phủ Dầy đã bị phá hủy nhiều lần, nhưng được khôi phục lại vào những năm 1990.

Hội Phủ Dầy có gì đặc biệt?

- Hội Phủ Dầy có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng đá và gỗ, với nhiều cột trụ và mái ngói. Ngoài ra, di tích này còn có nhiều bức tranh tường và tượng đá đẹp mắt.

Làm thế nào để đến Hội Phủ Dầy?

- Hội Phủ Dầy cách Hà Nội khoảng 100km, bạn có thể đi xe ô tô hoặc xe máy. Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể lên xe tại bến xe Gia Lâm hoặc bến xe Yên Nghĩa và xuống tại bến xe Vụ Bản. Từ đó, bạn có thể đi taxi hoặc xe máy đến Hội Phủ Dầy.

2 Thích

Đánh giá : 4.5 /151