Mytour blogimg_logo
06/01/202414.4041

Hội Quán Nghĩa An - đặc trưng văn hóa Triều Châu ở Sài Gòn năm 2025

Sài Gòn được xem là mảnh đất có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa cả trong và nước ngoài. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến sự phát triển của cộng đồng người Hoa nói chung và người Triều Châu nói riêng tại mảnh đất tươi đẹp này. Người Triều Châu di cư tới Việt Nam mang theo những hành trang văn hóa từ quê cha đất tổ, trong hành trang ấy, tín ngưỡng thờ Quan Công được xem là một nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài thành, cái tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở công trình kiến trúc: Hội Quán Nghĩa An.

 

Công trình đặc trưng của người Triều Châu ở Sài Gòn

Công trình đặc trưng của người Triều Châu ở Sài Gòn - Ảnh: Jethuynh

 

Hội Quán Nghĩa An hay còn được gọi là Chùa Ông, Miếu Quan Đế, tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa thờ thần Quan Công, một nhân vật thời Tam Quốc. Trong văn hóa của người Hoa, miếu thờ thần Quan Công biểu hiện cho lòng trung nghĩa “Chùa ông Quan Đế, chí trung nghĩa cao xa ngàn thuở” và biểu trưng cho tấm lòng luôn hướng về quê hương của những người con xa xứ.

 

Thờ Quan Công, một trong những nét văn hóa của người Hoa vùng Nam Bộ

Thờ Quan Công, một trong những nét văn hóa của người Hoa vùng Nam Bộ - Ảnh: Sưu tầm

 

Người Hoa sinh sống tại Việt Nam lập nên những đền thờ, những chùa miếu thờ cúng nhân vật này như một cách bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trên đất khách. Trong đó, có thể nói rằng Hội Quán Nghĩa An là một công trình đặc trưng nhất.

 

Kiến trúc mang đậm văn hóa tâm linh của người Hoa Sài Gòn

Kiến trúc mang đậm văn hóa tâm linh của người Hoa Sài Gòn - Ảnh: Sưu tầm

 

Tựa bài hát đầy tính đoàn kết của người Triều Châu ở Sài Gòn:

 

“Dù đi đến nơi nào vẫn nhớ quê nhà,

Tình bên kia không làm bối rối lòng ta.

Nào ta hãy nắm tay nhau và ung dung đi trong cuộc đời,

Đầy sương gió chẳng chút lo lắng khi mình có nhau…”

 

Nguồn gốc của cái tên Hội Quán Nghĩa An như để tưởng nhớ về gốc gác của những người Hoa gốc Triều Châu. Xưa kia, họ sinh sống tại Nghĩa An, một vùng đất thuộc Quảng Đông, Trung Quốc. Theo bước chân di cư, một bộ phận lớn người Hoa phát triển thành một cộng đồng đông đảo ở đất Sài Gòn, và xây dựng Hội Quán Nghĩa An vào khoảng trước thế kỷ 19 như một nơi hội họp, thờ cúng và thể hiện văn hóa tâm linh của họ.

 

Những bức hoành phi mang vẻ đẹp của nghệ thuật thư pháp

Những bức hoành phi mang vẻ đẹp của nghệ thuật thư pháp – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quận 5

 

Tới Nghĩa Quán Hội An, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những mô hình kiến trúc đặc trưng của người Hoa. Hầu như tất cả các đền miếu đều có kiến trúc hình chữ khẩu với những dãy nhà khép kín vuông góc, với khoảng sân rộng gần 2000m2 phía trước, với hồ phóng sinh mang đậm nét phong thủy.

 

Phong cách nghệ thuật độc đáo ở Nghĩa An Hội Quán ở Sài Gòn

Phong cách nghệ thuật độc đáo ở Nghĩa An Hội Quán ở Sài Gòn - Ảnh: Sưu tầm

 

Kiến trúc tổng thể của Hội Quán Nghĩa An gồm tiền điện, sân thiên tỉnh, nhà hương, chính điện và văn phòng hội quán dọc hai bên các điện thờ. Trải qua nhiều lần trùng tu nhưng di tích này vẫn bảo tồn được phong cách kiến trúc độc đáo của người Triều Châu. Tất cả được thể hiện qua việc sử dụng màu sắc và các đường nét thiết kế tại ngôi chùa.

 

Cặp kỳ lân bằng đá canh gác hai bên cửa Hội Quán Nghĩa An ở Sài Gòn

Cặp kỳ lân bằng đá canh gác hai bên cửa Hội Quán Nghĩa An ở Sài Gòn - Ảnh: bruno18

 

Từ hai bên cổng lớn vào đến cửa miếu, du khách sẽ phải ngạc nhiên với năm cặp kỳ lân lớn nhỏ bằng đá đặt đối xứng. Nhìn lên là biển chữ “ Nghĩa An Hội Quán” được chạm nổi trên nền cảnh “Lục Quốc phong tướng”.

 

Lục Quốc phong tướng

Biển chữ “ Nghĩa An Hội Quán” được chạm nổi trên nền cảnh “Lục Quốc phong tướng” - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh

 

Hội Quán Nghĩa An còn đặc sắc với những bức tượng, phù điêu bằng gốm trên mái ngói hay các bông hoa chạm ngược, tượng kỳ lân, diềm gỗ trên bộ vì kèo sơn màu đỏ thắm hay những câu đối, tranh vẽ nhiều giá trị. Các hiện vật ấy được chạm trổ một cách tinh tế, thể hiện những điển tích Trung Hoa ở Sài Gòn nhằm răn dạy con cháu đời sau. Không những thế, Nghĩa An Hội Quán còn mộc mạc với những hình ảnh trong sinh hoạt đời thường, mang màu sắc của cuộc sống bao đời của người nông dân thôn dã.

 

Những bức tượng, phù điêu được chạm trổ tinh tế

Những bức tượng, phù điêu được chạm trổ tinh tế - Ảnh: Sưu tầm

 

Đi vào điện chính, bên cạnh tượng Quan Đế cao 300 cm mặc áo gấm xanh, ngồi trên ngai, đặt trong khám thờ chạm viền nhiều lớp tùng - hạc, mai - điểu, mẫu đơn - trĩ, Bát tiên giao chiến thủy quái, còn có hình ảnh của tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 200 cm đứng hầu hai bên. Chùa còn thờ bà Thiên Hậu, Thần Phước Đức và Thần Văn Xương, ngựa Xích Thố, Mã Đầu tướng quân.

 

Khu chính điện uy nghiêm tại Nghĩa An Hội Quán của Sài Gòn

Khu chính điện uy nghiêm tại Nghĩa An Hội Quán của Sài Gòn - Ảnh: Sưu tầm

 

Hằng năm, chùa tổ chức lễ cúng Quan Đế vào ngày 24 tháng 6 âm lịch. Đây là dịp để người Triều Châu ở Sài Gòn hội họp, đồng thời thể hiện lòng tưởng nhớ tới quê cha đất tổ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Hoa trên đất khách.

 

Thanh tịnh một góc giữa Sài Gòn

Thanh tịnh một góc giữa Sài Gòn - Ảnh: Vietnam - Paracels

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ

 

Có thể nói rằng, Nghĩa An Hội Quán đã bảo tồn một cách trọn vẹn nhất những nét văn hóa cổ xưa của người Trung Hoa tại Sài Gòn. Một ngôi chùa nguy nga, cổ kính, mang những giá trị lớn về kiến trúc và nghệ thuật, được Bộ Văn hóa – Thông tin ký quyết định số 43-VH/QĐ công nhận ngôi miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ở Sài Gòn.

 

Loan vtp - blog.mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn..

Các câu hỏi thường gặp
Hội Quán Nghĩa An là gì?

- Hội Quán Nghĩa An là một địa điểm văn hóa lịch sử của người Hoa tại Sài Gòn, được xây dựng vào năm 1900.

Hội Quán Nghĩa An có đặc trưng gì về văn hóa Triều Châu?

- Hội Quán Nghĩa An được xây dựng theo kiến trúc của văn hóa Triều Châu, với các đường nét trang trí tinh xảo, mang đậm nét truyền thống của người Hoa.

Hội Quán Nghĩa An có những hoạt động gì?

- Hội Quán Nghĩa An là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của người Hoa, như lễ hội Trùng Thập, lễ hội Tết Nguyên Tiêu, lễ hội Vu Lan, v.v.

Hội Quán Nghĩa An có giá vé bao nhiêu?

- Giá vé tham quan Hội Quán Nghĩa An là 20.000 đồng/người lớn và 10.000 đồng/trẻ em.

Hội Quán Nghĩa An có địa chỉ ở đâu?

- Hội Quán Nghĩa An nằm tại số 678 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

1 Thích

Đánh giá : 4.4 /429