Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch hà nộiLễ hội - Sự kiệnkhám phá Thúy Ái
06/04/20234.4590

Hội vật cầu Thúy Lĩnh năm 2025

Nằm bên hữu ngạn sông Hồng, làng Thúy Ái (sau đổi là Thuý Lĩnh) là một làng cổ. Những đồng trinh Khải Nguyên chi bảo có niên hiệu Đường Huyền Tông (thế kỷ VIII) và Chí Hòa nguyên bảo đời Tống Chân Tông (thế kỉ XI) tìm thấy trong lòng đất Thúy Ái năm 1992 đã minh chứng nhận định này.

 

Nhưng ít nhất là từ sáu thế kỷ nay, Thúy Ái đã trở thành một địa danh lịch sử, gắn liền với những thăng trầm của đất nước.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội 

Tương truyền, lễ hội Vật cầu có liên quan mật thiết tới hình thức luyện quân của Linh Lang Đại Vương – Hoàng tử thứ tư của Vua Lý Thánh Tông, nay là một trong tứ trấn thành Thăng Long

Ngày trước, mỗi lần vào hội, cả làng được phân ra ba thành: thành Thượng, thành Trung và thành Cải Lương. Mỗi thành cử bốn phiên. Mỗi phiên hai người. Họ là những trai tráng tuổi khoảng 18 - 20, mặc quần trắng, thắt lưng đỏ, mình trần tượng trưng cho tám ông mãnh hổ cướp bóng, cướp cầu. 

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà NộiCó 4 đội trên sân, mỗi đội 2 người cùng giành quả cầu về lỗ của đội mình

 

Xem thêm: Tour du lịch giá tốt tại Hà Nội


Bóng gồm bốn quả lần lượt cướp từng quả một hết bốn quả bóng mới tới cướp cầu. Quả cầu được tiện bằng gỗ, đường kính khoảng 35 centimét, sơn son. Người chơi lần lượt cướp từng quả một, hết bốn quả bóng mới tới cướp quả cầu.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội Một quả cầu được sơn son nặng 20kg 

 Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hà Nội

 

Tuy nhiên, ngày nay có đơn giản hơn một chút. Một quả cầu được sơn son nặng 20kg dành cho thanh niên, 10kg dành cho thiếu nhi. Hai lứa tuổi sẽ tham gia tranh tài riêng ở hai phần thi. Vật cầu là môn thể thao rèn luyện trí lực nên có đầy đủ lứa tuổi khác nhau từ thiếu nhi đến các cụ cao tuổi trong làng  tham gia.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội 

 

Địa điểm thi đấu nằm ngay bên đình làng cổ nơi thờ Linh Lang Đại vương. Tương truyền, Linh Lang là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông (1054-1072).

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội


Khi làng vào đám, mỗi thành (tương đương như cụm dân cư) đăng cai hội một ngày. Tùy theo khả năng, mỗi thành viên đóng góp tiền, gạo để sắm lễ vật và giải thưởng. Lễ vật gồm lợn, xôi, hương hoa dâng lên đình từ sáng sớm để quan viên hương lão tế lễ. Tế xong vào khoảng trưa, hội vật mới bắt đầu.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội 

Cuộc đua tranh diễn ra trên sân trước đình. Quả cầu được đặt vào lỗ cái giữa sân, rộng 80cm. Từ lỗ cái, hướng ra bốn góc là bốn lỗ con tạo thành hình vuông, mỗi cạnh khoảng 15m. Bên sân chơi là lễ đài, nơi đặt hương án. Giải là hiện vật hoặc tiền cũng đặt tại đây. Người đánh trống chầu là một cụ già cao tuổi mặc áo the, đầu chit khăn đỏ. Tuỳ cuộc chiến diễn ra trên sân mà tiếng trống lúc khoan, lúc nhặt, lúc dồn dập, thúc bách.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

Nghe hiệu lệnh vật cầu

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà NộiMột đội phải chống lại tới 6 người nên trận đấu diễn ra rất hấp dẫn 

 

Tham gia vât cầu gồm bốn đội canh bốn hố. Cầu được làm bằng gỗ mít tiện tròn, sau khi có hiệu lệnh của trọng tài, bốn đội cùng cướp cầu mang về hố của mình. Mỗi một lần mang được cầu về hố sẽ được nhận được một giải con, ba lần liên tiếp sẽ được giải cái. Tuy nhiên, cầu không được ra đường biên, không bị đội bạn mang về hố khác

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội 

 

Theo sát mọi diễn biến trên sân là một trọng tài, cầm cờ lệnh. Các đấu thủ cố luồn lách, lừa trước đón sau, có lúc cả tám người đè lấn lên nhau cố cướp bằng được quả cầu trong tay một người đang ôm chặt; có lúc quả cầu ở ngay trên đầu, hơn chục bàn tay giơ lên, họ kiễng, họ nhảy lên cao để đón bằng được.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

Giành cầu trên không

Quả cầu nặng hơn 20kg trên những cánh tay rắn chắc

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

Hết sức để bê hơn 25kg

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

Chạy về lỗ của đội mình

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà NộiNhững pha tranh cướp gay cấn 

 

Vật cầu là môn thể thao rèn luyện cả chí và lực, đồng thời mang tính hợp đồng mưu lược. Trước kia, vật cầu chia theo các giáp (xóm) trong làng, đi kèm là múa võ, kiếm và múa Lân.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội 

Trên một sân rộng chừng 300m2, VĐV phải thật khỏe mới có thể chơi. Thời gian kéo dài vào khoảng 2 giờ đồng hồ. Sân có 4 cái hố ở bốn góc với 4 màu khác nhau. 8 VĐV chia làm 4 đội đeo đai theo màu hố của mình và tham gia cướp cầu.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

Khán giả thích thú với màn tranh bóng

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

 

Các đấu thủ cố luồn lách, lừa trước đón sau, có lúc cả 8 người cùng đè lấn lên nhau cố cướp bằng được quả cầu trong tay một người đang ôm chặt. Có khi quả cầu ở ngay trên đầu, hơn chục bàn tay giơ lên, họ kiễng, họ nhảy lên cao để đón bằng được trái cầu.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà NộiMột cầu thủ bị đối phương đè lên người để giành giật quả cầu 

 

Với mỗi lần mang được cầu về hố người chơi sẽ được phần thưởng 20.000 đồng, và giải cao nhất sẽ thuộc về đội 3 lần liên tiếp để được quả cầu vào hố. Giải thưởng có thể lên tới hàng triệu đồng cho giải này nếu có nhiều nhà tài trợ là các khán giả hảo tâm.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

Đô vật Cướp cầu về hố

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội 

 

Mặc dù giải thưởng trong ngày thi đấu mùng 6 Tết Tân Mão khá lớn, lên tới hơn 3 triệu đồng nhưng các thanh niên vẫn chơi rất đẹp và quyết liệt, để lại nhiều tiếng cười vui cho người xem. Nhiều lần, có thanh niên nằm lăn ra nghỉ vì mệt, trong khi ngay cạnh đó, các đấu thủ vẫn hăng hái cướp cho được quả cầu.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà NộiĐây là trò chơi tốn rất nhiều sức lực, sau mỗi ván, các cầu thủ mệt nhoài

 

Người của phiên nào cướp được cầu về đặt vào lỗ của phiên mình thì được một giải con. Mỗi lần cướp được cầu, cả hai người vào lễ thánh hai vái và nhận giải. Phiên nào cướp được cầu ba lần liền thì lúc nhận giải lần thứ ba đồng thời cũng là giải cái. Cuộc chơi chỉ có vậy mà diễn ra suốt ba ngày, người xem chật kín sân đình.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà NộiKhán giả vây kín sân đình cổ vũ

 

Người xem đủ các lứa tuổi reo hò xô lấn, cổ vũ mê say không lúc nào ngớt. Chỉ đến khi màn đêm buông xuống thì cuộc đua mới dừng mà thôi. Vật cầu là môn thể thao rèn trí, rèn lực, phiên vào vì sơ xuất không bố trí đủ người thì bị phạt, phải chi toàn bộ giải cho ngày hôm đó. Bóng và cầu đều là biểu tượng. Bóng biểu tượng của nước. Cầu là biểu tượng mặt trời. Nước và ánh sáng là hai nhu cầu không thể thiếu của nghề nông và đây là lễ nghi nông nghiệp.

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà NộiLưng lấm lem đất cát, một bô lão trong làng đến chúc mừng chiến thắng

 

Hội vật cầu Thúy Lĩnh Hà Nội

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Và giải cao nhất đã thuộc về hai vận động viên mang đai đỏ. Các anh thở hổn hển và không nói nên lời trong khi nhận giải từ ông cụ cao tuổi trong làng. Không chỉ người làng, cả du khách thập phương đến dự hội đều có thể đăng ký để tham dự trò chơi đặc sắc này./.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /436