Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Hồ Chí MInh
06/04/20238.7620

Không gian tâm linh cổ kính mà hiện đại chùa Xá Lợi năm 2024

 

 

Tên thường gọi: Chùa Xá Lợi
 

Chùa tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9307438, 08.9300114. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa do Hội Phật học Nam Việt (thành lập ngày 19 – 9 – 1950) đứng ra xây cất với sự đóng góp của các Chi hội và Tỉnh hội 21 tỉnh miền Nam.

Chùa khởi công xây dựng vào ngày 05 – 8 – 1956 dưới sự đôn đốc của hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hà Tố Thuận thi công theo bản vẽ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, diện tích hơn 2.500 m2 . Chùa được khánh thành vào các ngày 2, 3, 4 – 5 – 1958.

Chùa có kiến trúc theo lối mới, xây lầu, trên là bái đường, dưới là giảng đường. Toàn thể ngôi chùa có: cổng tam quan, ngôi chánh điện, giảng đường, tháp chuông 7 tầng, thư viện, phòng đọc sách, khu tăng phòng, nhà trai đường, văn phòng Ban quản trị, phòng khách, đoàn quán gia đình Phật tử, phòng phát hành kinh sách và nhà vãng sanh.

Cổng chính của chùa mở ra hướng Đông Bắc, phía đường Bà Huyện Thanh Quan. Sau tam quan có tháp chuông 7 tầng cao 32m được khởi công xây dựng ngày 15 – 12 – 1960, khánh thành ngày 23 – 12 – 1961. Đại hồng chung cân nặng 2 tấn, đường kính 1,2m, cao 1,6m, rót đồng tại phường Phường Đúc, Huế ngày 15 – 4 – 1961 (01 – 3 năm Tân Sửu) theo mẫu của đại hồng chung chùa Thiên Mụ, Huế. Đại hồng chung được treo lên tháp ngày 17 – 10 – 1961 dưới sự chứng minh của cố Hòa thượng Thích Tịnh Khiết.


 
 
 
 
 

Chánh điện ở lầu 1 được bài trí tôn nghiêm. Tượng đức Phật Thích Ca được tôn trí tại đây là một tác phẩm mỹ thuật bằng đá nhân tạo màu hồng, cao 6,5m do ông Chánh Trí Mai Thọ Truyền đặt họa sĩ, điêu khắc gia Lê Văn Mậu tạc. Tượng đức Phật được làm lễ an vị vào ngày 12 – 2 – 1958 (24 – 12 năm Đinh Dậu). Pho tượng đã được tạp chí ASIA giới thiệu khắp thế giới thời bấy giờ.

Ở trên tường chung quanh chánh điện, có 15 bức tranh khổ lớn về sự tích đức Phật Thích Ca từ sơ sinh đến thành đạo, nhập niết bàn do họa sĩ Nguyễn Văn Long thực hiện vào các năm 1958.

Đặc biệt, ở trên cao, ngay trước tượng Phật là nơi tôn thờ ngọc Xá Lợi Phật, đặt trong một bảo tháp nhỏ bằng bạc để trong một ô khám làm theo hình lá bồ đề. Viên ngọc này do ngài Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Srilanka dâng cúng cho Phật giáo Việt Nam. 

 


 
 

Trong sách Lịch sử chùa Xá Lợi – văn hóa truyền thống (NXB Tôn Giáo, 2003), tác giả Thích Đồng Bổn cho biết chùa có tôn thờ một pho kinh bối diệp cổ chép bằng chữ Pali trên lá Ô bôi (lá muôn) cách nay trên 1.000 năm, dài 45cm, ngang 6cm. Bộ kinh này do Giáo hội Tăng già Tích Lan tặng cho HT Thích Quảng Liên, và HT Thích Quảng Liên đã tặng cho Hội Phật học Nam Việt để làm chứng tích pháp bảo thường trụ tại quốc độ này. Bộ kinh chép lời đức Thế Tôn khi Ngài bắt đầu Chuyển pháp luân tại thành phố Ba La Nại. Pháp tạng này được cung thỉnh về chùa Xá Lợi ngày 16 – 6 – 1957. Chùa có cây bồ đề được chiết cành từ cây gốc ở Tích Lan, do Thái tử con vua A Dục đem từ nơi đức  Phật Thành đạo sang trồng khi đến truyền bá đạo Phật ở xứ nay. Cây đươc trồng vào ngày 27 – 12 – 1958 (17 – 11 năm Mậu Tuất).

Chùa được Hội Phật học Nam Việt xây dựng để thờ Xá Lợi Phật nên được người dân gọi quen là chùa Xá Lợi. Ban đầu, HT Thích Nhất Hạnh đã đề nghị đặt tên chùa Cổ Pháp. Nhưng Hòa thượng Khánh Anh, Pháp chủ Giáo hội Tăng già Nam Việt, Chứng minh Đạo sư của Hội Phật học Nam Việt, đặt tên Xá Lợi cho hợp lòng người.

Ngày 31 – 8 – 1991, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức lễ tiếp nhận và phát hành hai tập kinh đầu tiên của bộ Đại Tạng kinh tại giảng đường Chánh Trí Mai Thọ Truyền.

 


 
 

Cư sĩ Mai Thọ Truyền sanh năm 1905 tại Bến Tre. Ông là công chức, đã làm việc ở nhiều nơi ở Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên, Sa Đéc. Năm 1968, ông giữ chức Quốc Vụ Khanh kiêm Viện trưởng Giám sát viện, rồi Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa cho đến năm quy tịch. Ông là đệ tử của Hòa thượng Thích Hành Trụ, được Hòa thượng đặt pháp danh Chánh Trí. Năm 1950, ông vận động thành lập Hội Phật học Nam Việt. Sau đó, ông đã vận động và đứng ra xây dựng chùa Xá Lợi.

Chùa nguyên đặt trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam (văn phòng II) từ khi Giáo hội được thành lập tháng 11 – 1981. Đến năm 1993, văn phòng được dời sang Thiền viện Quảng Đức. Hòa thượng Thích Thiện Hào, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, nguyên Viện chủ chùa.

Hòa thượng Thích Thiện Hào thế danh là Trương Minh Đạt, sanh năm 1911 tại xã An Phú Đông, huyện Hóc Môn. Ngài xuất gia với Tổ Huệ Đăng ở chùa Thiên Thai, Bà Rịa năm 1927. Ngài thuộc đời thứ 42 dòng Thiên Thai Thiền Giáo Tông. Ngài là một vị cao tăng đức độ, một nhà lãnh đạo tài năng của Phật giáo. Ngài viên tịch vào ngày 20 – 7 – 1997 (16 – 6 năm Đinh Sửu).

Chùa đón tiếp đông đảo Phật tử, du khách đến tham quan, chiêm bái hằng ngày và nghe giảng pháp vào các buổi sáng chủ nhật trong tuần.

 

 

 

 

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Hồ Chí Minh

 

 

 

 

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Xá Lợi có không gian tâm linh cổ kính như thế nào?
Chùa Xá Lợi được xây dựng từ năm 1956, với kiến trúc cổ kính của đền thờ Phật giáo ở Ấn Độ và Nepal. Không gian tâm linh của chùa được thiết kế với nhiều tầng lớp, từ cổng chào đến sảnh chính, tượng Phật và các phòng thờ.
Chùa Xá Lợi có những hoạt động tâm linh gì?
Chùa Xá Lợi tổ chức nhiều hoạt động tâm linh như lễ Phật, lễ Vu Lan, lễ Hội đền Hùng, lễ Tết Trung thu, lễ Tết Nguyên đán và các khóa tu học Phật pháp.
Chùa Xá Lợi có dịch vụ cho khách du lịch không?
Chùa Xá Lợi không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn. Chùa có dịch vụ hướng dẫn du lịch, cho phép khách tham quan và chụp ảnh trong khuôn viên chùa.
Chùa Xá Lợi có gì đặc biệt so với các chùa khác?
Chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất ở Việt Nam, với kiến trúc cổ kính độc đáo và không gian tâm linh yên bình. Chùa còn có tượng Phật lớn nhất Việt Nam, cao 32 mét và nặng 250 tấn.

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /371