Mytour blog
06/04/20233.4180

Kỳ Ðài năm 2024

Kỳ đài nằm ở chính giữa mặt trước kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Kỳ Ðài thường gọi là cột cờ, là một công trình kiến trúc trong tổng thể các công trình thuộc Kinh thành Huế.

 

Kỳ Đài

Kỳ Đài trong khuôn viên Kinh thành Huế

 

Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807)  cùng thời gian xây dựng kinh thành. Đến thời Minh Mạng. Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.

 

Kỳ Đài gồm hai phần: đài cờcột cờ.

 

  • Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Tầng thứ nhất cao hơn 5,5 m, tầng giữa cao khoảng 6 m, tầng trên cùng cao hơn 6 m. Tổng cộng của ba tầng đài cao khoảng 17,5 m. Từ mặt đất lên tầng dưới bằng một lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ Ðài, tầng dưới thông với tầng giữa bằng một cửa vòm rộng 4 m, tầng giữa thông với tầng trên cùng cũng bằng một cửa vòm rộng 2 m. Ðỉnh mỗi tầng có xây một hệ thống lan can cao 1 m được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng. Nền ba tầng lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa xuống dưới. Trước đây còn có hai chòi canh và tám khẩu đại bác.

 

Kỳ ĐàiPhần đài cờ gồm 3 tầng hình chóp cụt kiên cố

Xem thêm: khách sạn tại Thừa Thiên Huế

 

  • Cột cờ nguyên xưa làm bằng gỗ, gồm hai tầng, cao gần 30 m. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), cột cờ được thay bằng một cây cột gỗ dài hơn 32 m. Đến năm Thành Thái thứ 16 (1904), cột cờ này bị một cơn bão lớn quật gãy, nên sau phải đổi làm bằng ống gang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy một lần nữa. Năm 1948, cột cờ bằng bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37 m hiện nay mới được xây dựng.

 

Kỳ ĐàiPhần cột cờ chắc chắn ngày nay

 

Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo đều có hiệu cờ. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Thỉnh thoảng, lính canh phải trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát ngoài bờ biển.

 

Kỳ Đài - HuếKỳ Đài qua một bức ảnh nghệ thuật


Xem thêm: các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

 

Ngày 26/3/1975, sau khi giành thắng lợi trong Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, lá cờ dài 12 m, rộng 8 m của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên Kỳ Đài.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Đà Nẵng

 

Kỳ ĐàiLá cờ Tổ Quốc hiên ngang trên đỉnh Kỳ Đài

Xem thêm: Tour du lịch Huế giá tốt

 

Giờ đây đến với Huế, đến với di sản văn hoá nhân loại, du khách không chỉ được biết kỳ đài Ngọ Môn như những công trình kiến trúc nghệ thuật đầy tính sáng tạo, giàu nét bản sắc văn hoá dân tộc, mà còn được biết kỳ đài Ngọ Môn như những chứng nhân của lịch sử. Điều đó có tác dụng vô cùng to lớn trong hoạt động giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /572