Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch cao bằngđền Kỳ SầmKinh nghiệm du lịch Cao Bằngtích khâu sầm vương
06/04/20234.1110

Kỳ duyên ghé đền cổ nghe tích Khâu Sầm Vương - Phần 2 năm 2024

Trở lại Cao Bằng những ngày cuối tháng 10, tôi mê mẩn vẻ đẹp yên bình thơ mộng trước đồng hoa tam giác mạch phớt hồng và màu vàng rực khắp nương đồi của những bông lúa đang vào độ chín. Câu hát về người chiến sĩ biên giới cứ vang lên trong đầu giữa con đường đèo vùng cao khiến tôi không khỏi tò mò đến câu chuyện về vị anh hùng nơi đây. Thế là tôi bổ sung vào hành trình của mình thêm một địa danh lịch sử mới, đền Kỳ Sầm.

 

Xem thêm: Kỳ duyên ghé đền cổ, nghe tích Khâu Sầm Vương - Phần 1

 

Núi như thành,

Ngọn như kiếm,

Biên cương thức với Kỳ Sầm.

Sông Hiến sông Bằng,

Khâu Liêu sừng sững.

 

Tam quan điện được xem là cổng dẫn vào toàn bộ khuôn viên của đền Kỳ Sầm. Tam quan điện được xây sau đó một khoảng thời gian nhằm đảm bảo cho việc viếng thăm của du khách và tổ chức lễ hội diễn ra có quy củ hơn.

 

Kỳ duyên ghé đền cổ, nghe tích Khâu Sầm Vương - Phần 2

Tam quan điện được xây dựng nhằm tổ chức lễ hội Kỳ Sầm có quy củ hơn - Ảnh: Caobangtv

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Cao Bằng

 

Từng bậc thềm bước lên gian chính của đền Kỳ Sầm ngả màu theo thời gian như gợi nhắc từng người đến đây về cội nguồn lịch sử oai hùng đã qua.

 

Kỳ duyên ghé đền cổ, nghe tích Khâu Sầm Vương - Phần 2

Những bậc thềm ngả màu thời gian ở đền Kỳ Sầm - Ảnh: Vu Son

 

Đền gồm có 3 gian chính được xây theo lối nhà ngày xưa, rất đơn giản và ấm cúng. Bên ngoài đền Kỳ Sầm, màu ngói đã xỉn đen và đôi chỗ được phủ bằng một lớp rêu chứng tỏ được cơ số tuổi ngàn năm của mình. Phía trên đỉnh đền Kỳ Sầm có hình 2 con rồng đối xứng vào nhau, xung quanh là những hình khắc họa tiết trang trí.

 

Kỳ duyên ghé đền cổ, nghe tích Khâu Sầm Vương - Phần 2

Đền Kỳ Sầm được xây theo lối nhà ngày xưa, rất đơn giản và ấm cúng - Ảnh: Vu Son

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tai Cao Bằng

 

Bên trong điện thờ cũng không có nhiều tượng hay vật dụng thờ giống như những ngôi đền, ngôi chùa được xây dựng sau này mà tôi vẫn hay thấy. Ngoài những chiếc đao, kiếm nép vào một góc đền Kỳ Sầm thì trên bàn thờ vị anh hùng cũng đơn giản từ bộ lư hương đến đồ dùng trang trí. Phải chăng nó cũng giản dị giống như con người trước đây của Nùng Trí Cao đã từng sống. Phải chăng tấm chân tình từ trái tim của mỗi người viếng thăm mới là quan trọng.

 

Kỳ duyên ghé đền cổ, nghe tích Khâu Sầm Vương - Phần 2

Khung cảnh uy nghiêm, ấm áp bên trong đền Kỳ Sầm - Ảnh: Caobangtv

 

Bên hông, những bậc thang giản dị dẫn lối lên đền Kỳ Sầm có tấm biển ghi lại thân thế danh nhân Nùng Trí Cao để du khách thập phương có cơ hội được hiểu nhiều hơn vị anh hùng lịch sử này.

 

Kỳ duyên ghé đền cổ, nghe tích Khâu Sầm Vương - Phần 2

Tấm biển ghi lại những điển tích về danh nhân Nùng Trí Cao - Ảnh: Caobangtv

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Tp. Cao Bằng

 

Điều tôi làm tôi ngạc nhiên hơn cả chính là những chụm cây đại thụ đang che bóng trước sân đền Kỳ Sầm. Theo lời kể của một vị cao niên trong làng, tôi được biết cụm 3 cây đại thụ Đa - Muỗm - Gạo có từ lâu đời này vừa được làm Lễ công nhận cây di sản Việt Nam vào tháng 2 vừa rồi.

 Kỳ duyên ghé đền cổ, nghe tích Khâu Sầm Vương - Phần 2

Cụm cây đại thụ Đa - Muỗm - Gạo được công nhận là cây di sản Việt Nam - Ảnh: Caobangtv

 

Tôi không bất ngờ trước lời tự hào của ông, bởi với tôi, những bóng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi như thế này ngày nay thật quý hiếm biết bao. Trước bao nhiêu phong ba từng năm tháng, chúng vẫn uy nghiêm đứng vững phô vẻ bề thế đầy kiêu hãnh của mình để bảo vệ cho đền Kỳ Sầm. Tuổi đời nhỏ nhất chính là cây Gạo, khoảng 200 năm. Tiếp đến là cây Muỗm, ước chừng 400 tuổi. Và lâu đời nhất chính là cây Đa cổ thụ, có tuổi đời gần nhất với đền Kỳ Sầm, từ 800 đến 900 năm tuổi.

 

Kỳ duyên ghé đền cổ, nghe tích Khâu Sầm Vương - Phần 2

Cụm cây Đa - Muỗm - Gạo phô vẻ bề thế, bảo vệ cho đền Kỳ Sầm - Ảnh: Caobangtv

 

Tất cả hòa quyện vào cùng vô số những bóng cây nhỏ xung quanh khuôn viên đền Kỳ Sầm mang lại cho du khách cảm giác như lạc vào một làng quê yên bình xa xưa nơi chỉ có trong cổ tích.

 

Kỳ duyên ghé đền cổ, nghe tích Khâu Sầm Vương - Phần 2

Cụm cây Đa - Muỗm - Gạo rợp bóng sân đền Kỳ Sầm - Ảnh: Caobangtv

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cao Bằng

 

Câu hát “Ơi Cao Bằng yêu thương! Ơi Cao Bằng yêu thương!...” cứ văng vẳng trong đầu làm bước chân của tôi chùng chình chẳng muốn rời xa. Khung cảnh bình yên miền sơn cước với những câu chuyện mà nếu như chưa từng đến, có lẽ tôi sẽ không bao giờ cảm nhận được hết vẻ đẹp trầm mặc nhưng lại rất đỗi uy nghiêm của đền Kỳ Sầm, nơi thờ vị anh hùng lịch sử dân tộc Tày - Nùng Trí Cao. Thêm một lần trở lại Cao Bằng, thêm một lần được mở mang tầm nhìn và kiến thức của mình với những trải nghiệm thật đặc biệt về Việt Nam, đất nước trong trái tim tôi.


Gumi - Mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.  

 

Các câu hỏi thường gặp
Kỳ duyên ghé đền cổ nghe tích Khâu Sầm Vương là gì?

- Đây là một câu chuyện cổ tích về vị vua Khâu Sầm, người đã xây dựng đền cổ để tôn vinh các vị thần và bảo vệ đất nước. Câu chuyện này được truyền lại qua nhiều thế hệ và trở thành một phần của văn hóa dân gian ở Cao Bằng.

Đền cổ Khâu Sầm Vương ở đâu?

- Đền cổ Khâu Sầm Vương nằm ở xã Đức Long, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, miền Bắc Việt Nam.

Lễ hội Khâu Sầm Vương được tổ chức vào thời điểm nào?

- Lễ hội Khâu Sầm Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ hội Khâu Sầm Vương có những hoạt động gì?

- Lễ hội Khâu Sầm Vương có nhiều hoạt động như diễu hành, rước đền, cúng tế, trình diễn văn nghệ, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn truyền thống.

Du khách có thể tham gia vào lễ hội Khâu Sầm Vương không?

- Các du khách có thể tham gia vào lễ hội Khâu Sầm Vương để trải nghiệm và khám phá văn hóa dân gian đặc sắc của địa phương. Tuy nhiên, cần lưu ý về việc tôn trọng các nghi lễ và quy định của địa phương.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /514