Mytour blog
Tags:
mẹo du lịchkinh nghiệm du lịchdu lịch biểnbí kíp du lịch
06/04/20233.3510

Làm gì khi có người bị đuối nước trong khi đi du lịch năm 2024?

Trong khi đi du lịch thì mọi bất ngờ đều có thể xảy, trong đó có tai nạn đuối nước. Khi đi du lịch biển hoặc tại các vùng sông hồ ao suối, bên cạnh việc cẩn trọng, tuân thủ các quy tắc an toàn thì việc tự chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết khi gặp người đuối nước là điều cần thiết. Ngoài việc có thể giúp đỡ những người xung quanh trong tình trạng khẩn cấp, việc trang bị những kỹ năng cần thiết khi gặp người bị đuối cũng sẽ giúp chính bạn đảm bảo an toàn cho bản thân khi thực hiện cứu người. Hãy cùng Mytour trả lời câu hỏi “Gặp người bị đuối nước khi đang đi du lịch – Bạn cần làm gì?” với bài viết này nhé!

 

Làm thế nào khi gặp người bị đuối nước trong khi đi du lịch - Ảnh: WikiHow

Làm thế nào khi gặp người bị đuối nước trong khi đi du lịch - Ảnh: WikiHow

 

Trước hết bạn cần phải hiểu đuối nước là gì? Đuối nước là một dạng của ngạt, nguyên nhân gây ra đuối nước là tình trạng nước vị hít vào phổi hoặc bị tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Khi bị ngạt nước, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng bị ngừng thở, tịm đập chậm lại theo phản xạ tự nhiên của cơ thể. Khi từng trạng ngừng thở kéo dài sẽ dẫn đến thiếu oxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Hậu quả cuối cùng của tình trạng đuối nước là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong. Ngoài khả năng tử vong rất cao thì khi bị đuối nước, nạn nhân còn có thể chịu các di chứng tổn thưởng não nặng nề nếu không được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng cách.

 

Người bị đuối nước thường vùng vẫy để miệng ở ngang hay trên mặt nước - Ảnh: WikiHow

Người bị đuối nước thường vùng vẫy để miệng ở ngang hay trên mặt nước - Ảnh: WikiHow

 

Tuy rất nguy hiểm nhưng tình trạng đuối nước diễn ra khá thầm lặng và không hề dữ dội, vùng vẫy như bạn thường thấy trên TV hoặc trong các bộ phim. Dù vậy vẫn có những dấu hiệu để xác định người đang bị đuổi nước, những dấu hiệu bao gồm: Miệng ở ngang hoặc trên dưới mặt nước; Đầu ngả về phía sau để cố nổi trên mặt nước; Mắt nhắm lại hoặc đỏ do nước vào mắt.

 

Khi bị đuối nước nạn nhân thường cố ngả đầu ra phía sau - Ảnh: WikiHow

Khi bị đuối nước nạn nhân thường cố ngả đầu ra phía sau - Ảnh: WikiHow

 

Khi phát hiện ra người bị đuối nước, việc đầu tiên là bạn phải giữ bình tĩnh và tìm cách nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước. Hãy nhanh chóng tìm và ném cho nạn nhân bất kỳ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được như phao, dây thừng, cành cây... Trong trường hợp bạn đang du lịch tại một khu vực có nhân viên cứu hộ thì hãy báo với nhân viên cứu hộ ngay lập tức hoặc trong trường hợp không có nhân viên cứu hộ thì hãy thông báo ngay cho những người xung quanh rằng có người đang bị đuối nước và yêu cầu trợ giúp.

 

Hãy lập tức kêu gọi sự trợ giúp - Ảnh: WikiHow

Hãy lập tức kêu gọi sự trợ giúp - Ảnh: WikiHow

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Đà Nẵng

 

Sử dụng những vật dài để giúp nạn nhân bám vào… - Ảnh: WikiHow

Sử dụng những vật dài để giúp nạn nhân bám vào… - Ảnh: WikiHow

 

…hoặc ném phao cho nạn nhân - Ảnh: WikiHow

…hoặc ném phao cho nạn nhân - Ảnh: WikiHow

 

Trong bất kỳ trường hợp nào bạn tuyệt đối không được nhảy xuống cứu người bị đuối nước nếu bạn không phải là một nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp bởi trong cơn hoảng loạn cực độ nạn nhân sẽ có khuynh hướng vùng vẫy, níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cứu và điều đó có nguy cơ sẽ khiến cho cả hai – người bị nạn và người cứu – cùng chết đuối. Hãy ghi nhớ “Ném xuống chứ không nhảy vào”. Trong trường hợp bạn nhảy xuống nước cứu nạn nhân bị đuối nước thì bạn nên ném cho nạn nhân một phao nổi trước cho nạn nhân bám vào trước khi cho nạn nhân báo vào người mình hoặc trong trường hợp không có phao thì việc tiếp cận nạn nhân từ đằng sau là một lựa chọn an toàn dành cho bạn.

 

Trong trường hợp bắt buộc phải nhảy xuống nước hãy mặc áo phao nếu trong vùng nước nguy hiểm - Ảnh: WikiHow

Trong trường hợp bắt buộc phải nhảy xuống nước hãy mặc áo phao nếu trong vùng nước nguy hiểm - Ảnh: WikiHow

 

Tiếp cận nạn nhân từ đằng sau sẽ là một giải pháp an toàn - Ảnh: WikiHow

Tiếp cận nạn nhân từ đằng sau sẽ là một giải pháp an toàn - Ảnh: WikiHow

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Trong trường hợp phải nhảy xuống nước cứu người ở những nơi có dòng chảy mạnh thì bạn nên mặc áo pháo bảo hộ trước khi nhảy xuống, điều đó sẽ giúp bạn tránh khỏi việc bị người đuối nước lẫn sức chảy của dòng nước kéo xuống.

 

Hãy đặt nạn nhân ở nơi thông thoáng khi đưa lên bờ - Ảnh: WikiHow

Hãy đặt nạn nhân ở nơi thông thoáng khi đưa lên bờ - Ảnh: WikiHow

 

Sau khi đưa nạn nhân lên bờ, bạn hãy lập tức cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm cho cơ thể của nạn nhân. Trong trường hợp nạn nhân đuối nước bất tỉnh bạn hãy kiểm tra xem nạn nhân có còn thở hay không thông qua việc quan sát chuyển động của lồng ngực. Nếu phát hiện nạn nhân ngừng thở bạn hãy lập tức dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết, sau đó đặt nạn nhân lên mặt phẳng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết nhớt, đàm và dị vật trong miệng nạn nhân ra. Sau đó, một tay đặt lên lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng ngón trổ và ngón cái, áp miệng vào miệng nạn nhân thổi hơi.

 

Thực hiện hô hấp nhân tạo trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh - Ảnh: WikiHow

Thực hiện hô hấp nhân tạo trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh - Ảnh: WikiHow

 

Sau 5 lần hô hấp nhân tạo mà nạn nhân vẫn còn tím tái hoặc kiểm tra mạch không thấy thì có thể xem như là tim nạn nhân đã ngừng đập. Trong trường hợp này, bạn phải nhanh chóng thực hiện ép tim ngoài lồng ngực kèm với hô hấp nhân tạo theo công thức 15:2 (nghĩa là cứ 15 cái ép tim thì thực hiện hô hấp nhân tạo 2 cái) nếu có 2 người thực hiện hoặc theo công thức 30:2 (cứ 30 cái ép tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt) đối với trường hợp chỉ có một người thực hiện cấp cứu. Bạn thực hiện ép tim ngoài bằng cách dùng 1 bàn tay (đối với trẻ em dưới 8 tuổi) và 2 bàn tay đổi với (trẻ em trên 8 tuổi và người lớn) ép vào khu vực ở nửa dưới xương ức bên trái.

 

Ép tim trong trường hợp mạch nạn nhân ngừng đập - Ảnh: WikiHow

Ép tim trong trường hợp mạch nạn nhân ngừng đập - Ảnh: WikiHow

 

Sau khi tỉnh lại nạn nhân sẽ nôn ra nhiều nước nên bạn cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai và nới rộng quần áo nạn nhân để tránh bị việc họ bị ngạt thở. Bên cạnh việc sơ cứu ban đầu thì ngay khi đưa nạn nhân lên bờ bạn hãy ngay lập tức nhờ những người xung quanh gọi cấp cứu 115 để nhận được các hỗ trợ y tế cần thiết. Trong trường hợp nạn nhân tỉnh lại bạn cần lau khô người cho họ, thay quần áo và ủ ẩm đồng thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiếm tra tránh tình trạng đuối nước cạn (phù phổi cấp) có thể gây tử vong.

 

Gọi 115 để nhận được sự hỗ trợ y tế cần thiết - Ảnh minh họa: WikiHow

Gọi 115 để nhận được sự hỗ trợ y tế cần thiết - Ảnh minh họa: WikiHow

 

Xem thêm: Các tour du lịch Khánh Hòa giá rẻ

 

Khi sơ cứu cho nạn nhân bị đuối nước bạn tuyệt đối không được dốc ngược nạn nhân và vác lên vai rồi chạy bởi như vậy sẽ làm bỏ lỡ thời gian vàng để cấp cứu tim phổi bởi chỉ cần sau 4 phút ngưng thở là nạn nhân đã có nguy cơ bị chết não.

 

Trên đây là những lưu ý, chỉ dẫn cần thiết dành cho bạn trong trường hợp bắt ặp người đuối nước trong khi đang đi du lịch. Hãy ghi nhớ một điều trước khi cứu người đó là: “Hãy đảm bảo an toàn cho bản thân trước khi cứu bất kỳ ai”.

 

Đình Tùng – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Luôn đảm bảo an toàn khi tắm, bơi, lặn hoặc tham gia các hoạt động trên nước.
Không bơi khi uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích.
Luôn đeo áo phao khi tham gia các hoạt động trên nước.
Tìm hiểu về điều kiện thời tiết và dòng chảy của nước trước khi tham gia các hoạt động trên nước.
Làm thế nào để cứu người bị đuối nước?
Gọi ngay cứu hộ hoặc y tế nếu có sẵn.
Nếu không có người cứu hộ hoặc y tế, hãy cố gắng đưa nạn nhân đến bờ bằng cách sử dụng các dụng cụ như cần câu, dây thừng hoặc bằng cách bơi đến nạn nhân và giữ cho nạn nhân trên mặt nước.
Nếu nạn nhân không thở được, hãy bắt đầu thực hiện RCP (hồi sinh tim phổi) và cấp cứu ngay lập tức.
Làm thế nào để tránh tình trạng đuối nước khi tắm biển?
Không bơi quá xa bờ.
Không bơi khi uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích.
Luôn đeo áo phao khi tham gia các hoạt động trên nước.
Tìm hiểu về điều kiện thời tiết và dòng chảy của nước trước khi tham gia các hoạt động trên nước.
Luôn giữ một khoảng cách an toàn với các tàu thuyền và phương tiện khác trên nước.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /395