Mytour blog
Tags:
du lịch An GiangDu lịch Châu ĐốcLễ hội Bà Chúa XứLễ hội - Sự kiện Châu Đốc
06/04/202315.0060

Lễ Bà Chúa Xứ núi Sam – Nét tín ngưỡng tâm linh vùng Châu Đốc năm 2024

Châu Đốc, một địa danh gắn liền với sự linh thiêng với thế phong thủy tiền tam giang, hậu thất sơn và huyền bí với nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại từ lâu đời. Nhắc tới mảnh đất này, người ta không thể không nhớ tới Núi Sam, tới Miếu Bà Chúa Xứ, nơi thu hút hàng triệu khách hành hương tới cúng bái mỗi năm. Và cứ mỗi dịp tháng 4 âm lịch về, đến hẹn lại lên, du khách thập phương lại háo hức tìm về địa danh này để cầu xin tài lộc, may mắn từ vùng đất thánh trong Lễ hội Bà Chúa Xứ.

 

Uy nghiêm miếu Bà chúa xứ núi Sam ở An Giang

Uy nghiêm miếu Bà chúa xứ núi Sam ở An Giang - Ảnh: Bat from Hell

 

Hội Bà Chúa Xứ diễn ra từ 23/04 đến 27/04 âm lịch hằng năm tại phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang. Với mỗi người dân ở vùng đất này, Bà Chúa Xứ như hiện thân của một niềm tin tâm linh mãnh liệt, người đã che chở, yểm trợ và phù hộ cho sự bình an, may mắn và phát đạt của mỗi người. Hội Bà Chúa Xứ là một cách để những đức tin ấy thể hiện lòng thành kính, để cầu xin chút phước tốt lành từ thánh mẫu.

 

Vị thần đã yểm trợ, phù hộ cho vùng đất An Giang ngàn năm qua

Vị thần đã yểm trợ, phù hộ cho vùng đất An Giang ngàn năm qua - Ảnh: mekongdeltasensetravel

 

Nhộn nhịp ngày hội Vía Bà chúa xứ núi Sam mỗi tháng 4 âm lịch

Nhộn nhịp ngày hội Vía Bà chúa xứ núi Sam mỗi tháng 4 âm lịch - Ảnh: DuyMy

 

Vượt qua khỏi phạm vi bản địa, những câu chuyện huyền bí xoay quanh thánh mẫu, sự linh thiêng của người đã được truyền tụng ở mọi miền. Và có lẽ vì thế, vào mỗi dịp lễ hội, người ta lại được chứng kiến từng dòng người hành hương về xin chút phước đức tốt lành.

 

Người người tham gia hành hương về vía Bà chúa xứ núi Sam

Người người tham gia hành hương về vía Bà chúa xứ núi Sam - Ảnh: Sưu tầm

 

Tham gia lễ hội, du khách sẽ được nghe kể về những truyền thuyết đầy bí ẩn về miếu Bà Chúa Xứ. Chẳng ai biết, ngôi miếu ấy có tự năm nào, chỉ thấy rằng, cho tới tận bây giờ, nó được xem như một di tích nổi tiếng khắp đồng bằng sông Cửu Long. Ấn tượng đầu tiên mà du khách nhìn thấy khi tới địa danh này là một công trình kiến trúc hình khối tháp dạng hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng lầu, ngói màu xanh, góc mái cao vút như mũi thuyền đang lướt sóng.

 

Kiến trúc ấn tượng của miếu Bà chúa xứ núi Sam

Kiến trúc ấn tượng của miếu Bà chúa xứ núi Sam - Ảnh:  Tienlehoherd

 

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lung linh của miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lung linh của miếu Bà Chúa Xứ núi Sam - Ảnh: Tamngu

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Châu Đốc - An Giang

 

Đi sâu vào chánh điện, tượng Bà được đặt chính giữa, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh, đầu đội mão sặc sỡ. Bà ngồi đó, dáng ngồi nghĩ ngợi, khoan thai như đang suy nghĩ về thế sự, về cuộc đời trầm luân của bao số phận con người.

 

Phúc hậu nét khoan thai của tượng Bà chúa xứ núi Sam

Phúc hậu nét khoan thai của tượng Bà chúa xứ núi Sam - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ vật nhân dân khắp nơi dâng lên Bà Chúa Xứ được trưng bày trong miếu

Lễ vật nhân dân khắp nơi dâng lên Bà Chúa Xứ được trưng bày trong miếu - Ảnh: Sưu tầm

 

Hội Bà Chúa Xứ diễn ra trong không khí của những nghi thức truyền thống. Phần lễ Vía Bà bao gồm 5 lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế. Trong đó, đặc sắc nhất là lễ tắm Bà được thực hiện vào lúc 24h đêm 23 rạng ngày 24. Đầu tiên, các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượu, dâng trà. Sau đó, 4 tới 5 người phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm bà. Nghi thức tắm bà được thực hiện sau bức màn che nhưng có đến hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài hàng rào chánh điện.

 

Sau khi kết thúc nghi thức, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho những người dân hay khách trẩy hội như một lá bùa hộ mệnh trừ ma quỷ và giúp cho con người khỏe mạnh hơn.

 

Hàng ngàn người chen chúc tham gia lễ tắm Bà giữa đêm khuya

Hàng ngàn người chen chúc tham gia lễ tắm Bà giữa đêm khuya - Ảnh: Wikipedia

 

Tiếp theo đó, các vị đại diện miếu sẽ thay xiêm y và làm lễ rước bốn bài vị ở lăng Thoại Ngọc Hầu bao gồm: bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng về miếu Bà Chúa Xứ. Lễ này được thực hiện vào 15h ngày 24 như một cách để tưởng nhớ tới người tiền bối đã có công khai khá vùng đất hoang vu này.

 

Cờ hoa võng lọng trong các lễ rước

Cờ hoa võng lọng trong các lễ rước - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà - Ảnh: Sưu tầm

 

Với sự tham gia của rất nhiều người dân và quan khách

Với sự tham gia của rất nhiều người dân và quan khách - Ảnh: Sưu tầm

 

Các vị thần bảo hộ của An Giang đều được rước về để tham gia lễ hội

Các vị thần bảo hộ của An Giang đều được rước về để tham gia lễ hội - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại An Giang

 

Sang ngày 25, 26, lễ Túc Yết được bắt đầu. Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà tiến hành các nghi thức trang trọng như: dâng hương, rượu, dâng trà và đọc văn tế sau đó hóa vàng giống như kiểu cúng bái cổ truyền của Phật giáo.

 

Khai mạc lễ hội với một hồi trống oai hùng&

Khai mạc lễ hội với một hồi trống oai hùng… - Ảnh: Sưu tầm

 

Và hồi kèn vang vọng

Và hồi kèn vang vọng - Ảnh: Sưu tầm

 

Trang trọng lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam

Trang trọng lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam - Ảnh: Sưu tầm

 

Hội Bà Chúa Xứ lại được tiếp tục với lễ xây chầu hát bội. Đây được xem là một nghi thức quan trọng nhất với mong muốn cầu bình an, hạnh phúc, cầu mưa thuận gió hòa. Phần lễ kết thúc bởi Lễ Chánh tế vào 4h sáng ngày 26 và tới chiều ngày 27, các bô lão lại trang trọng đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về Sơn Lăng.

 

Đặc sắc lễ xây chầu hát bội

Đặc sắc lễ xây chầu hát bội - Ảnh: Sưu tầm


Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang

 

Xen kẽ với phần lễ là những hoạt động nghệ thuật đặc sắc của phần hội. Ở đó, người ta có thể bắt gặp những trò chơi văn hóa dân gian từ xa xưa như: múa lân, múa mâm thao, múa chén đĩa… thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách.

 

Nhiều hoạt cảnh đặc sắc trong lễ hội Bà chúa xứ núi Sam

Nhiều hoạt cảnh đặc sắc trong lễ hội Bà chúa xứ núi Sam  - Ảnh: Sưu tầm

 

Nén nhang thành tâm xin chút phước lành từ vị thánh mẫu linh thiêng

Nén nhang thành tâm xin chút phước lành từ vị thánh mẫu linh thiêng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch An Giang

 

Có thể nói rằng, hội Bà Chúa Xứ thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc và giao hòa trong đó là những dấu ấn riêng của vùng Châu Đốc. Những ngày diễn ra Hội Bà Chúa Xứ là những ngày mà mảnh đất An Giang như sôi động hẳn lên. Hàng ngàn, hàng ngàn du khách muôn nơi ghé về nơi đây để thưởng ngoạn cái mây trời bồng bềnh của ngọn núi Sam, để lặng mình chiêm nghiệm lại cuộc đời trong bầu không khí huyền bí của vùng đất thánh. Hơn thế nữa, người ta mong muốn tham gia vào không khí đặc sắc của lễ và xin chút phước lành của vị thánh mẫu linh thiêng.

 

Loan vtp - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Lễ Bà Chúa Xứ núi Sam là gì?
Lễ Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội tín ngưỡng tâm linh được tổ chức hàng năm tại đền Bà Chúa Xứ núi Sam, thuộc xã Núi Sam, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Khi nào diễn ra Lễ Bà Chúa Xứ núi Sam?
Lễ Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào ngày 23 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Tại sao Lễ Bà Chúa Xứ núi Sam lại được tổ chức?
Lễ hội này được tổ chức để tôn vinh và cầu nguyện cho Bà Chúa Xứ, người được coi là thần linh bảo vệ và mang lại may mắn cho người dân địa phương.
Lễ hội có những hoạt động gì?
Lễ hội có nhiều hoạt động tâm linh như lễ rước đầu, lễ cầu siêu, lễ dâng hương, lễ đốt vàng mã, lễ rước di ảnh Bà Chúa Xứ, cùng với các hoạt động văn hóa, giải trí như hát bội, chầu văn, đua thuyền trên sông Hậu.
Lễ hội có ảnh hưởng gì đến du lịch vùng Châu Đốc?
Lễ Bà Chúa Xứ núi Sam là một trong những lễ hội tín ngưỡng lớn nhất và thu hút đông đảo du khách đến vùng Châu Đốc. Đây cũng là cơ hội để du khách khám phá văn hóa, tín ngưỡng và ẩm thực đặc trưng của địa phương này.

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /367