Mytour blog
Tags:
du lịch Thanh Hóalễ hội truyền thốngphong tục tập quán lễ cơm mới người Mườngvăn hóa người Mường
06/04/20234.2900

Lễ cơm mới của người Mường năm 2024

Hằng năm, vào tháng 5 hoặc tháng 10 âm lịch, người Mường ở Thanh Hóa lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng cơm mới, hay còn gọi là “đoóng côốp”, với ý nghĩa cảm ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa vụ tốt tươi, cầu mong cho gia đình có cuộc sống sung túc.
 
Bà Hà Thị Mùi, 76 tuổi ở thôn Trúc, xã Điền Trung (Bá Thước), cho biết: Sau khi thu hoạch lúa xong, gia chủ chọn một ngày đẹp làm mâm cơm gạo mới dâng lên trời đất, tổ tiên.
 
Hằng năm, vào tháng 5 hoặc tháng 10 âm lịch, người Mường ở Thanh Hóa lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng cơm mới, hay còn gọi là đoóng côốp, với ý nghĩa cảm ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa vụ tốt tươi, cầu mong cho gia đình có cuộc sống sung túc.Lễ cơm mới của người Mường - Ảnh: Sưu tầm
 
Lễ vật trong mỗi mâm cỗ cúng thường là những sản vật nông nghiệp do gia đình làm ra, gồm xôi,  gà, cá đồ, cá nướng, rượu, trầu cau... Ngoài những lễ vật bắt buộc, nếu gia đình có điều kiện có thể cúng thêm hoa quả, bánh kẹo, thịt lợn, cá nấu canh chua...
 
Lễ cơm mới của người MườngTín ngưỡng người Mường - Ảnh: Sưu tầm
 
Người Mường rất coi trọng nghi lễ này, thế nên việc xem ngày và cúng thường phải nhờ đến các bậc cao niên, người có uy tín và am hiểu tục lệ. Thầy cúng cũng chính là chủ lễ, đại diện cho chủ nhà.
 
Lễ cơm mới của người MườngDu lịch Thanh Hóa - Ảnh: Sưu tầm
 
 
Trong lễ cúng cơm mới,  trước khi cúng,  xúc một thìa cơm cho chó hoặc mèo ăn trước. Trong khi chó, mèo ăn, gia chủ và thầy cúng sẽ khấn:
 
“Ta đã ăn no rồi, đã ăn thừa rồi. 
Năm nay gia đình ta được ăn no ăn thừa rồi nhé!”.
 
Lễ cơm mới của người MườngKhám phá Thanh Hóa - Ảnh: Sưu tầm
 
Hàm ý với mong muốn trong năm có của ăn của để dư giả trong nhà. Cũng trong lễ cơm mới này, người Mường cúng giỗ cha mẹ, tổ tiên...
 
Lễ cơm mới của người MườngBạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Thanh Hóa

 
Cúng cơm mới là một nghi lễ tốt đẹp của dân tộc Mường, nhằm  giáo dục con cháu nhớ về cội nguồn và tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình gặp nhau, sum họp trong bữa cơm đầm ấm sau một vụ làm ăn vất vả, mừng thành quả lao động.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Lễ cơm mới của người Mường là gì?

Lễ cơm mới là một trong những lễ hội truyền thống của người Mường ở Thanh Hoá, Miền Trung. Đây là dịp để người dân Mường cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, đầy đủ và bình an.

Khi nào diễn ra lễ cơm mới của người Mường?

Lễ cơm mới thường diễn ra vào đầu mùa lúa mới, thường là vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch.

Lễ cơm mới của người Mường có những nghi thức gì?

Lễ cơm mới của người Mường có nhiều nghi thức phong phú, bao gồm cúng tế, cầu nguyện, múa hát, chơi nhạc cụ truyền thống và thưởng thức các món ăn truyền thống của người Mường.

Các món ăn truyền thống của người Mường trong lễ cơm mới là gì?

Các món ăn truyền thống của người Mường trong lễ cơm mới bao gồm cơm nếp, thịt heo quay, thịt gà, cá nướng, rau xào, canh chua và các loại trái cây tươi ngon.

Lễ cơm mới của người Mường có ý nghĩa gì?

Lễ cơm mới của người Mường có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh và văn hóa của người dân Mường. Đây là dịp để cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, đầy đủ và bình an, đồng thời là dịp để gắn kết cộng đồng và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /556