Mytour blog
Tags:
khám phá Sài Gònlễ hội truyền thốnggiỗ tổ nghề kim hoànLệ Châu Hội Quán
06/04/20235.3220

Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn năm 2024

Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn diễn ra trong 3 ngày 6, 7, 8 tháng 2 âm lịch hằng năm tại Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo,quận 5, TP Hồ Chí Minh. Lễ hội được tổ chức rất qui mô, quy tụ hàng ngàn người trong ngành thợ kim hoàn, không chỉ riêng Thành Phố Hồ Chí Minh mà từ các tỉnh Nam Bộ cũng về dự, cúng bái những tổ sư khai sáng ngành kim hoàn.

 

Trong những ngày diễn ra lễ hội, Lệ Châu hội quán được trang hoàng rực rỡ, nến và hương được thắp từ trong đến ngoài, tạo cho ngày giỗ hết sức trang nghiêm. Mặc dù mùng 7 mới là chính lễ, nhưng việc cúng tế đã được chuẩn bị trước đó vài ngày.

 

Lễ giỗ tổ nghề kim hoànLễ giỗ tổ nghề kim hoàn - Ảnh: Sưu tầm

 

Mở màn giỗ tổ là tối mùng 6 – 2 với nghi thức cúng cầu quốc thái dân an, tuyên đọc sắc phong tổ sư thợ bạc Việt Nam của các vị vua Triều Nguyễn cho người tham dự, đặc biệt là người trong nghề hiểu biết xuất xứ của tổ nghề.

 

Lễ giỗ tổ nghề kim hoànNơi nhận tiền cúng giỗ - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn tại Hồ Chí Minh

 

Ngày chánh tế mùng 7 – 2, cúng ba “Viên” theo nghi thức lễ giỗ truyền thống. Viên thứ nhất cúng Chấp minh vào 8 giờ sáng để rước tổ sư. Viên thứ hai cúng Chánh tế tổ sư từ 22 giờ đến 24 giờ. Viên thứ ba diễn ra vào 16 giờ ngày 8 – 2, tế nghĩa từ - những người có công xây dựng Lệ Châu hội quán.

 

Lễ giỗ tổ nghề kim hoànDu lịch Hồ Chí Minh - Ảnh: Sưu tầm


Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại TP.Hồ Chí Minh

 

Viên là cách gọi về mỗi phần lễ. Viên được tiến hành theo nghi thức cổ truyền, dâng phẩm vật như trà, bánh, trái cây, heo quay…Trong các viên, chánh hoặc phó hội trưởng Lệ Châu hội quán đọc văn tế đọc trong ngày giỗ tổ do soạn giả cải lương Viễn Câu sáng tác, thay vì xưa kia chỉ xây chầu hát bội. 

 

Lễ giỗ tổ nghề kim hoànKhám phá Hồ Chí Minh - Ảnh: Sưu tầm

 

Những thành viên ban quản trị đền thờ trong bộ lễ phục áo dài khăn đóng, đứng trước Bài Vị tổ sư vái lạy. Bên trong đền, những người thợ bạc thắp hương và dâng mâm hoa quả xếp hình long, lân, quy, phụng với tấm lòng thành kính, biết ơn người đã có công truyền dạy nghề cho con chấu, giúp ích cho xã hội và mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình họ.

 

Lễ giỗ tổ nghề kim hoànBạn hãy đến và hành hương - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh

 

Nếu xưa kia, Lệ Châu Hội Quán là nơi hội họp quan trọng của những người thợ bạc vùng đất lục tỉnh thì ngày nay, Lệ Châu hội quán đã trở thành nơi để thợ kim hoàn thể hiện lòng biết ơn đối với tổ nghề. Chính nơi đây họ còn tìm thấy một sức mạnh tinh thần để có thêm niềm tin đối với bản thân cũng như nghề nghiệp.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn là gì?

- Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn là một lễ hội truyền thống của người làm nghề kim hoàn tại Việt Nam, nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao của tổ tiên đã truyền lại nghề cho đời sau.

Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn được tổ chức vào ngày nào?

- Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn thường được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn được tổ chức ở đâu?

- Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn được tổ chức tại các địa điểm có nhiều người làm nghề kim hoàn, chủ yếu tập trung ở các tỉnh thành phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An,...

Hồ Chí Minh là ai?

- Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho cách mạng Việt Nam, là nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Ông còn được gọi là Bác Hồ, là một trong những nhân vật lịch sử quan trọng của Việt Nam.

Miền Nam là gì?

- Miền Nam là một trong ba vùng lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm các tỉnh thành phía Nam của đất nước như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước,... Miền Nam có nền kinh tế phát triển, là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của Việt Nam.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /126