Mytour blog
Tags:
du lịch hà nộiLễ hội - Sự kiệnlễ tếtvăn hóa Thăng Long
06/04/20231.4410

Lễ hội rước vua năm 2024

Lễ hội rước vua ở làng Thụỵ Lôi được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Trước kia lễ hội rước vua diễn ra trong ba ngày, nay chỉ tổ chức gọn một ngày cho phù hợp với đời sống văn hóa mới. Ngày 11 tháng Giêng hàng năm, du khách khắp nơi lại đổ về Thụy Lôi để dự lễ rước vua giả độc đáo của làng và càng thêm tự hào về một nét văn hóa đặc sắc của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.


Tục này bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành ốc được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ, nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
 
Sau nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn, nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa.


Thần Trấn Vũ nay được thờ trên núi Sái một hòn của Thất Diệu. Xưa, nhà vua nhớ ơn thần, hàng năm thường về đây lễ tạ.

Vua mất đi, dân làng vẫn nhớ lệ, tổ chức rước "vua sống", là một cụ ông cao tuổi nhất, mặc áo long bào, đội mũ bình thiên ngự kiệu để dân rước từ sân đình lên đền Sái.
 
Đám rước có sứ Thanh Giang tức Thần Kim Quy dẹp đường, có gộc tre mang hình đầu gà trắng và thầy tu cầm gươm đi bên.

Đến đền Sái, thày tu chém 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá làm lễ "ươm gươm" rồi đổ bát máu gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà.

Xem thêm: Các tour du lịch tại Hà Nội

 

Một số hình ảnh từ lễ hội:

 

Đoàn người tấp nập đến xem rước vua - Ảnh: zing.vn

 

Người đóng giả vua chễm chệ ngồi trên kiệu - Ảnh: zing.vn

 

Cảm giác không khác gì làm vua thật - Ảnh: zing.vn

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Hóa trang cho người đóng giả vua cũng hết sức công phu - Ảnh: zing.vn

 

Tiến lên "chém đầu ma gà" - Ảnh: zing.vn

 

4 vị quan "tứ trụ triều đình" - Ảnh: zing.vn

 

Trẻ con cũng được tham gia đóng giả làm quân lính - Ảnh: zing.vn

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /133