Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhlễ hội truyền thốngđình Trường Thọ
06/04/20235.2740

Lễ kỳ yên đình Trường Thọ năm 2024

Theo sách “Địa bạ triều Nguyễn”, thôn Trường Thọ được hình thành vào năm 1888. Không như ngôi đình làng ngoài Bắc là một kiến trúc gỗ đồ sộ, gồm 5-7 gian, ngôi đình Trường Thọ ở Nam Bộ là một quần thể kiến trúc gỗ, gồm nhiều ngôi nhà sát liền nhau theo kiểu sắp đọi hay trùng thềm điệp ốc; tọa lạc trên gò đất đỏ, giữa những chòm cây sao và đặc biệt là ít bị chi phối bởi thuật phong thủy.


Tuy đã được trùng tu nhưng đình Trường Thọ vẫn giữ được lối kiến trúc theo kiểu thức truyền thống của một ngôi đình ở Nam Bộ, không thể mất đi cái hồn di sản của cha ông. Từ ngoài vào, qua cổng đình là đến bình phong nằm chính giữa phía trước sân đình. Mặt bình phong đắp nổi cảnh cọp vàng đứng bên gộp đá lởm chởm. Sân đình có đàn thờ Thần Nông, vì Thủ Đức hơn hai trăm năm trước vẫn là một vùng sống bằng nông nghiệp, khác xa một quận đang phát triển chóng mặt như bây giờ. 

 

Lễ kỳ yên đình Trường Thọđình Trường Thọ - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn tại Hồ Chí Minh


Hai bên ngôi đình chính là hiên phụ. Ngôi đình chính gồm: tiền điện, chính điện, hậu điện, nhà túc và nhà kho với tổng diện tích 518 mét vuông. Tiền điện được xây theo kiểu nhà ba gian hai chái, chính điện theo kiểu tứ trụ, mái lợp ngói âm dương. Tổng cộng có 48 cột hình trụ tròn thuộc loại danh mộc, đường kính mỗi cột 30cm, cao 4m-6m, kê trên đá xanh, thuộc dạng gỗ quý. Đặc biệt, các đầu kèo đâm trính xuyên cột để giữ thế cân bằng là phong cách xây dựng dân gian độc đáo, nghệ thuật chạm trổ đầu rồng, đuôi rồng ở các đầu kèo, cũng như các hoa văn đệm ở giữa sống kèo, dầm được chạm khắc hết sức tinh vi, thể hiện hình dáng rồng phục (ngụ ý điềm lành tỏa khắp đình). 

 

Lễ kỳ yên đình Trường ThọBên trong đình Trường Thọ - Ảnh: Sưu tầm


Nét đặc sắc của đình Trường Thọ còn thể hiện ở đề tài trang trí và nghệ thuật chạm khắc trên các khám thờ, hoành phi, bao lam, liễn và đồ thờ cúng. Đình Trường Thọ chịu ảnh hưởng văn hóa phương Nam, cũng có lối trang trí đắp nổi mặt ngoài gần giống đình miền Trung, nhưng điêu khắc trang trí trên gỗ thì cũng có điểm khác biệt: đề tài thường là tứ linh, cá hóa long, rồng, hổ; long trụ được trổ một khối nguyên…  Đình còn lưu giữ nhiều hiện vật quý: ba khám thờ chạm long phụng, sơn son thếp vàng; mười bức hoành phi chạm rồng, chữ Hán và hoa văn, hai cặp hạc đứng trên lưng rùa bằng gỗ; các bao lam chạm lộng hình hoa cúc, mai, dây lá…

 

Lễ kỳ yên đình Trường ThọDu lịch Hồ Chí Minh - Ảnh: Sưu tầm


Đặc biệt là mõ gỗ của đình, dài 1.95m, đường kính 0.40m, làm bằng gỗ quý, khoét rỗng ruột, bề mặt sơn màu đỏ, hai đầu có chạm nổi hình đầu rồng thếp vàng;  được đặt trên giá đỡ bằng gỗ cao 1,5 m, hai chân giá đỡ chạm chìm cặp câu đối bằng chữ Nho, phía cuối chạm cặp kỳ lân tinh xảo. Chiếc mõ này chỉ được đánh mỗi năm một lần vào dịp Đại lễ Cầu an (tháng 2 âm lịch), tiếng của nó trong và vang xa hàng cây số. Chiếc mõ có cùng tuổi với đình Trường Thọ (trên 200 tuổi) được xem là chiếc mõ cổ nhất trong số những chiếc mõ ở các đình làng của Thành phố Hồ Chí Minh, được đưa vào tập 3 bộ sách “Những kỷ lục Việt Nam” do Công ty Vietbooks thực hiện (NXB Thông tấn ấn hành), ra mắt trong tháng 10/2004.

 

Lễ kỳ yên đình Trường Thọlễ kỳ yên đình trường thọ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại TP.Hồ Chí Minh


Vị thần được thờ cúng chính trong đình là Thần Hoàng Bổn Cảnh Châu Văn Tiếp. Hàng năm, ngoài lễ Kỳ Yên được tổ chức long trọng trong hai ngày 16 và 17 tháng Hai âm lịch, đình còn tổ chức lễ giỗ các vị Tiền Hiền, ngày 18 tháng 7 âm lịch. Đình hiện được bảo quản tốt bởi Ban Quí tế do dân địa phương bầu. Các hiện vật thờ tự trong đình luôn được lau chùi, quét dọn chống mối, mọt. Từng quý trong năm đều có phương án để chống xuống cấp và an ninh cho đình. 

 

Lễ kỳ yên đình Trường ThọBạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đình có công nuôi giấu các cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Đến thời chống Mỹ, các chiến sĩ du kích huyện dùng đình làm nơi hội họp, tập luyện vũ khí hay để tạm lánh. 

 

Kiến trúc đình Trường Thọ đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất nước.  Đình Trường Thọ của chúng tôi mong muốn lưu lại trong tâm trí hậu thế hôm nay - những người đã bắt đầu quen với chung cư cao tầng, những toà nhà chọc trời…  - về hình ảnh cổ kính, trầm mặc của những mái đình như là sự tìm về tâm thức xa xưa.

 

Thời gian: 17/2 âm lịch.

Địa điểm: Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Thần Thành hoàng, các vị tiền hiền, hậu hiền.

Đặc điểm: Lễ vật tế bên cạnh các thức cúng như hoa quả, trà, bánh... thì luôn luôn phải có một con heo sống. Lễ kỳ yên đình Trường Thọ theo truyền thống không có hát bội như nhiều ngôi đình khác ở Nam bộ, do kiêng kỵ với thần linh.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

 

Các câu hỏi thường gặp
Lễ kỳ yên đình Trường Thọ là gì?

- Lễ kỳ yên đình Trường Thọ là một lễ hội truyền thống của người Hoa tại Việt Nam, được tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại chùa Trường Thọ, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.

Lễ kỳ yên đình Trường Thọ có ý nghĩa gì?

- Lễ kỳ yên đình Trường Thọ có ý nghĩa tôn vinh các vị thần linh, cầu an cho gia đình và xã hội, đồng thời là dịp để người dân giao lưu, hội họp, tương tác với nhau.

Lễ kỳ yên đình Trường Thọ diễn ra như thế nào?

- Lễ kỳ yên đình Trường Thọ bao gồm nhiều hoạt động như lễ cúng, lễ rước đèn, lễ diễu hành, trình diễn nghệ thuật và các trò chơi dân gian. Trong đó, lễ rước đèn là hoạt động thu hút đông đảo du khách tham gia nhất.

Du khách có thể tham gia Lễ kỳ yên đình Trường Thọ không?

- Có, du khách có thể tham gia Lễ kỳ yên đình Trường Thọ để trải nghiệm và tìm hiểu về nền văn hóa truyền thống của người Hoa tại Việt Nam. Tuy nhiên, du khách cần lưu ý về việc tôn trọng và tuân thủ các quy định của lễ hội.

Có những địa điểm nào khác ở TP. Hồ Chí Minh mà du khách có thể tham quan sau khi tham gia Lễ kỳ yên đình Trường Thọ?

- TP. Hồ Chí Minh có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như Chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Công viên 23/9, Thảo Cầm Viên, Phố đi bộ Nguyễn Huệ,... Du khách có thể tham quan và khám phá những địa điểm này để trải nghiệm thêm về văn hóa và lịch sử của TP. Hồ Chí Minh.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /483