Mytour blog
Tags:
du lịch hà nộidu lịch Hồ Chí MInhdu lịch mùa xuân
06/04/202323.5693

Nét khác biệt đáng yêu của mùa xuân hai miền Nam Bắc năm 2024

Sau khi những cơn gió lạnh lẽo của mùa đông đi quà, mùa xuân khẽ khàng ùa đến trên khắp dải dất hình S những sắc màu tươi vui của một năm mới đến. Mùa xuân, mùa của những khóm hoa sặc sỡ sắc màu, của những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ trang trí tết,...trải dài từ Bắc chí Nam tạo nên không khí xuân tưng bừng và nhộn nhịp. Tuy nhiên, mỗi miền đều có một mùa xuân riêng với những nét khác biệt thú vị mà trong bài viết này Mytour.vn sẽ giới thiệu đến các bạn bằng việc so sánh mùa xuân giữa hai miền Nam - Bắc.

 

1. NHỮNG CƠN GIÓ SE LẠNH - NHỮNG ÁNH NẮNG ẤM ÁP

 

Hà Nội trong làn gió lạnh đầu mùa xuân

Hà Nội trong làn gió lạnh đầu mùa xuân - Ảnh: Vu Quang

 

Nếu mùa xuân của miền Bắc là những cơn gió lạnh đầu mùa, những đợt rét tái tê thì mùa xuân của miền Nam là những luồng gió heo may mát mẻ, những ánh nắng ấm áp bừng lên rực rỡ. Do thời tiết khác biệt nên bầu không khí xuân, cách ăn mặc của hai miền Nam - Bắc cũng có những nét riêng thú vị. Ví như về thời trang trong những ngày xuân ở Hà Nội sẽ là những chiếc áo len ấm áp, hay khăn quàng nhiều màu sắc, mũ len phong phú họa tiết,...còn ở miền Nam lại là những chiếc váy vintage giản dị, hay bộ đồ lửng đậm chất thể thao năng động,... Chỉ riêng mùa xuân ở Đà Lạt, Buôn Mê,... - những vùng đất cao nguyên có thời tiết se lạnh quanh năm thì  cách ăn mặc có phần kín đáo hơn với những chiếc áo len, áo da ấm áp.

 

Đôi trẻ bên Hồ Gươm ngày đầu xuân

Đôi trẻ bên Hồ Gươm ngày đầu xuân - Ảnh: Lopez

 

Mùa xuân ở miền Bắc, có những ngày lạnh thở ra khói khiến ta không khỏi xuýt xoa, khẽ rùng mình giữa làn gió xuân lạnh lẽo và ao ước một bàn tay ấm nắm lấy tay mình. Những ngày này đi nghỉ ở những địa điểm du lịch hấp dẫn như Sa Pa, Hà Nội, Ninh Bình,... cùng người thương, gia đình thì hết ý. Ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận vào xuân thì thường kéo nhau về Tây Nguyên để tận hưởng không khí lạnh, nhưng nhiều người vẫn chọn đón nắng xuân ấm áp ở Sài thành qua những hoạt động thú vị của mùa xuân. Trong đó có thể kể đến phố hoa tưng bừng và đầy sắc màu ở trung tâm thành phố - phố hoa Nguyễn Huệ.

 

Sắc xuân rực rỡ trên đường hoa Nguyễn Huệ

Sắc xuân rực rỡ trên đường hoa Nguyễn Huệ - Ảnh: Bảo Toàn

 

Đường hoa Nguyễn Huệ là nơi thu hút tham quan nhất Sài Gòn vào ngày xuân

Đường hoa Nguyễn Huệ là nơi thu hút tham quan nhất Sài Gòn vào ngày xuân - Ảnh: Bảo Toàn

 

2. MÀU HỒNG HOA ĐÀO - MÀU VÀNG HOA MAI

 

Mùa xuân - mùa của những sắc hoa rực rỡ

Mùa xuân - mùa của những sắc hoa rực rỡ - Ảnh: Tú Uyên

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Mùa xuân là mùa mà trăm hoa đua nở, cỏ cây háo hức đón mừng năm mới, riêng có hai loài hoa nổi bật cho mùa xuân hai miền là hoa đào và hoa mai. Sự khác biệt này rất rõ rệt khi chợ hoa miền Bắc ngập trong màu hồng của những cánh đào phai và chợ hoa miền Nam rực rỡ giữa màu vàng ươm của những cành mai mới nở. Đào và mai là hai loài hoa đặc trưng cho tết Việt Nam, khi nhìn thấy những nụ hồng đào hay nụ mai vàng hé nở là ta biết chắc mùa xuân đang ùa về trên dải đất hình chữ S.

 

Hoa mai là loài hoa không thể thiếu vào mùa xuân ở miền Nam

Hoa mai là loài hoa không thể thiếu vào mùa xuân ở miền Nam - Ảnh: Sưu tầm

 

Vườn đào giữa mùa xuân

Vườn đào giữa mùa xuân - Ảnh: Nguyen Canh Tung

 

Bên cạnh màu vàng hoa mai còn có màu vàng hoa cúc, màu hồng hoa giấy, màu tím hoa lan,...ở khắp các chợ hoa của miền Nam. Ở chợ hoa miền Bắc thì lại ngập sắc đào hồng và màu cam ngọt ngào của những chậu quất mừng xuân, thêm vào đó là những chậu kiểng xanh um đợi người ta mua về trưng tết. Riêng miền Nam có một mảnh đất đặc biệt cũng rực rỡ sắc hoa đào giữa mùa xuân đó là Đà Lạt - thành phố ngàn hoa.

 

Màu hoa đào hồng rực giữa mùa xuân Đà Lạt

Màu hoa đào hồng rực giữa mùa xuân Đà Lạt - Ảnh: Bùi Châu Nhã Vy 

 

3. BẮC - NAM ĐÓN XUÂN, CÓ GÌ KHÁC ?

 

Điểm chung trong những ngày mùng một, mùng hai tết của cả nước là đường xá đều vắng hoe - một không gian thực sự rất tết, bởi vì mọi người đều đang sum vầy bên nhau trong những mái nhà yên ấm để đón tết đoàn viên truyền thống của dân tộc. Về ẩm thực ngày xuân, người Bắc giữa nguyên truyền thống với các loại bánh chưng, bánh tét, bánh dày trên mâm cỗ gia đình còn người Nam chỉ gói bánh tét vì rất ít người Nam biết làm hai loại bánh kia. Cách trưng bày trái cây, hoa lá của người Nam cũng có phần phóng khoáng hơn tùy theo sở thích mỗi người.

 

Nồi bánh chưng ngày tết

Nồi bánh chưng ngày tết - Ảnh: Nam Ngô

 

Xem thêm: Khách sạn khuyến mãi đến 66% tại Hồ Chí Minh

 

Tuy nhiên trừ hai ngày đầu năm đặc biệt này ra thì xuân Nam Bắc có sự khác biệt rõ nét khi phố thị Sài Gòn đột nhiên vắng hoe vì hầu hết người dân là dân tứ xứ đến làm ăn đều đã về quê ăn tết, còn Hà Nội lại đông đúc, nhộn nhịp hơn vì những đứa con xa đã trở về với gia đình. Tuy nhiên đây chỉ là một khía cạnh nhỏ khi quan sát không khí đón xuân của Hà Nội và Sài Gòn, vì không khí đón xuân ở những vùng khác lại mỗi nơi mỗi khác tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

 

Người miền Nam thành thạo với những đòn bánh tét hơn

Người miền Nam thành thạo với những đòn bánh tét hơn - Ảnh: Hiển La Vũ

 

4. BỨC TRANH MÙA XUÂN HAI MIỀN

 

Sắc xuân trên những chiếc váy truyền thống của sơn nữ vùng cao phía bắc

Sắc xuân trên những chiếc váy truyền thống của sơn nữ vùng cao phía bắc - Ảnh: Cong Nguyen Thanh

 

Mùa xuân trên nước Việt là bức tranh đa sắc màu của những mảnh ghép bản sắc văn hóa khác nhau. Nếu miền Nam là sự sống động của những hoạt động vui chơi giải trí của giới trẻ như lễ hội mùa xuân, phố hoa Nguyễn Huệ, đêm nhạc sôi động, hay những đoàn xe rần rần từ Sài Gòn đổ về quê ăn tết của những nhóm bạn trẻ chỉ mới quen,...thì miền Bắc là những ngày dạo phố thong dong, thăm họ hàng trong làng, xóm, chụp ảnh bên vườn đào, vườn hoa đầy sắc xuân, đi xin câu đối đỏ của những ông đồ hay chữ,... Bức tranh mùa xuân của mỗi miền có một nét thú vị riêng mà bạn nên thử khi có dịp đi phượt, du lịch vào những ngày xuân rực rỡ.

 

Xin chữ ông đồ ngày xuân

Xin chữ ông đồ ngày xuân - Ảnh: Vu Quang

 

Xuyên Việt từ Bắc chí Nam trong 5 phút - Mytour.vn

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ

 

Có rất nhiều yếu tố khiến cho mùa xuân mỗi nơi mỗi khác, nếu mùa xuân Hà Nội hồng rực sắc đào trong tiết trời se lạnh thì xuân Sài Gòn lại vàng rực những cành mai trong ánh nắng ấm áp. Dù có những khác biệt như vậy, nhưng mùa xuân của hai miền đều là xuân họp mặt theo đúng nghĩa khi tết đến xuân về trên nước Việt Nam. Những ngày mùa xuân, chúng ta hãy cùng hòa chung không khí tươi vui ấy mà bắt đầu năm mới của mình thật năng động và nhiều niềm vui.

 

Tú Uyên - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Mùa xuân ở miền Nam và miền Bắc khác nhau như thế nào?

Trong mùa xuân, miền Nam có khí hậu ấm áp, nhiều hoa đua nở, còn miền Bắc thì lạnh hơn, có nhiều hoa đào, mai nở.

Hà Nội vào mùa xuân có gì đặc biệt?

Hà Nội vào mùa xuân có nhiều hoa đào, mai nở rực rỡ, cảnh quan đẹp và không khí trong lành.

Miền Bắc vào mùa xuân có những hoạt động gì thú vị?

Trong mùa xuân, miền Bắc có nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội hoa đào, lễ hội chè, lễ hội văn hóa dân gian.

Nét đặc trưng của mùa xuân ở miền Bắc là gì?

Mùa xuân ở miền Bắc có khí hậu lạnh, có nhiều hoa đào, mai nở, cảnh quan đẹp và không khí trong lành.

Nếu muốn trải nghiệm mùa xuân ở miền Bắc, bạn nên đi đâu?

Bạn có thể đến Hà Nội, Sapa, Mộc Châu, Ninh Bình, Hạ Long để trải nghiệm mùa xuân ở miền Bắc.

3 Thích

Đánh giá : 4.3 /426