Mytour blog
06/04/20234.6590

Ngọ Môn Huế năm 2024

Ngọ Môn vừa là cổng chính vừa là bộ mặt của Ðại Nội. Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ rưỡi với bao cơn bão táp của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ có kỷ thuật xây dựng khéo léo và nhất là nghệ thuật kiến trúc rất thành thạo, cho nên, Ngọ Môn vẫn còn đứng vững với thời gian để trở thành một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự Sông Hương.

 

Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội. Vì Kinh Dịch quy định ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía Nam để cai trị thiên hạ, cho nên, ngay từ thời Gia Long (1802-1810), khi xây dựng Kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị trí thế "tọa càn hướng tốn"(tây bắc-đông nam). Hướng này cũng được xem như hướng Bắc-Nam.

 

Ngọ Môn HuếNgọ Môn Huế - Ảnh: Sưu tầm

 


Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Huế

 

Ðối với ngai vàng trong điện Thái Hòa được xem như vị trí trung tâm của mặt bằng tổng thể, Ngọ Môn nằm ở phía Nam của nó. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của khoa địa lý phong thủy Ðông Phương, phía Nam thuộc hướng "ngọ" trên trục "tý-ngọ" (nghĩa là Bắc-Nam). Do đó, triều Minh Mạng đã đặt tên cho cái cổng mới xây ở chính giữa mặt trước Hoàng Thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết Ðài.

 

Ngọ Môn HuếTừ kinh thành nhìn ra ngọ môn - Ảnh: Sưu tầm

 

Chúng ta nên hiểu Ngọ Môn là cổng phía Nam với ý nghĩa mang tính không gian, chứ không nên cho rằng chữ "ngọ" ở đây mang tính thời gian là giờ "ngọ", lúc mặt trời đứng bóng giữa ngày. Thành thử không thể dịch chữ Ngọ Môn ra thành "Noon time gate" như có người đã dịch. Có hiểu đúng ý nghĩa của người xưa khi đặt tên , mới thấy rõ hơn vị trí của Ngọ Môn trong tổng thể kiến trúc Ðại Nội.

 

Ngọ Môn HuếNgọ môn cổ kính - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Thừa Thiên Huế

 

Ngày xưa, cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo, và trong những dịp tiếp kiến các sứ ngoại quốc quan trọng trong Hoàng Cung...

 

Ngọ Môn HuếLong phụng trước hoàng thành - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Huế

 

Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn ( cửa bên trái, phải của chữ U) trước đây dành cho voi, ngựa và lính tráng. Sau này dùng dành cho khách du lịch. Có thể phân biệt qua màu mái ngói của Ngọ Môn. Bộ ngói lớn nhất lợp ngói hoàng lưu ly dành cho vua ngồi dự lễ. Hai bên là tám bộ mái nhỏ hơn, lợp ngói thanh lưu ly là nưoi dành cho các quan.

 

Ngọ Môn HuếBạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm

 

Tuy nhiên, Ngọ Môn không phải chỉ là một cái cổng, mà nó là cả một tổng thể kiến trúc khá phức tạp: bên trên còn có lầu Ngũ Phụng được xem như một lễ đài, dùng để tổ chức một số cuộc lễ hàng năm của triều đình, như lễ Truyền Lô (đọc tên các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ), lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Duyệt Binh...và đây cũng là nơi diễn ra cuộc lễ thoái vị của vua Bảo Ðại vào ngày 30-8-1945.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /500