Mytour blogimg_logo
Tags:
vui chơi giải trídi sản văn hóaLễ hội - Sự kiệnlễ tết
06/04/20232.3160

Nhộn nhịp "Tống Cựu Nghênh Tân" chào đón tết của người Việt Nam năm 2025

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam, đó là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tết Nguyên Đán đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và mở đầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Để chào đón một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, người Việt Nam ta có tục “tống cựu nghênh tân” với những tập tục khác nhau. Cùng blog.mytour.vn tìm hiểu về tục “tống cựu nghênh tân”  nhộn nhịp như thế nào nhé!

 

tục lệ tết cổ truyền

Chào đón Tết Ất Mùi 2015 với tục “tống cựu nghênh tân”- Ảnh: max.jan

 

“Tống cựu nghênh tân” có thể hiểu một cách đơn giản là đưa cái cũ đi và đón cái mới về. “Tống cựu nghênh tân” thường được các gia đình chuẩn bị từ ngày 23 tháng Chạp sau khi tiễn ông Táo cưỡi cá chép về trời.

 

tục lệ tết cổ truyền

Dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ nhà cửa để đón Tết- Ảnh: cleaningservice

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Trong ngày này, mọi người thường dọn dẹp thật sạch sẽ từ trong nhà ra ngoài ngõ: sắp xếp lại đồ đạc, sơn sửa mới nhà cửa, lau chùi bàn ghế, vật dụng, thu gom rác, những vật dụng không còn sử dụng đến… như để tiễn những khó khăn vất vả năm cũ qua đi và  “đón chào” những may mắn tốt đẹp sắp đến trong năm mới.

 

tục lệ tết cổ truyền

Trang trí nhà bằng cây cảnh và đèn điện- Ảnh: Giang Pham

 

tục lệ tết cổ truyền

Không những trang trí nhà cửa mà đường phố cũng được “lên sắc”- Ảnh: Minh-Tri Nguyen

 

Cha mẹ sẽ dẫn con cái của mình đi sắm sửa đồ mới, cắt tóc và tắm rửa cho sạch sẽ. Đương nhiên là họ cũng chăm lo cho bản thân mình thật “mới mẻ” để đón năm mới phát tài, phát lộc.

 

tục lệ tết cổ truyền

Một “bộ tóc” mới cho dịp Tết đang đến- Ảnh: Dino Ngo

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ

 

Thời khắc giao thừa kết thúc, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu của mình năm mới phải luôn vui vẻ, tươi cười, không được cãi nhau, khóc lóc... Vì người Việt quan niệm rằng nếu như đầu năm mà khóc, buồn bực thì sẽ không tốt cho cả năm đấy!

 

tục lệ tết cổ truyền

Nụ cười trẻ em vào những ngày Tết- Ảnh: sưu tầm

 

Một số tập tục trong “tống cựu nghênh tân” là hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi. Để hái lộc thì vào đầu năm, người dân Việt Nam ta thường đi đến các nơi tôn nghiêm như chùa để thắp hương, cầu mong bình an, may mắn, an khang và thịnh vượng cho bản thân, gia đình và bạn bè.


tục lệ tết cổ truyền

Đi chùa đầu năm cầu mong bình an- Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh

 

Trước cửa đình, cửa đền hay chùa thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá sum suê, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn sẽ đến với bạn trong năm mới đấy!

 

Trong mọi tập tục của “tống cựu nghênh tân”, xông nhà được coi là khá quan trọng. Ngay khi thời khắc giao thừa kết thúc, năm cũ chính thức đã qua nhường cho một năm mới tốt đẹp đến, người bước chân tới xông đất sẽ là sứ giả do sự may mắn đưa đến! Chính vì nghĩ đến ảnh hưởng của việc xông đất đến việc làm ăn cho cả năm, nên các bậc cao niên rất thận trọng đối với người đến đầu tiên trong ngày Tết Nguyên Đán để mang lại giúp họ sự tốt lành suốt năm mới.

 

Trong dịp Tết Nguyên Đán, những lời chúc tết là một điều không thể thiếu. Dịp Tết chính là dịp của yêu thương, sum vầy của các thành viên trong gia đình sau một năm bận bịu. Tết là dịp để người ta gắn kết hơn tình làng nghĩa xóm, là dịp bạn bè ngồi lại với nhau để nói về những việc đã xảy ra và dự định trong năm mới.


tục lệ tết cổ truyền
Ngày Tết ấm áp sum vầy bên gia đình- Ảnh: sưu tầm

Trong dịp Tết, họ trao cho nhau lời chúc sức khỏe, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người” nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

 

tục lệ tết cổ truyền
Xin ông đồ những câu đối chúc mừng năm mới- Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ

 

Kèm với những lời chúc không thể thiếu đi sự hiện diện của những chiếc bao lì xì. Lì xì là một tên gọi của tục lệ mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông và Việt Nam, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu sắc rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Con cháu sau khi chúc tết ông bà, cha mẹ sẽ được ông bà, cha mẹ lì xì như một lời chúc may mắn cho tuổi mới.

 

tục lệ tết cổ truyềnBao lì xì mừng tuổi mới nhiều niềm vui, hạnh phúc- Ảnh: pinnee

 

Sau ngày mồng một Tết, người dân Việt Nam đều chọn một “ngày lành tháng tốt” để “khai bút” hay “làm lấy ngày”, nghĩa là lựa chọn một ngày thích hợp nhất để mở đầu cho công việc của năm mới. Người Việt ta tin tưởng rằng nếu chọn đúng ngày tốt sẽ đem lại một mùa làm ăn thuận lợi, phát tài, phát lộc.


tục lệ tết cổ truyền
Chọn giờ tốt để “khai bút” cho một năm học tập, làm việc thuận lợi- Ảnh: Nguyen Minh


tục lệ tết cổ truyền
Những cành mai vàng đua nhau khoe sắc báo hiệu Tết đến, xuân về- Ảnh: Duy Đăng

 

Tết Ất Mùi đang đến, chắc hẳn du khách đang có những dự định để chuẩn bị cho tục “tống cựu nghênh tân” phải không nhỉ? Cũng đã đến lúc chúng ta phải chào tạm biệt năm “Giáp Ngọ” và chào đón Tết “Ất Mùi” với một năm mới đầy niềm vui, thành công và hạnh phúc!

 

Thùy Dương- blog.mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn..

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /393