Biên giới thường được coi là vùng nhạy cảm, thể hiện chủ quyền của mỗi quốc gia. Thế nhưng, ở Việt Nam lại có những nơi mà vùng giáp ranh với nước bạn lại trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút dân du lịch tứ xứ.
Có những khu vực biên giới đẹp như mơ - Ảnh: Sưu Tầm
A Pa Chải là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 250 km. Nơi này được mệnh danh là "1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy" bởi đây là ngã ba biên giới đặc biệt của ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.
Cột Mốc A Pa Chải - Ảnh: cungphuot
Cột mốc được 3 quốc gia thống nhất cắm mốc vào ngày 27/6/2005. Toàn bộ cột mốc được xây dựng bằng đá hoa cương với bệ đỡ vuông quay mặt về ba hướng, mỗi mặt đều khắc tên nước bằng chữ quốc ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia. Nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác.
Cung đường chinh phục A Pa Chải - Ảnh: Phong Van
Con đường lên cột mốc phải vượt rừng khiến nhiều người thích thú, đặc biệt là những người muốn chinh phục từng miền đất của tổ quốc. Trước kia, nếu thời tiết thuận lợi, việc leo tới cột mốc A Pa Chải mất chừng 4 tiếng đi, 3 tiếng leo về. Nay con đường lên mốc đã được khai phá dễ dàng hơn, chỉ mất khoảng 3 tiếng cho chuyến thăm mốc.
Niềm vui chinh phục của các bạn trẻ - Ảnh: Sun Lee
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Điện Biên
Thác Bản Giốc được rất nhiều người biết đến và lọt vào nhiều bảng xếp hạng du lịch trên thế giới. Thác nước này nằm ở huyện Trùng Khánh, Cao Bằng, còn gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước, là thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn - Ảnh: nationalgeographic
Chính vì thế, ngọn thác là biên giới tự nhiên của hai nước Việt – Trung. Với độ rộng khoảng 208m và chiều cao khoảng 60 – 70m thì Thác Bản Giốc được xếp vào thác nằm trên đường biên giới lớn thứ tư thế giới sau một số thác nước nổi tiếng như: thác Niagara giữa Canada và Mỹ; thác Victoria nằm giữa Zambia – Zimbabwe và thác Iguazu giữa Brasil – Argentina.
Bản Giốc là thác nằm trên đường biên giới lớn thứ tư thế giới - Ảnh: Sưu Tầm
Đường đi Bản Giốc hiện đã làm khá đẹp, không phải đường đất bụi mờ mịt như trước, vậy nên Bản Giốc càng thu hút được lượng khách du lịch lớn nhờ sự hùng vĩ tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Sau dòng thác là dòng sông Quây Sơn nước trong xanh. Bờ sông với cảnh quan đẹp nên thơ, trong lành với thảm cỏ, rừng núi xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh.
Ngọn thác là biên giới tự nhiên của hai nước Việt – Trung - Ảnh: vns360
Mốc 836 (2) ở thác Bản Giốc - Ảnh: vnphotography
Thác Bản Giốc - Cao Bằng
Xem thêm: Các tour du lịch Cao Bằng giá rẻ
Ngã ba Đông Dương là nơi 3 đường biên của 3 nước Việt – Lào - Campuchia cùng gặp nhau ở một điểm chung, nơi có cột mốc 3 biên phân định. Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến của nhiều người ưa khám phá, nằm trong từ điển dân du lịch “4 cực, 1 đỉnh, 2 ngã ba” cùng với cột mốc A Pa Chải kể trên.
Cột mốc ngã ba Đông Dương - Ảnh: Giang Tran
Mốc không số tại ngã ba Đông Dương, nằm gần cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam – Lào.
Biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia - Ảnh: Sưu Tầm
Cột mốc ba biên này cũng được làm bằng đá hoa cương hình trụ tam giác, trên mỗi mặt có khắc Quốc huy của từng nước, mỗi mặt quay về mỗi nước là Việt Nam – Lào – Campuchia. Được hoàn thành ngày 18-1-2009, cột mốc nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.086m so với mặt biển và từ đó cột mốc nổi tiếng này bắt đầu thu hút dân phượt khắp nơi đổ về.
Đường đi ngã ba Đông Dương - Ảnh: Sưu Tầm
Để đến được nơi này có nhiều đường, nhưng tiện nhất là đường Hồ Chí Minh 14C từ Quảng Nam lên. Những năm trước, để đến cột mốc 3 biên phải đăng ký với Đồn biên phòng Bờ Y nhưng giờ thủ tục không còn khó khăn như trước. Chỉ cần xin phép bộ đội biên phòng lên tham quan cột mốc, bạn sẽ được chỉ dẫn tận tình tới một trải nghiệm xúc động mang tên “Ngã Ba Đông Dương” trong bản hùng ca núi rừng Tây Nguyên.
Đường lên cột mốc biên giới - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Kon Tum
Cột mốc số 92 thuộc bản Lũng Pô 2, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, thuộc quản lý của đồn Biên phòng Lũng Pô. Mốc 92 nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, là điểm ngã ba giữa sông Hồng và suối Lũng Pô. Bên kia sông và suối là đất Trung Quốc.
Nhóm bạn ở cột mốc 92 - Ảnh: Mai Danh Hảo
Giống như câu hát mở đầu ngọt ngào và tha thiết trong bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”, đây là cột mốc đánh dấu điểm đầu tiên của "nơi sông Hồng chảy vào đất Việt”. Từ đây, con sông Hồng mang nặng phù sa đi qua 9 tỉnh thành tạo nên vùng đồng bằng sông Hồng trù phú tốt tươi.
Đường xuống cột mốc 92 - Ảnh: Mai Danh Hảo
Đường xuống mốc 92 sẽ mang bạn qua những cánh đồng, những thửa ruộng bậc thang trải dài tít tắp, với mây trắng lững lờ trên các dãy núi cao. Dân phượt thường kết hợp đi mốc 92 với săn mây Y Tý để trọn vẹn một hành trình Tây Bắc.
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt - Ảnh: Mai Danh Hảo
Lúa vàng A Mú Sung - Ảnh: Mai Danh Hảo
Xem thêm: Các khách sạn 3 sao tại Lào Cai
Sức hấp dẫn từ vùng đất biên giới chắc có lẽ sẽ khiến những đôi chân xê dịch không ngừng, nhất là khi điểm đến lại là vùng giáp biên mang niềm tự hào dân tộc. Đi để thấy được dân tộc ta đã dày công chiến đấu từ thuở xa xưa ra sao, những anh hùng thời bình đã cắm những mốc chủ quyền để đánh dấu lãnh thổ đất nước như thế nào, để thấy quê hương mình thật đẹp và thật hùng vĩ biết bao.
Hoa Cát – blog.mytour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.
- Cao Bằng có nhiều địa điểm giáp biên giới nổi tiếng như: đèo Mã Pí Lèng, thác Bản Giốc, hồ Ba Bể, động Nước Ngầm, động Sủng Là,...
- Thác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn, giáp biên giới Việt - Trung, cách thị trấn Trùng Khánh khoảng 85km. Thác Bản Giốc có chiều cao khoảng 30m, rộng khoảng 200m, được mệnh danh là "thác nước trắng" vì nước chảy qua thác có màu trắng xóa, tạo nên cảnh quan đẹp mê hồn.
- Đèo Mã Pí Lèng nằm trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Cao Bằng - Bắc Kạn, cách thị trấn Mèo Vạc khoảng 20km. Đèo Mã Pí Lèng có độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, đường đi qua đèo dài khoảng 20km, đèo có khung cảnh đẹp, nhiều khúc cua, đèo dốc, thích hợp cho những người yêu thích cảm giác mạnh.
- Hồ Ba Bể nằm ở huyện Ba Bể, cách thị trấn Chợ Rã khoảng 20km. Hồ Ba Bể là hồ nước nội địa lớn nhất miền Bắc, có diện tích khoảng 500ha, được bao quanh bởi các ngọn núi xanh, tạo nên khung cảnh đẹp mê hồn. Du khách có thể tham gia các hoạt động như đi thuyền, câu cá, tắm biển, leo núi,... tại đây.
0 Thích