Mytour blog
Tags:
núi Bà ĐenTết Nguyên Tiêulễ hội sự kiện Chùa Hương Hà Nộisông Hoài khám phá hà nội
06/04/20232.3920

Những điểm du lịch tuyệt vời cho ngày Tết Nguyên Tiêu năm 2024

Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ hội cổ truyền vào rằm tháng Giêng Âm lịch. Không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác của Châu Á cho rằng các ngày rằm của 12 tháng thì rằm tháng Giêng là quan trọng hơn cả, có nơi còn quan niệm: Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng. Tết này phần lớn được tổ chức ở chùa cho người dân đến cúng viếng, dâng hương, rước lồng đèn. Ở mỗi gia đình cũng có cúng Gia Tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ, để cầu mong điều lành sẽ đến trong năm mới.

 

Tết Nguyên Tiêu ngày rằm tháng riêng đặc trưng với lễ hội lồng đèn

Tết Nguyên Tiêu ngày rằm tháng riêng đặc trưng với lễ hội lồng đèn - Ảnh: sưu tầm

 

NGUỒN GỐC TẾT NGUYÊN TIÊU

 

Có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu được lưu truyền trong dân gian, và đều được bắt nguồn từ Trung Quốc.

 

Truyền thuyết thứ nhất kể rằng ngày xưa có một con thiên nga từ thiên đình bay xuống hạ giới bị một người nông dân bắn chết, Ngọc Hoàng nổi giận nên ra lệnh thiên binh vào ngày rằm tháng Giêng xuống phóng hoả hết nhà cửa đất đai. Nhưng có một số vị thiên tướng không đồng tình trước cách làm của Ngọc Hoàng nên đã bày cho người dân một cách là vào rằm tháng Giêng tất cả mọi nhà đều treo lồng đèn, Ngọc Hoàng từ trên thiên đình nhìn xuống thấy nhà nào cũng đỏ rực nên nghĩ là đã đang bị cháy. Nhờ vậy là dân chúng thoát được hoạ lớn.

 

Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu

Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu - Ảnh: Hoàng Tuấn

 

Truyền thuyết thứ hai, Tết Nguyên Tiêu bắt đầu xuất hiện từ thời Hán Vũ Đế. Lúc đó có một cô cung nữ sống trong hoàng cung đã lâu mà không được về thăm cha mẹ. Quá buồn bã cô có ý định tự tử, may sao một vị quan thần biết được nên rủ lòng thương. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng ngày 16 tháng Giêng thiên đình sẽ sai thiên binh xuống thiêu rụi kinh thành, muốn tránh được nạn diệt vong thì vào ngày rằm tháng Giêng mỗi nhà phải treo lồng đèn trước nhà để đánh lừa thiên binh là kinh thành đang bị cháy. Thế là vào ngày đó, khi mọi nhà đang say sưa ngắm nhìn những chiếc lồng đèn sặc sỡ thì cô cung nữ đã lẻn ra ngoài về thăm cha mẹ.

 

Tết Nguyên Tiêu ở Đài Loan

Tết Nguyên Tiêu ở Đài Loan - Ảnh: Chouli hsun

 

Cho dù nguồn gốc thực sự của Tết Nguyên Tiêu là gì thì vào ngày này, đa số người dân Việt Nam đều có lòng thành tâm hướng Phật, cầu an. Nhiều đình làng, chùa chiềng đều tổ chức lễ hội cầu quốc thái dân an, có một số nơi tổ chức Tết Nguyên Tiêu rất lớn thu hút đông đảo người dân đến xem.

 

TẾT NGUYÊN TIÊU Ở HỘI AN

 

Phố cổ Hội An là điểm đến lý tưởng nhất cho ngày rằm tháng Giêng. Đến đây vào ngày này, đặc biệt là vào buổi tối, thì ngoài việc viếng chùa xin lộc đầu năm, du khách còn được thưởng thức những màn biểu diễn âm nhạc cổ truyền như đàn bầu, đàn tì bà, xen lẫn với những làn điệu dân ca ngân nga của các cô gái duyên dáng miền Trung, văng vẳng đâu đó cất tên tiếng rao bài chòi, một trò chơi dân gian có từ lâu đời vẫn được lưu truyền trong các dịp lễ Tết.

 

Những màn biểu diễn văn hoá dân gian đặc sắc

Những màn biểu diễn văn hoá dân gian đặc sắc - Ảnh: BlueJan

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hội An

 

Vào ban đêm, ở phố cổ Hội An đặc biệt hạn chế các phương tiện chiếu sáng công cộng, rất ít nhà bật đèn điện, ánh sáng sẽ được toả ra từ những chiếc lồng đèn. Lồng đèn ở Hội An thì đã quá nổi tiếng với nhiều màu sắc, kiểu dáng, thắp sáng rực cả một khúc sông Hoài.

 

Một góc sông Hoài, Hội An

Một góc sông Hoài, Hội An - Ảnh: womantoday

 

Lễ hội lồng đèn ở Hội An

Lễ hội lồng đèn ở Hội An - Ảnh: Gnettravel

 

NÚI BÀ ĐEN- TÂY NINH

 

Nằm cách không xa thành phố Hồ Chí Minh, núi Bà Đen với ngôi Chùa Bà nổi tiếng là điểm đến của rất đông người dân trong ngày rằm tháng Giêng. Hệ thống Chùa Bà bao gồm một quần thể Chùa Hạ - Thượng - Trung, chùa Hang rất uy nghi, lộng lẫy. Ngoài ra còn có một hệ thống các hang động kỳ bí như động Ba Cô, động Thiên Thai, động Ông Tà, động Ông Hổ…

 

Cáp treo lên núi Bà Đen

Cáp treo lên núi Bà Đen - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Tây Ninh

 

Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, chùa tổ chức lễ cúng lớn để cầu an, nên vào ngày này người dân ngoài việc đến cúng bái thì còn xin lộc, xin xăm nhộn nhip.

 

Chùa Bà là điểm đến yêu thích của người dân Sài Gòn

Chùa Bà là điểm đến yêu thích của người dân Sài Gòn - Ảnh: thienviet

 

Rất đông người dân viếng chùa Bà vào ngày rằm tháng riêng

Rất đông người dân viếng chùa Bà vào ngày rằm tháng riêng - Ảnh: sưu tầm

 

CHÙA HƯƠNG - HÀ NỘI

 

Chùa Hương hay còn gọi là Hương Sơn Tự là một quần thể văn hoá - tôn giáo nằm ven bờ sông Đáy ở xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Quần thể Chùa Hương gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đình, miếu thờ thần và thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Không chỉ là quần thể những ngôi chùa có kiến trúc đẹp, độc đáo mà Chùa Hương còn hấp dẫn bởi địa thế nằm giữa một vùng sơn cước thanh tịnh.

 

Đến với Chùa Hương

Đến với Chùa Hương - Ảnh: ngaynay

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Lễ hội Chùa Hương là lễ hội thu hút đông đúc du khách từ mọi miền tổ quốc diễn ra từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch, đỉnh cao là từ rằm tháng Giêng đến ngày 18 tháng Hai Âm lịch.

 

Ngày hội tại Chùa Hương

Ngày hội tại Chùa Hương - Ảnh: wikipedia

 

CHÙA BÁI ĐÍNH - NINH BÌNH

 

Chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, nằm trong quần thể di sản thiên nhiên văn hoá Tràng An - Bái Đính đã được UNESCO công nhận.

 

Chùa Bái Đính giữ nhiều kỷ lục của Việt Nam

Chùa Bái Đính giữ nhiều kỷ lục của Việt Nam - Ảnh: tamngo

 

Đặc biệt là vào những ngày đầu xuân, chùa Bái Đính mở những lễ hội cúng bái theo nghi thức truyền thống Phật Giáo, cầu mưa thuận gió hoà, cầu cho dân chúng được an lạc Thái Bình. Người dân đến đây sẽ được xin lộc, xin những lá xăm may mắn từ nhà chùa. Ngoài ra chùa còn tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, hội chợ văn hoá Phật giáo...

 

Chùa Bái Đính đẹp nổi tiếng ở miền Bắc

Chùa Bái Đính đẹp nổi tiếng ở miền Bắc - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Ninh Bình giá rẻ

 

Chùa Bái Đính nằm trong quần thể văn hoá Tràng An Bái Đính, nên khi du lịch đến đây, ngoài viếng chùa bạn cũng có thể ghé thăm các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình như Tràng An, Tam Cốc Bích Động, cố đô Hoa Lư…

 

Ngày rằm tháng Giêng là ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt với người dân Việt nói chung và các Phật tử nói riêng. Đi du lịch vào dịp này vừa để trải nghiệm đặc trưng riêng của mỗi vùng miền, vừa là dịp để chúng ta cầu an, cầu xin may mắn an bình cho gia đình và người thân.

 

Daisy - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Tết Nguyên Tiêu là ngày nào trong năm?

- Tết Nguyên Tiêu là ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Những điểm du lịch nào ở Hà Nội và Miền Bắc là tuyệt vời cho ngày Tết Nguyên Tiêu?

- Khu di tích Lịch sử Đền Hùng: Đây là nơi diễn ra lễ hội Đền Hùng vào ngày Tết Nguyên Tiêu, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử đất nước.

- Chùa Một Cột: Nơi đây được xem là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội, đặc biệt vào ngày Tết Nguyên Tiêu, chùa Một Cột được trang hoàng rực rỡ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và cầu nguyện.

- Hồ Tây: Nơi đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội, vào ngày Tết Nguyên Tiêu, Hồ Tây được trang hoàng đẹp mắt, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tận hưởng không khí Tết đặc biệt.

- Tam Đảo: Nếu bạn muốn trốn khỏi sự ồn ào của thành phố, Tam Đảo là một lựa chọn tuyệt vời. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, cùng với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, sẽ mang đến cho bạn một kỳ nghỉ Tết thật ý nghĩa.

Có những hoạt động gì thú vị để tham gia vào ngày Tết Nguyên Tiêu ở Hà Nội và Miền Bắc?

- Tham gia lễ hội Đền Hùng tại khu di tích Lịch sử Đền Hùng.

- Tham gia lễ hội tại chùa Một Cột.

- Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí tại Hồ Tây.

- Tham gia các hoạt động leo núi, trekking tại Tam Đảo.

- Thưởng thức các món ăn đặc trưng của Tết Nguyên Tiêu như bánh trôi, bánh chay, chè trôi nước,...

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /385