Mytour blog
Tags:
Phủ Tây HồChùa Vĩnh Nghiêmdu lịch Sóc TrăngChùa Trấn Quốcchùa cổ Việt Namchùa DơiViệt Nam Quốc Tựchùa Đất Sétchùa Kh''leang
06/04/20233.8930

Những ngôi chùa cổ kính tại Việt Nam năm 2024

Chùa luôn là điểm đến tâm linh mà cứ mỗi dịp lễ tết, ngày mùng 1 và rằm mọi người thường đến đó và nhất là trong dịp đầu năm, tư tưởng của ai cũng muốn được đi lễ chùa trong dịp này. Sau đây là những ngôi chùa cổ kính bạn nên đến.
 

NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ KÍNH NỔI TIẾNG Ở SÓC TRĂNG

1. CHÙA ĐẤT SÉT 

Chùa Đất Sét là tên thường gọi của Bửu Sơn Tự, ngôi chùa cổ này đã có hơn 200 năm tuổi. được trông coi gia tộc họ Ngô phát tâm tu tại chùa. Ngôi chùa có hàng ngàn pho tượng Phật, linh thú, tháp đa bảo 13 tầng... được tạo thành từ đất sét với những nét sống động và tinh xảo.

Những ngôi chùa cổ kính tại Việt Nam
Chùa đất sét - Ảnh: Sưu tầm

Tất cả các bức tượng đều cho chính tay ông Ngô Kim Tòng, trụ trì chùa đời thứ 4 đắp lên trong suốt 42 năm. Đặc biệt, trong chùa còn có 8 cây nến, mỗi cây nặng khoảng 200kg, cao 1,6m. Hiện nay vẫn còn 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây đang cháy từ năm 1970 cũng là lúc ông Ngô Kim Tòng qua đời đến nay.


2. CHÙA KH"LEANG

Chùa Kh''''''''''''''''leang là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm, được xây dựng vào khoảng năm 1533. Đây là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuậtcấp quốc gia. Tổng thể ngôi chùa gồm có: chính điện, sa-la(nhà hội của sư sãi và tín đồ), nhà tụng của sư sãi, nhà của đại đức, trụ trì, các tháp để tro cốt người chết, lò thiêu, hội trường… 

Ban đầu, chùa được xây bằng gỗ và lợp lá sau đó được xây bằng gạch, lợp ngói với kiến trúc rất đẹp. Trước chùa có hai tháp hình bầu dục ở hai bên tả hữu, dùng để hài cốt các vị trụ trì. Cổng chùa được trang trí hoa văn cầu kỳ với mầu sắc rực rỡ mang đậm phong cách văn hoá Chămvà quay mặt về hướng đông.

Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng thể hiện các hình ảnh về cuộc đời Đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa Phật pháp và hội hoạ. Tại chính điện là bức tượng Phật to ngồi trên toà sen lộng lẫy với vẻ uy nghiêm thanh thoát.


3. CHÙA SÀ LÔN

 

Những ngôi chùa cổ kính tại Việt Nam
Chùa Sà Lôn - Ảnh: Sưu tầm

Chùa Sà Lôn hay còn gọi là chùa Chén Kiểuđược xây dựng vào đầu thế kỉ thứ XIX. Ban đầu chùa được dựng bằng cây và lá rừng. Trong  chiến tranh, ngôi chánh điện đã bị tàn phá do bom đạn và chùa được dựng lại vào năm 1969, đến năm 1980 thì hoàn thành.

Ngôi chùa có kiến trúc hoa văn độc đáo với các bức tường được ốp lên từ những mãnh chén, dĩa kiểu nên chùa có tên gọi là chùa Chén Kiểu. Ngoài ra, trong chùa hiện nay còn lưu giữ một số hiện vật của gia đình Công tử Bạc Liêu như: bộ trường kỹ và 02 chiếc giường ngủ mùa đông, mùa hè.

4. CHÙA DƠI

Chùa Dơi là tên gọi khác của chùa Mahatup hay còn gọi là chùa Dơi, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16. chùa Dơi nổi bật trên nền cây xanh bởi lối kiến trúc và màu sắc trang trí khá cầu kỳ. Mái chùa gồm 2 tầng lớp ngói màu, trên mái bố trí nhiều tháp nhỏ. Những đầu mái phía đầu hồi được chạm trổ tinh xảo hình rắn Naga uốn lượn hướng về tâm tháp cao vút trên đỉnh chùa.

Ngoài kiến trúc đặc sắc của văn hóa Khmer, chùa Dơi hấp dẫn du khách đến tham do cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng hàng ngàn con dơi treo lủng lẳng trên những tán cây trong khuôn viên chùa. Và những câu chuyện lạ lùng, huyền bí mang đầy màu sắc tâm linh, tín ngưỡng nơi đây càng làm cho địa danh này trở thành điểm đến hấp dẫn.

NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ QUANH TÂY HỒ

CHÙA TRẤN QUỐC 

Chùa Trấn Quốc khai sáng từ thời tiền Lý Nam Đế, thế kỷ thứ VI (541-548). Lúc đầu gọi là chùa Khai Quốc, xây dựng tại bến sông Hồng địa phận làng Yên Hoa (nay là phường Yên Phụ).

Những ngôi chùa cổ kính tại Việt Nam
Chùa Trấn Quốc - Ảnh: Sưu tầm
 

Chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa đến thưởng ngoạn, vãn cảnh, cúng lễ vào những ngày lễ, Tết. Theo sổ sách xưa còn lưu lại, chùa Trấn Quốc được xây dựng trước khi có thành Thăng Long, vào thời kỳ tiền Lý Nam Đế (544 – 548). Ban đầu chùa có tên là chùa Khai Quốc năm 1440 đổi hiệu là chùa  An Quốc, với bề dày lịch sử và ý nghĩa thiêng liêng tên gọi Trấn Quốc được sử dụng đến ngày nay.

CHÙA KIM LIÊN 

Chùa được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây, nay thuộc phường Nghi Tàm, quận Tây Hồ. Tương truyền nơi dựng chùa là nền cũ của cung Từ Hoa có từ đời Lý. Nguyên công chúa Từ Hoa, con gái vua Lý Thần Tông (1128-1138) đã đem cung nữ tới khu vực này trồng dâu, nuôi tằm, mở ra trại Tàm Tang (tằm dâu).Trại này sau đổi tên là phường Nghi Tàm.

Chùa có từ thế kỷ XVII. Theo tấm bia hiện còn trong chùa soạn ra có nêu: chùa vốn có tên là Đại Bi dựng vào năm 1631. Bảy năm sau, nhân dân góp công để mở rộng thêm khu chùa. Đến năm 1771, chúa Trịnh cho dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây kinh thành về tu bổ lại chùa này và đổi tên chùa là Kim Liên. Tên Kim Liên có từ đó.

 Ngày nay, chùa Kim Liên là nơi vô cùng tĩnh lặng, bình yên, nằm khiêm nhường bên hồ Tây mộng mơ. Mỗi du khách khi đến đây đều bỏ dép bước chân trần trên những bậc đá rêu phong. Dường như mỗi người đều cố gắng bước thật nhẹ để không làm phá vỡ đi không gian linh thiêng, cổ kính đã tồn tại hàng trăm năm trên mảnh đất này.

CHÙA HOẰNG ÂN (QUẢNG BÁ)


Chùa Hoằng Ân, tọa lạc tại xã Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội là một trong số rất ít những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội đã nghìn năm tuổi. Chùa do các Thiền sư thuộc phái Tào Động trụ trì, được xây dựng từ thời nhà Lê. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến nay chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ.

Ngôi chùa của làng Quảng Bá tĩnh lặng. Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm từng giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm ở đây. Đây cũng là nơi tôn thờ Đạo giáo. Công chúa Ngọc Tú bỏ phủ chúa Trịnh Tráng ra đây tu trì. Nhiều cán bộ cách mạng đã chọn ngôi chùa làm cơ sở an toàn để hoạt động chống Pháp giành độc lập dân tộc. Không chỉ ghi giữ nhiều dấu tích lịch sử của Phật giáo và cả Đạo giáo. Mà giờ đây ngôi chùa còn là nơi ghi dấu những con người hết mình gìn giữ những giá trị tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

CHÙA TẢO SÁCH

Nằm trong quần thể chùa, đình, phủ, miếu nổi tiếng ven Hồ Tây, Hà Tam quan Hà Nội, chùa Tảo Sách (hay còn gọi là Tào Sách, Linh Sơn tự) là một trong số những ngôi cổ tự khá hiếm hoi còn lại ở thủ đô vừa giữ được vẻ cổ kính, u tịch, trang nghiêm không gian Phật đài, vừa rất đẹp, cảnh sắc tốt tươi.

Chùa Tảo Sách còn có tên là Tào Sách, thuộc Sơn Môn và mang tên chữ là Linh Sơn tự. Ngôi chùa khi đó mang thiết chế tôn thờ của “Linh Sơn đạo” (một đạo du nhập từ triều Tống của Trung Quốc, mang đặc điểm cả Tam giáo là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo, rất được các đời vua Lê, chúa Trịnh tôn sùng). Năm 1994, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá và được duy tu, tôn tạo với đủ Nhà thờ Tổ, Trai phòng, Nhà thờ Mẫu, Điện thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát…, đặc biệt là dựng lại gác chuông, tam quan đậm nét kiến trúc dân gian, hài hoà cảnh trí như hiện nay.

CHÙA TÂY HỒ 

Trên đường vào Phủ Tây Hồ , phía bên phải , khuất sau một vườn cây rộng lớn , có một ngôi chùa cổ tuyệt đẹp , rất tĩnh lặng cho khách đến chiêm nghiệm cuộc đời khác hẳn vẻ ồn ào náo nhiệt bên Phủ Tây Hồ. Chùa gắn liền với Kinh thành Thăng long từ thời nhà Lý,phong cảnh trầm lắng bên hồ sen mát rượi.

NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ NỔI TIẾNG TẠI TP.HCM 

1. CHÙA MARIAMMAN - CHÙA ẨN

 

Những ngôi chùa cổ kính tại Việt Nam
Chùa Ẩn - Ảnh: Sưu tầm

 

Thực chất đây là một ngôi đền Hindu giao nhưng nhân dân quanh vùng thường gọi là Chùa Ấn. Đền có tên gốc là Mariamman, thờ nữ thần Mariamman, vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui… Mặt tiền màu sắc rực rỡ nổi bật so với các ngôi nhà xung quanh

Địa chỉ:  45 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1

2. PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG


Pháp viện thuộc hệ phái Khất sĩ, xây dựng vào năm 1968. Pháp viện có tôn trí hai pho tượng bằng đá cẩm thạch là tượng đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen cao 4,2 m và tượng Tổ sư Minh Đăng Quang. Trước chánh điện có đặt tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Di Lặc lộ thiên. Pháp viện là nơi ngày ngày nhân dân quanh vùng đến chiêm bái, lễ Phật.

Địa chỉ: 505 Hà Nội, P. An Phú, Q.2

Liên hệ: (08) 3899 1105, (08) 3887 5568

3. CHÙA XÁ LỢI

 

Những ngôi chùa cổ kính tại Việt Nam
Bạn hãy đến và hành hương - Ảnh: Sưu tầm

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, khánh thành năm 1958. Ngôi chùa 7 tầng này chính là nơi chứa xá lợi của Phật và là trung tâm xuất bản các ấn phẩm Phật giáo. Nhà sư Thích Quảng Đức, một trong những tu sĩ đã phản kháng bằng cách tự thiêu, được tưởng niệm gần nơi đây. Du khách có thể tham quan tòa tháp chuông 32m, lớn nhất Việt Nam.

Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan, Q. 3

Liên hệ: (08) 3930 7438, (08) 3930 0114

4 CHÙA VĨNH NGHIÊM


Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của Tp.HCM. Là nơi có tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam, với 7 tầng, cao 14 m. Tháp được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn, họa tiết điêu khắc phủ kín… tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý - Trần. Tại tầng trệt, có một nhà hàng khá nổi tiếng - Việt Chay.

Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 7, Q.3

5. CHÙA HOẰNG PHÁP


Nổi tiếng với khóa tu mùa hè dành cho teen. Chùa Hoằng Pháp, nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật giáo đến tham quan và tham gia các khóa tu Phật nhất. Trong đó có khóa tu hè trong vòng 7 ngày, rất được các teen hưởng ứng. Đến đây, bạn được học cách tự chăm sóc bản thân, biết yêu thương, chấp nhận những vấp ngã, khó khăn như là những điều tất yếu. Trong 7 ngày mọi kết nối bên ngoài đều bị cắt đứt, teen phải tập sống “cách ly” với gia đình, không TV, không điện thoại, không internet,…đặc biệt, đây là khóa tu hoàn toàn miễn phí.

Địa chỉ: Xã Tân Hiệp, Hóc Môn

6. CHÙA ĐỨC LÂM


Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, xây dựng từ năm 1744. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Pho tượng đức Phật A Di Đà được tôn trí ở giữa, hai bên có tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Trước có tượng đức Phật Thích Ca và hai vị Hộ Pháp hai bên. Chùa còn giữ được rất nhiều pho tượng gỗ cổ.

Địa chỉ: 111 đường Lạc Long Quân, phường 10, Q.Tân Bình.

Liên hệ: (08) 3860 2692

7. VIỆT NAM QUỐC TỰ


Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, xây dựng năm 1963. Tầng trệt là ngôi chánh điện, điện Phật được bài trí tôn nghiêm, chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng đứng trên tòa sen. Từ trai đường, có lối cầu thang đi lên 7 tầng lầu của tháp. Bên trong lầu 1 thờ tượng các đức Phật Thích Ca, A Di Đà và Dược Sư, bên ngoài thờ 30 vị Phật thiền định trên đài sen. Bốn góc sân có tượng Tứ Thiên Vương, phía sau thờ tượng Bồ tát Di Lặc.

Địa chỉ:16B đường 3 tháng 2, Q.10

Liên hệ: (08) 3865 2700, (08) 3864 2470

8. CHÙA GIÁC VIÊN


Chùa còn có tên là Quan Âm Các, Hố Đất, Tổ Đình, xây dựng năm 1798. Đến nay, Chùa Giác Viên còn giữ được sau chùa một cây Bạch mai cành lá sum suê, một ngôi miếu Ngũ hành và mấy ngôi tháp tổ. Chùa Giác Viên có kiến trúc tương tự như chùa Giác Lâm với mái 4 vạt thẳng, Phật điện ở giữa chùa, hai bên có 2 dãy nhà. Chùa có 153 pho tượng lớn nhỏ, đa số bằng gỗ được tạo thành trong 2 lần trùng tu vào các năm 1899 – 1902 và 1908 – 1910. Hiện chùa còn nhiều tác phẩm điêu khắc và chiếc giá võng của triều đình nhà Nguyễn tặng hòa thượng Hải Tịnh.

Địa chỉ: 161/85/20 Lạc Long Quân, Q.11

9. CHÙA KHÁNH VÂN NAM


Chùa Khánh Vân Nam Viện được xây dựng từ năm 1939 đến 1942. Đây là ngôi chùa đạo Lão duy nhất tại Việt Nam. Ngôi chùa có vẻ ngoài rất khác biệt với những bức tượng rực rỡ của các đệ tử đạo Lão. Tượng thờ chính tượng trưng Âm và Dương. Trên cao có bức tượng của Lão Tử cao 15m. Du khách nên dành thời gian ngắm bức tranh cơ thể con người được vẽ cách điệu như cảnh thôn quê, bắt đầu từ bao tử có hình dạng tựa người đàn ông cày ruộng và kết thúc với hình ảnh người đang ngồi thiền.

Địa chỉ: 269 Nguyễn Thị Nhỏ, P. 16, Q. 11
 
Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp
Các câu hỏi thường gặp
Tại Sóc Trăng có những ngôi chùa cổ kính nào?

- Sóc Trăng là nơi có nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng như Chùa Đất Sét, Chùa Đại Tòng Lâm, Chùa Bà Châu Đốc, Chùa Phật Ngọc, Chùa Đại Giác, Chùa Đại Hùng, Chùa Đại Ân...

Ngôi chùa cổ kính nào là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Sóc Trăng?

- Chùa Đất Sét là ngôi chùa cổ kính nổi tiếng nhất tại Sóc Trăng. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính lớn nhất và đẹp nhất ở miền Nam Việt Nam.

Chùa Đất Sét có điều gì đặc biệt?

- Chùa Đất Sét được xây dựng từ những viên đất sét nung chín, không sử dụng bất kỳ loại keo dán nào. Điều này làm cho ngôi chùa trở nên đặc biệt và thu hút du khách đến tham quan.

Người ta có thể tham quan Chùa Đất Sét vào thời gian nào trong ngày?

- Chùa Đất Sét mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày. Du khách có thể đến tham quan vào bất kỳ thời gian nào trong khoảng thời gian này.

Người ta có thể tham quan các ngôi chùa cổ kính khác tại Sóc Trăng trong một ngày không?

- Có thể, tuy nhiên để tham quan hết tất cả các ngôi chùa cổ kính tại Sóc Trăng, du khách nên dành ít nhất 2-3 ngày để có thể tham quan đầy đủ và trải nghiệm tốt nhất.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /445