Mytour blog
Tags:
du lịch hà nộikhám phá Sài Gònphố thụy khuêlàng thụy khuê
06/04/20238.4030

Phố Thuỵ Khuê năm 2024

Dọc theo mạn phía Tây của đường Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu từ ngã tư chợ Bưởi tập trung rất nhiều công trình cổ như cổng làng, đình, đền, chùa đem đến cho Thụy Khuê một nét đẹp rất riêng mà không con đường nào khác ở Hà Nội có được.


Giữa phố xá ồn ào, tấp nập, đây là con phố hiếm hoi của Hà Nội còn giữ lại những nét cổ, văn hóa truyền thống của thế hệ trước sau rất nhiều quy hoạch của thành phố.

 

Dọc theo con phố này là hàng chục các cổng làng, đình, đền với đôi câu đối hai bên và tên cổng được viết bằng chữ Nho bên trên mang đậm dấu ấn thời gian. Trong đó, có cái còn nguyên vẹn, có cái đã được tu bổ, khoác lên mình tấm áo mới. Ngược thời gian về trước cách đây nhiều thế kỉ, nơi đây tập trung nhiều ngôi làng của đất kinh thành Thăng Long. Những công trình này là di sản của những ngôi làng đã hình thành bên bờ Nam hồ Tây vốn được biết đến với tên gọi chung là Kẻ Bưởi.

Phố Thuỵ Khuê

Cổng đình làng Yên Thái, ngay ngã tư chợ Bưởi trên đường Thụy Khuê - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Nói đến phố Thụy Khuê, người ta nghĩ ngay đến kẻ Bưởi. Bắt đầu phải kể đến làng Thụy Khuê. Làng vốn là phường Thụy Chương - một trong 36 phường của kinh thành Thăng Long thời Lê. Phường xưa kia có nghề dệt vải và nghề nấu rượu có hương sen nổi tiếng.

 

Phố Thuỵ Khuê

Chếch về kia đường một đoạn là đền Long Tỉnh - Ảnh: Sưu tầm

 

Qua làng Thụy Khuê là tới Hồ Khẩu, chủ yếu sống bằng nghề làm giấy dó. Nối vào làng Hồ Khẩu là ba làng Kẻ Bưởi: Đông Xã, An Thọ và Yên Thái. Nay con phố này thuộc địa bàn phường Bưởi và phường Thụy Khuê.

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Phố Thuỵ Khuê

Đình làng An Thọ ở địa chỉ số 528 Thụy Khuê - Ảnh: Sưu tầm

 

Trước đây, hầu như làng nào của kẻ Bưởi cũng có cổng, ít thì một cái, có làng có đến vài cái cổng. Cổng làng mở ra vào những sớm mai, cuộc sống làng bắt đầu gõ nhịp. Mỗi cổng làng có một hình thức, một dáng vẻ riêng. Ngoài ghi tên cổng, có nhiều cổng làng còn có thêm câu đối hai bên. Điều này đã mang lại nhiều vẻ đa dạng của cổng làng kẻ Bưởi.

 

Phố Thuỵ Khuê

Trên đường Thụy Khuê có nhiều ngôi nhà vẫn giữ được mái ngói cổ kính thời xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

 Xem thêm: Khách sạn tại Tây Hồ

 

Đó là xưa kia, khi cái cổng làng còn vẹn nguyên ý nghĩa là một thiết chế lập làng. Trước hết, đó là một thiết chế an ninh, là nơi kiểm soát mọi sự xâm nhập từ bên ngoài vào cuộc sống sau luỹ tre làng, và ngược lại. Cổng làng còn là nơi để người dân biểu thị bản sắc của làng. Chỉ cần nhìn vào hàng chữ đó, người ta đã có thể hình dung được nghề dệt lụa ở ngôi làng này xưa đã từng có một thời phát triển cực thịnh.

  

Phố Thuỵ Khuê

Đình Đông Xã là di tích lịch sử đã được xếp hạng - Ảnh: Sưu tầm

 

Trên phố Thụy Khuê, đoạn cuối phố gần ra chợ Bưởi, phố Lạc Long Quân là nơi còn giữ lại được nhiều cổng làng nhất. Gần chục chiếc chỉ cách nhau từng đoạn nhỏ, mỗi chiếc một dáng vẻ riêng. Người dân ở phố bây giờ vẫn gọi những kiến trúc này với cái tên thân thuộc từ xưa: cổng Giếng, cổng Hầu, cổng Chùa, cổng Đông, cổng Cái, cổng Xanh...

 

Phố Thuỵ Khuê

Cổng chính của làng Hồ Khẩu hay còn được gọi là cổng Cái đã được trùng tu năm 1998 - Ảnh: Sưu tầm

 

Nhiều cổng làng đã được bảo quản, trùng tu và tôn tạo. Cổng Hầu được trùng tu năm 1998, cổng làng Hồ Khẩu được trùng tu đúng giá trị nguyên gốc, cũng thành nơi họp chợ vào mỗi buổi sáng. Những cái cổng với rất nhiều ý nghĩa như vậy, tuy lâu nay chưa từng được xếp hạng di tích nhưng nó vẫn luôn được xếp hạng một cách vô thức trong lòng người dân nơi đây. Chính vì thế, khi những thiết chế làng đang mất đi bởi sự đô thị hóa thì phần lớn ngôi làng vẫn giữ được cổng làng mà không cần có một tấm biển cấm bằng bê tông như ta vẫn thấy ở các công trình được xếp hạng. 

 

Phố Thuỵ Khuê

Trên đường Thụy Khuê còn có đền thờ Vệ Quốc đại vương thời Lý, niên hiệu Thiên Thuận được lập từ năm 1128 - Ảnh: Sưu tầm

 

Chiếc cổng làng - nơi có con đường chính đi vào những thôn xóm ngày xưa với những câu đối đón khách như thế vẫn còn lại khá nhiều ở nơi mà tên đất, tên làng đã trở nên quá đỗi thân quen với người Hà Nội.

 

Phố Thuỵ Khuê

Đền Voi Phục thuộc làng Thụy Khuê cũ, nơi thờ Uy Linh Lang Đại Vương - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội 

 

Ngày nay, dọc theo trục đường Thụy Khuê theo thứ tự là các làng Yên Thái, An Thọ, Đông Xã, Hồ Khẩu và Thụy Khuê. Không chỉ có các cổng làng cổ, trên con đường này còn có nhiều dấu ấn, nét cổ như các ngôi nhà với mái ngói rêu phong, những cánh cửa in dấu thời gian của những ngôi nhà cổ. Lâu nay nói đến nét cổ của Hà Nội, người ta hay nói nhiều đến phố cổ 36 phố phường, nhưng nếu ai đã khám phá và hiểu về lịch sử Hà Nội thì phố Thụy Khuê chứa nhiều nét cổ mà không con phố nào của Hà Nội có được.

 

Các câu hỏi thường gặp
Phố Thuỵ Khuê là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội không?

- Phố Thuỵ Khuê không phải là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội, tuy nhiên nơi đây có vị trí đẹp, gần Hồ Tây và nhiều khu vực du lịch khác.

Có những địa điểm du lịch nào gần Phố Thuỵ Khuê?

- Gần Phố Thuỵ Khuê có Hồ Tây, Chùa Trấn Quốc, Đền Quán Thánh, Lăng Bác, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Hà Nội,...

Phố Thuỵ Khuê có những khách sạn nào?

- Phố Thuỵ Khuê có nhiều khách sạn từ 2 đến 5 sao như: InterContinental Hanoi Westlake, Sheraton Hanoi Hotel, Somerset West Lake Hanoi, Elegant Suites Westlake, Hanoi Club Hotel & Lake Palais Residences,...

Có những món ăn đặc trưng nào ở Phố Thuỵ Khuê?

- Phố Thuỵ Khuê không có món ăn đặc trưng riêng, tuy nhiên bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc trưng của Hà Nội như phở, bún chả, nem rán, bánh cuốn, chả cá Lã Vọng,...

Phố Thuỵ Khuê có giao thông thuận tiện không?

- Phố Thuỵ Khuê có giao thông thuận tiện, bạn có thể di chuyển bằng xe bus, taxi hoặc xe máy. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm thì giao thông có thể tắc nghẽn.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /406