Mytour blog
Tags:
du lịch Sóc Trăngkhám phá sóc trăng
06/04/20232.0910

Sóc Trăng năm 2024

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Khleang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Khleang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Khleang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang).
Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3.223,3 km². dân số (theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009) là 1.289.441 người. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có khoảng 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước.





 


Đại Nam nhất thống chí viết về sông Ba Xuyên thuộc địa bàn tỉnh An Giang nhà Nguyễn như sau: "... Sông Ba Xuyên ở phía Nam hạ lưu sông Hậu Giang, cách huyện Vĩnh Định 8 dặm về phía Bắc, trước là sông Ba Thắc, rộng 15 trượng sâu 8 thước, đi về phía Nam 15 dặm, đổ ra cửa biển Ba Xuyên, đi về phía Tây 60 dặm đến trường Tàu, tức là chỗ tàu biển đỗ. Ở đây người Trung Quốc và người Cao Miên ở lẫn lộn, chợ phố liên tiếp, lại 65 dặm đến ngã ba sông Nguyệt, tục gọi là Sóc Trăng, ... Năm Kỷ Dậu (1789) hồi đầu thời trung hưng đặt bảo Trấn Di ở phía Bắc sông Ba Thắc, tức sông này."

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hậu Giang


Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /524