Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhkhám phá Sài Gòndi tích lịch sửlễ hội sự kiện đền chùalễ hội chùa ông bổn
06/04/20233.6430

Tham gia Lễ Hội chùa ông Bổn năm 2025

Chùa ông Bổn của người Hoa ở Chợ Lớn, còn gọi là Nhị phủ miếu, tọa lạc tại đường Hải Thượng Lẫn Ông, quận 5 (TP. Hồ Chí Minh)

 

Tham gia Lễ Hội chùa ông BổnChùa Ông Bổn còn có tên gọi khác là Nhị Miếu Phủ


Chùa ông Bổn của người Hoa ở Chợ Lớn, còn gọi là Nhị phủ miếu, tọa lạc tại đường Hải Thượng Lẫn Ông, quận 5 (TP. Hồ Chí Minh). Chùa có vị trí quan yếu đối với người Hoa gốc Phúc Kiến ở quận 5... Theo tài liệu của Lý Văn Hùng trong Gia Định tràng Phật Tích cổ thì ông Bổn chính là Châu Đạt Quan, một viên quan của triều đình Trung Hoa đời nhà Nguyên, thế kỷ thứ XIII.

 

Tham gia Lễ Hội chùa ông BổnChánh điện của Chùa


Ông tham gia các sứ bộ Trung Hoa đến nhiều nước ở Đông Nam Á, trong đó có vùng đất nam Việt Nam và Chân Lạp. Ông là nhà viết sử và nhà du ký... nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Từ miền Chân Lạp trở về, ông viết quyển Chân Lạp phong thổ ký (ghi chép về phong tục, đất đai và con người) mô tả vùng đất cực nam Đông Dương thế kỷ XIII...

 

Tham gia Lễ Hội chùa ông BổnChùa được công nhận di tích lịch sử - văn hóa

 

Tham gia Lễ Hội chùa ông Bổn

Chùa sở hữu nhiều cổ vật


Hàng năm, chùa Ông Bổn có nhiều ngày lễ hội lớn. Đặc biệt ngày lễ chính của chùa là rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám theo âm lịch. Theo Ban trị sự của chùa, đó là ngày sinh và ngày mất của ông Bổn. Lễ vật cúng ông Bổn thường là heo quay, heo sống, gà luộc, hoa trái, nhang đèn v.v... Ngươi Hoa phần lớn là người gốc Phúc Kiến đem lễ vật đến chùa cúng rất đông. Bà con người Hoa thường mua những vòng hương thắp cúng treo khắp vòm trần chùa tỏa khói thơm nghi ngút suốt nhiều tháng.

Ngoài hai ngày lễ chính, chùa Ông Bổn cũng có một số bà con người Hoa đến cúng chùa vào dịp Tết Nguyên đán, Nguyên Tiêu, Rằm tháng Chạp... Người Hoa ở thành phố tới lễ chùa, dự hội rất đông vui. Thường vào dịp tết Nguyên Đán, các đội múa Rồng đến tổ chức biểu diễn múa ngay sân chùa thu hút hàng ngàn người xem. Các đội võ thuật, thể dục thể thao, cũng thường tổ chức các cuộc thi đấu tại sân chùa.


Tham gia Lễ Hội chùa ông Bổn

Bà con tới trả lễ

 

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh


Vào Rằm tháng Giêng một số bà con người Hoa đến lễ chùa và xin vay mượn tiền của các vị thần thánh trong chùa như Ông Bổn, Quan Công để làm ăn buôn bán. Sự vay mượn này có tính chất tượng trưng, nhưng đến cuối năm vào Rằm tháng Chạp, bà con đến chùa trả lễ đầy đủ cả vốn lẫn lời bằng số tiền mặt bỏ vào các thùng phước sương. Vào dịp này số người đến chùa Ông Bổn, cũng như nhiều chùa khác xin xăm, bói toán khá nhộn nhịp. Phải chăng, những trò diễn, sinh hoạt văn hóa này là những nhánh tầm gửi mọc trên một cành cây, cần phải trừ bỏ một cách thấu tình đạt lý?

Thời gian: 15/8 âm lịch.
Địa điểm: Đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Ông Bổn, Quan Công, Quan Thế Âm, Bà Chúa Sanh.
Đặc điểm: Lễ dâng hương.

 
Các câu hỏi thường gặp
Lễ Hội chùa ông Bổn là gì?

Lễ Hội chùa ông Bổn là một lễ hội truyền thống được tổ chức tại chùa ông Bổn, quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Miền Nam vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ Hội chùa ông Bổn diễn ra trong bao lâu?

Lễ Hội chùa ông Bổn diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch.

Các hoạt động trong Lễ Hội chùa ông Bổn bao gồm gì?

Các hoạt động trong Lễ Hội chùa ông Bổn bao gồm lễ cúng, lễ hội, trình diễn nghệ thuật, chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian, ẩm thực và mua sắm.

Lễ Hội chùa ông Bổn có phí tham gia không?

Không, Lễ Hội chùa ông Bổn không thu phí tham gia.

Lễ Hội chùa ông Bổn nằm ở đâu?

Lễ Hội chùa ông Bổn nằm tại số 264-266 Lê Văn Lương, phường Tân Quy, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /214