Mytour blog
Tags:
ẩm thực miền tâyLẩu cá kèo lá giangLẩu vịt nấu chao
06/04/20233.3270

Thanh chua ngọt lịm hương vị lẩu miền Tây - Phần 2 năm 2024

Miền Tây, nhắc tới miền Tây nổi tiếng với cảnh quan mùa nước nổi, những miệt vườn nặng trĩu trái cây tươi ngon, những ghe hàng tấp nập chợ nổi sáng sớm… và còn nhờ những món ăn đậm hương vị miền sông nước, đặc biệt là lẩu. Ai đã từng tới miền Tây chắc chắn không thể bỏ qua món ăn nghe “sang” với người đồng bằng, nhưng vô cùng dân dã ở miền Tây.

 

Món lẩu dân dã đậm chất miền Tây

Món lẩu dân dã đậm chất miền Tây - Ảnh: sưu tầm

 

Miền Tây có những món lẩu ngon nức tiếng

Miền Tây có những món lẩu ngon nức tiếng - Ảnh: sưu tầm

 

Mời bạn xem Thanh chua ngọt lịm hương vị lẩu miền Tây - Phần 1

 

4. LẨU CÁ KÈO LÁ GIANG

 

Lẩu cá kèo lá giang có vị chua chua thanh thanh khó lẫn. Thoạt nhìn qua, nhiều người sẽ e ngại những con cá nhỏ xíu bằng ngón tay cái, da nhớt, bỏ trực tiếp vào nồi lẩu khi còn sống, khi ăn sẽ bị tanh. Tuy nhiên, miếng cá khi chín rất ngọt thịt, mềm và không có xương dăm nên khá dễ ăn.

 

Lẩu cá kèo lá giang

Lẩu cá kèo lá giang - Ảnh: dealxinh

 

Có thể thực khách sẽ e dè khi thấy những chú cá kèo sống

Có thể thực khách sẽ e dè khi thấy những chú cá kèo sống - Ảnh: hotdeals

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang

 

Các món miền Tây có nguyên liệu tươi sống, mơn mởn nên không cần quá cầu kỳ trong cách chế biến mà vẫn rất ngon miệng. Nồi lẩu cá kèo chỉ có hai thành phần chính, một là cá kèo, hai là rau gia vị, bao gồm hoa chuối, rau đắng, giá đỗ, rau muống chẻ. Góp phần vào hương vị đặc biệt của món lẩu cá kèo chính là nồi nước dùng gồm 2 thành phần chính là lá giang với vị chua chua chát chát như lá chè và rau đắng. Chỉ vậy thôi nhưng tạo ra hương vị ngon khó cưỡng cho bất kỳ ai từng có cơ hội thưởng thức.

 

Cá kèo còn sống trước khi thả vào nồi

Cá kèo còn sống trước khi thả vào nồi - Ảnh: xonefm

 

Điều đặc biệt là cá kèo còn sống trước khi thả vào nồi. Do vậy, con cá vẫn còn nguyên ruột và mật khi ăn. Bạn có thể không quên vị đắng của mật cá, nhưng có lẽ một chút đắng đắng của mật cá cùng rau đắng, vị mềm ngọt, thơm thơm của thịt cá hòa quyện trong nước lẩu lá giang chua nhẹ lại tạo nên hương vị riêng của nồi lẩu cá kèo lá giang.

 

Cá kèo sẽ còn nguyên ruột và mật khi ăn

Cá kèo sẽ còn nguyên ruột và mật khi ăn - Ảnh: sưu tầm

 

Lẩu cá kèo lá giang ngon nức lòng thực khách

Lẩu cá kèo lá giang ngon nức lòng thực khách - Ảnh: sưu tầm

 

Lẩu cá kèo xuất hiện nhiều ở các nhà hàng từ Nam ra Bắc

Lẩu cá kèo xuất hiện nhiều ở các nhà hàng từ Nam ra Bắc - Ảnh: sưu tầm

 

Lẩu cá kèo cũng được ăn kèm với bún

Lẩu cá kèo cũng được ăn kèm với bún - Ảnh: hotdeal

 

Thịt cá kèo còn được chấm với loại mắm me chua ngọt, đặc trưng của miền sông nước Nam bộ. Thứ mắm me được làm từ me chín, tỏi, ớt, gừng băm nguyễn và nước mắm tạo thành thứ nước chấm sền sệt sẽ khiến hương vị của cá kèo thêm ngon, thêm ngọt khiến thực khách mê lòng.

 

Cá kèo chấm nước mắm me chua ngọt

Cá kèo chấm nước mắm me chua ngọt - Ảnh: ngoisao

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Cần Thơ

 

5. LẨU LƯƠN

 

Lẩu lươn miền Tây cũng là lẩu chua, nhưng không dùng lá giang tạo vị chua mà dùng cơm mẻ, me xanh, trái giác… tùy theo quán. Lươn ăn lẩu là lươn sống, khi ăn thả vào. Rau ăn kèm lẩu lươn không thể thiếu bắp chuối bào, ngoài ra còn có rau muống, rau nhút, kèo nèo, giá, bạc hà, đậu bắp…

 

Vị chua trong lẩu lươn là nhờ cơm mẻ, me xanh, trái giác

Vị chua trong lẩu lươn là nhờ cơm mẻ, me xanh, trái giác - Ảnh: mientayquan

 

Lẩu ngon tùy thuộc vào nêm nếm nước lẩu, phải đủ vị chua cay ngọt mặn nhưng lại không giống canh chua bình thường. Lươn và bắp chuối cũng phải thật tươi ngon thì món lẩu mới đủ sức hấp dẫn thực khách.

 

Lẩu lươn ngon đúng điệu

Lẩu lươn ngon đúng điệu - Ảnh: vietfun

 

6. LẨU VỊT NẤU CHAO

 

Lẩu vịt nấu chao là món ăn đặc sản mang hương vị miền Tây có sự hòa trộn giữa 4 loại gia vị lên men chủ lực là rượu trắng, gừng già, chao trắng và chao đỏ tẩm ướp trong 4 tiếng để tạo nên hương vị độc đáo mà không thể có ở bất kì món nào khác. Thoạt nhìn vào nồi lẩu, bạn sẽ cảm thấy khó cưỡng bởi nước lèo thanh ngọt, có màu vàng sánh đẹp mắt, màu vịt hơi đỏ mận làm kích thích vị giác và thị giác của thực khách.

 

Lẩu vịt nấu chao hấp dẫn thực khách

Lẩu vịt nấu chao hấp dẫn thực khách - Ảnh: Flyfood

 

Nước lẩu nấu bằng chao nên có vị rất lạ. Với món này, người ta thường dùng vịt xiêm hay vịt cỏ, thịt ngọt và chắc, hầm chung với khoai môn bùi, khi ăn miếng thịt dai ngọt rất ngon. Lẩu vịt nấu chao sẽ ăn kèm với khoai môn cao, cải bẹ xanh, rau muống và bún tươi tạo nên món ăn có mùi thơm đặc trưng, hương vị đậm đà, cảm nhận thịt vịt săn chắc và gia vị thấm sâu vào thịt.

 

Vịt thường được hầm chung với khoai môn

Vịt thường được hầm chung với khoai môn - Ảnh: mailancuctruc

 

Một dạng biến tấu của lẩu vịt nấu chao tùy vùng miền

Một dạng biến tấu của lẩu vịt nấu chao tùy vùng miền - Ảnh: diadiemanuong

 

Nồi lẩu vịt nấu chao này chỉ có giá 150 nghìn

Nồi lẩu vịt nấu chao này chỉ có giá 150 nghìn - Ảnh: sưu tầm

 

Thêm rau vào và thưởng thức

Thêm rau vào và thưởng thức - Ảnh: sưu tầm

 

Lẩu vịt nấu chao ăn kèm bún

Lẩu vịt nấu chao ăn kèm bún - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cần Thơ giá rẻ

 

Ẩm thực miền Tây chưa bao giờ phai nhạt trong lòng du khách từng ghé thăm. Các món lẩu miền Tây vì thế càng ghi dấu ấn sâu đậm đối với người thưởng thức. Một nồi lẩu miền Tây không hề đắt đỏ, sử dụng những nguyên liệu đặc sản vùng miền ăn trong thứ thời tiết mát mẻ vùng sông nước sẽ là một trong những điểm nhấn khiến cho đôi chân du khách thôi thúc tìm về Nam Bộ.

 

Hoa Cát – Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /376